Khái quát chung về việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 36 - 39)

9. Bố cục của luận văn

2.1. Khái quát chung về việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Hồ

2.1. Khái quát chung về việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Hồ Anh Thái của Hồ Anh Thái

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 9 tiểu thuyết và 5 tập truyện ngắn. Số liệu chúng tôi thống kê được như sau: tổng số thành ngữ, tục ngữ được sử dụng là 483 câu với tần số xuất hiện là 678 lần. Chúng tôi đã đưa ra 2 bảng khảo sát, phân loại cụ thể:

Bảng 2.1.1. Bảng thống kê số lượng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Hồ Anh Thái

Đối tượng thống kê Số lượng Tần số sử dụng

Thành ngữ 310 434

Tục ngữ 173 244

Qua số liệu trên cho thấy, trong sáng tác của Hồ Anh Thái, tác giả sử dụng thành ngữ nhiều hơn tục ngữ. Nhiều hơn cả về số câu và tần số sử dụng. Đáng chú ý là trong tổng số 678 lần sử dụng thành ngữ tục ngữ thì chỉ có 36 lần sử dụng thành ngữ, 4 lần sử dụng tục ngữ là thành ngữ, tục ngữ Hán Việt. Còn lại 638 lần sử dụng đều là thành ngữ, tục ngữ thuần Việt do ông cha ta sáng tạo từ thực tiễn đời sống hàng ngày, bằng chính lời ăn tiếng nói bình dị của mình.

Dù là thành ngữ, tục ngữ thuần Việt hay Hán Việt thì trong các sáng tác của Hồ Anh Thái, chúng cũng được đưa vào sử dụng một cách hợp lý, tạo hiệu quả nghệ thuật cao. Có nhiều câu thành ngữ, tục ngữ được Hồ Anh Thái sử dụng lặp đi lặp lại trong tác phẩm, như: Mặt hoa da phấn (5 lần); Lọt sàng xuống nia (3 lần); Thân tàn ma dại (7 lần); Lòng người khó đoán nông sâu (3 lần); Con chăm cha không bằng bà chăm ông (3 lần); Tấc đất tấc vàng (4 lần);

địa (5 lần); Ăn đời ở kiếp (4 lần); Suy bụng ta ra bụng người (3 lần); Ngựa quen đường cũ (5 lần); Lao tâm khổ tứ (3 lần); Bán tín bán nghi (2 lần)….Những câu thành ngữ, tục ngữ giống nhau được lặp đi lặp lại ở những tác phẩm khác nhau, với những cách sử dụng không giống nhau nhưng đều mang lại hiệu quả cao cho những trang văn của tác giả. Điều đó cho thấy sức sống và sức mạnh kì diệu của kho tàng trí khôn dân tộc đối với văn chương của Hồ Anh Thái nói riêng và của văn chương đương đại nói chung.

Cũng từ kết quả khảo sát 9 tiểu thuyết và 5 tập truyện ngắn, người viết đã thống kê được tần số sử dụng thành ngữ, tục ngữ cụ thể ở từng thể loại như sau:

Bảng 2.1.2. Bảng thống kê tần số sử dụng thành ngữ, tục ngữ ở từng thể loại trong sáng tác của Hồ Anh Thái

Thể loại Tên tác phẩm Tần số sử dụng Số trang Tỉ lệ tính trên trang văn bản Tiểu thuyết

Cõi người rung chuông tận thế 25 241 0,1

Dấu về gió xóa 37 215 0,17

Đức Phật, nàng Savitri và tôi 67 403 0,16

Mười lẻ một đêm 73 240 0,3

Những đứa con rải rác trên đường 76 426 0,17

Người đàn bà trên đảo 20 187 0,1

Người và xe chạy dưới ánh trăng 24 325 0,07

SBC là săn bắt chuột 124 343 0,36

Trong sương hồng hiện ra 17 181 0,09

Truyện ngắn (tập truyện

ngắn)

Bốn lối vào nhà cười 68 210 0,32

Mảnh vỡ của đàn ông 24 290 0,08

Người bên này trời bên ấy 23 239 0,09

Tiếng thở dài qua rừng kim tước 30 242 0,12

Qua bảng khảo sát thống kê 2.1.2, chúng tôi nhận thấy Hồ Anh Thái sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong tiểu thuyết nhiều hơn gấp 3 lần sử dụng trong truyện ngắn (Tổng số sử dụng trong tiểu thuyết là 463 lần, trong truyện của 5 tập truyện ngắn là 215 lần).

Tần số xuất hiện của thành ngữ, tục ngữ tính theo trang văn bản trong các tác phẩm là chưa đồng đều. Có tác phẩm tần số cao nhưng cũng có tác phẩm tần số vẫn còn thấp. Tỉ lệ xuất hiện tính trên trang văn bản, ở một số tác phẩm cao. Bao gồm các tác phẩm: Mười lẻ một đêm; SBC là săn bắt chuột; Bốn lối vào nhà cười; Tự sự 265 ngày. Các tác phẩm có tỉ lệ thấp bao gồm:

Người và xe chạy dưới ánh trăng; Trong sương hồng hiện ra; Mảnh vỡ của đàn ông; Người bên này trời bên ấy.

Trong tổng số 9 tiểu thuyết chỉ có duy nhất tiểu thuyết “Trong sương hồng hiện ra” có dưới 20 lần sử dụng thành ngữ, tục ngữ. Ngay ở cả tiểu thuyết viết về đề tài đức Phật cao siêu là tác phẩm “Đức phật, nàng Sivitri và tôi”, số lần sử dụng thành ngữ, tục ngữ cũng tới 67 lần. Chính vì dùng chất liệu dân gian của dân tộc mình như vậy khiến người đọc có cảm giác gần gũi thân quen như chính tác giả đang viết về văn hóa dân tộc mình chứ không thấy quá xa lạ, huyền bí. Đặc biệt, trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, ở cuốn tiểu thuyết nào mà tác giả viết về con người, xã hội với giọng trào lộng hài hước thì ở đó số lượng thành ngữ, tục ngữ xuất hiện nhiều hơn hẳn. Đó là các tiểu thuyết: “Mười lẻ một đêm”; “Những đứa con rải rác trên đường”; “SBC là săn bắt chuột”. Việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ đã góp phần tạo nên giọng điệu riêng của Hồ Anh Thái trong các tác phẩm này. Chúng góp phần giúp cho ngòi bút của tác giả cứ “trơn lướt” mà tả, mà vẽ để tạo nên thành công cho các tiểu thuyết của ông.

Trong tổng số 5 tập truyện ngắn, gồm tổng là 63 truyện, chúng tôi nhận thấy số lượng truyện ngắn không sử dụng thành ngữ, tục ngữ, so với tổng số truyện, là ít. Cụ thể: Tập “Bốn lối vào nhà cười” có 2/11 truyện; “Mảnh vỡ của đàn ông” có 5/12 truyện; “Người bên này trời bên ấy” có 5/18 truyện; “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” có 2/11truyện; “Tự sự 265 ngày” có 1/11 truyện. Qua số liệu trên cho thấy, Hồ Anh Thái thường xuyên sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong khi sáng tạo tác phẩm văn chương. Dù viết về nhiều đề tài, khai thác nhiều câu chuyện cuộc sống khác nhau, nhưng lúc nào Hồ Anh Thái cũng dành sự “ưu ái” cho thành ngữ, tục ngữ của dân tộc một chỗ đứng đặc biệt để góp phần tạo nên sự cuốn hút riêng trong giọng văn của mình.

Nhìn vào kết quả thống kê, chúng ta thấy tần số sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái khá cao. Điều này cho thấy vấn đề sử dụng thành ngữ, tục ngữ ở nhà văn là một tín hiệu nghệ thuật ổn định trong quá trình sáng tạo. Chắc chắn nhà văn đã ý thức được những giá trị mà thành ngữ, tục ngữ mang lại khi được sử dụng phù hợp trong tác phẩm văn chương hiện đại. Cho nên, vấn đề chúng tôi quan tâm không đơn giản chỉ ở tần số sử dụng thành ngữ, tục ngữ mà còn là ở giá trị thẩm mỹ, giá trị biểu đạt, sự thể hiện của phong cách nhà văn, quan niệm của nhà văn thông qua đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của hồ anh thái (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)