Vận dụng thành ngữ, tục ngữ góp phần bộc lộ quan điểm nhìn đời sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 70 - 73)

9. Bố cục của luận văn

3.1.3. Vận dụng thành ngữ, tục ngữ góp phần bộc lộ quan điểm nhìn đời sâu

sắc của nhà văn

Quan điểm có thể được hiểu đơn giản là cách nhìn nhận, đánh giá của cá nhân. Mỗi nhà văn, trước khi cầm bút đều có những quan điểm riêng chi phối

cho cách viết và nội dung viết trong tác phẩm. Người đọc lại tiếp nhận tác phẩm theo hướng ngược lại. Đi từ nội dung và nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm để tìm ra quan điểm mà nhà văn thể hiện trong đó. Theo cách tiếp cận trên, dựa trên sự đánh giá về nội dung của những câu thành ngữ, tục ngữ mà nhà văn sử dụng, chúng tôi nhận thấy, thông qua đó, quan điểm nhìn đời và nhận người của nhà văn đã hé lộ phần nào.

Hồ Anh Thái thể hiện là một nhà văn rất nhạy cảm với những biến đổi của cuộc sống xã hội thời kì đổi mới. Được ví là giống Vũ Trọng Phụng, Hồ Anh Thái nhạy cảm hơn cả với mặt trái nhức nhối bên trong xã hội tưởng là bình yên, hạnh phúc. Ông bóc tách những thói hư tật xấu, những hạn chế trong cách ứng xử của con người thời đại mới. Ông đưa ra cách để người ta soi vào mà biết đúng sai và ứng xử sao cho đúng. Cách đơn giản mà lại hiệu quả chính là mượn kho tàng kinh nghiệm ứng xử quý báu của thành ngữ, tục ngữ để làm bài học, làm minh chứng. Qua đó cũng thể hiện được quan điểm nhìn nhận cuộc đời và con người của nhà văn.

Mặc dù mỗi câu thành ngữ, tục ngữ được sử dụng ứng với từng hoàn cảnh cụ thể, thế nhưng sức khái quát của nó đã vượt ra khỏi phạm vi của hoàn cảnh ấy. Nhà văn mượn lời nhận xét của một nàng công chúa Ấn Độ để khái quát sự thật đang diễn ra trong xã hội mới: “Thôi thì ở hiền gặp lành (…). Hiền không bao giờ gặp lành” [43, tr.42]. Nhà văn khá tỉnh táo khi đánh giá sự thật đi trái với bài học của cha ông đã đúc kết. Gắn với xã hội mới, rõ ràng chúng ta thấy không phải bao giờ ở hiền cũng gặp lành. Thậm chí, những kẻ mưu mô toan tính, độc ác lại gặp nhiều may mắn, được hưởng cuộc sống giàu sang. Vì xã hội đã đổi thay. Đồng tiền khiến con người ta trở nên giả dối và toan tính nhiều. Đến một cô osin ở quê lên thành phố, học thức kém, còn nhận thấy rõ “Đói thì khó sạch rách thì khó thơm” [50, tr. 47]. Nghĩa là cách sống và lối

nghĩ của con người đã thay đổi rất nhiều. Hồ Anh Thái đã nhận ra điều đó. Chính vì vậy mà nhà văn mới sử dụng câu tục ngữ cải biến “Tránh người chẳng xấu mặt nào” để khuyên con người cách ứng xử thông minh trong xã hội nhiều mưu mô toan tính này.

Bản chất xã hội đổi khác, những con người suy đồi về nhân cách thì hay được vươn lên thành những ông Kễnh, ông Víp, ông Cốp. Nó tương tự như kiểu Xuân tóc đỏ gặp may bước chân vào xã hội thượng lưu và được xã hội ấy nâng đỡ dần lên trên từng bước danh vọng. Nhà văn đã cho thấy sự đi lên một cách dễ dàng này: “Cứ thế ông lên như diều gặp gió” [48, tr. 152]. Thế nhưng cái gì dễ dàng đến thì thường không bền lâu. Nhà văn đã chỉ ra hậu quả của quá trình ấy là sự trở về với điểm xuất phát ban đầu. Mọi toan tính của con người, dù có khôn ngoan thế nào cũng không lại được với sự sắp đặt của ông trời. Thế nên “Khôn ngoan chẳng lại với giời” [48, tr. 66]. Những toan tính, mưu mô đạt được kết quả nhưng cũng nhanh chóng tiêu tan. Điều này được thể hiện qua nội dung của câu thành ngữ “Của thiên trả địa” mà nhà văn sử dụng nhiều lần. Tổng số có 5 lần nhà văn sử dụng câu thành ngữ này ở cả dạng nguyên vẹn và dạng cải biến:

“Của thiên phải trả cho thiên, của địa phải trả cho địa” [42, tr. 96]

“Của thiên lại trả địa” [44, tr. 52]

“Của thiên trả địa trả thủy” [48, tr. 52]

“Của thiên trả địa” [48, tr. 249]

“Của thiên trả địa” [48, tr. 330]

Sự lặp lại câu thành ngữ này thể hiện quan điểm nhìn đời sâu sắc của nhà văn: Mọi thứ trong cuộc đời, nếu không có được bằng chính sự nỗ lực, cố gắng một cách chân chính thì dù đạt được dễ dàng nhưng không bền vững. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với cuộc sống thời đại mới, nhất là thời kì bắt đầu

chuyển sang nền kinh tế thị trường. Người đọc từ đó có thể tự rút ra bài học để tự tìm cho mình một lối sống trong sạch, tự tin vươn lên bằng chính bản thân để tìm được những giá trị sống tích cực, lâu bền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)