Một số hàm ý chính sách nhằm đạt được hiệu quả cao cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các cấu trúc vốn và sở hữu đến hiệu quả hoạt các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 90)

Một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ không thích hợp sẽ thiếu sự linh hoạt tài chính và sẽ rất nhạy cảm với các cú sốc kinh tế, nếu doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ nhiều cũng rất khó để vay thêm tiền để trang trải các khoản chi phí. Các doanh nghiệp muốn phát triển cần có sự cân bằng giữa nguồn tài trợ nội bộ và nợ bên ngoài với tỷ lệ tài trợ bằng vốn chủ sở hữu cao hơn, nhằm tránh những rủi ro trong kinh doanh khi xảy ra những biến động kinh tế.

Vì vậy doanh nghiệp sử dụng nợ vay sẽ có lợi ích hơn so với các doanh nghiệp phụ thuộc vào vốn chủ sở hữu, do chi phí sử dụng vốn chủ được xem là cao hơn so với sử dụng nợ. Thuế là một yếu tố giúp cho các doanh nghiệp vay nợ thì có nhiều ưu điểm hơn sử dụng vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp sử dụng nợ thì chi phí lãi vay được khấu trừ khỏi thu nhập hoạt động trước khi thu nhập bị đánh thuế. Vì vậy, thuế là một lợi thế khi doanh nghiệp sử dụng nợ vay.

Tuy nhiên, rủi ro tài chính và chi phí vốn cũng gia tăng cùng với việc sử dụng nhiều nợ. Do đó, cần có sự cân đối giữa tỷ số nợ ngắn hạn và tỷ số nợ dài hạn để tránh áp lực thanh toán, đảm bảo khả năng thanh khoản cho doanh nghiệp. Cấu trúc vốn tối ưu được đề xuất là tối thiểu hóa WACC và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

Việc sử dụng vốn có hiệu quả là một động lực tiên quyết giúp công ty phát triển không ngừng thể hiện thông qua sự ổn định về quy mô vốn lớn và sự gia tăng vốn chủ sổ hữu từ bổ sung lợi nhuận giữ lại và đi và đi vay nợ bên ngoài. Rõ ràng hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề trung tâm của công tác quản lý kinh tế, vì thế nó là vấn đề mang tính bức thiết của quá trình phát triển doanh nghiệp.

Tuy vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào dù có đang phát triển thì vẫn không thể tránh khỏi những khuyết điểm. Hơn nữa những rủi ro tài chính như rủi ro kinh doanh vẫn luôn rình rập và sẽ xảy ra bất kỳ lúc nào nếu doanh nghiệp lơ là công tác quản lý sử dụng vốn. Vì vậy công ty cần luôn chú trọng đổi mới công tác quản lý tài chính, hướng cơ cấu vốn đến cơ cấu vốn tối ưu, kiểm tra thường xuyên các hoạt động sử dụng vốn, đàm bảo hiệu quả sử dụng vốn ngày càng được nâng cao và giảm thiểu về mặt tài chính cũng như rủi ro về kinh doanh.

Tỷ số tài sản cố định hữu hình và vô hình tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Do đó, các công ty khi muốn gia tăng tài sản cố định thì cần xem xét tới nguồn hình thành tài sản cũng như so sánh lợi ích và chi phí để có quyết định hợp lý, tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh.

Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp nên mở rộng mạng lưới phân phối, mở rộng quy mô sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.

Việc sở hữu nhà quản trị càng cao làm cho hoạt động doanh nghiệp càng kém hiệu quả chủ yếu là do vấn đề đạo đức kinh doanh. Vì thế để hạn chế vấn đề này cần phải có những biện pháp cải thiện vấn đề đạo đức trong kinh doanh:

Hoàn thiện khung luật pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh. Hiện nay, có tình trạng chưa đủ quy định về pháp lý đối với những vi phạm trong đạo đức kinh doanh, thủ tục pháp lý chưa được quy chuẩn rõ ràng nên khó xử lý khi phát hiện vi phạm, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe và ngăn chặn các biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh, từ đó dẫn đến tình trạng “nhờn luật”, cố tình vi phạm nhưng các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong xử lý.

Tăng cường phổ biến và giáo dục về đạo đức kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh, từng cá nhân doanh nghiệp, doanh nhân để họ có nhận thức đúng và đầy đủ về các quy định luật pháp, trách nhiệm cũng như đạo đức kinh doanh. Bên cạnh đó cũng

cần giáo dục nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và toàn xã hội về những quy định của pháp luật và vấn đề đạo đức kinh doanh để người tiêu dùng và khách hàng (thường được gọi là “thượng đế”) có thể giám sát việc tuân thủ luật pháp và những chuẩn mực về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân.

Cần có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân nâng cao đạo đức kinh doanh. Nhà nước cần phổ biến Bộ Tiêu chí về đạo đức kinh doanh để thực thi rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và toàn xã hội; tiến hành một cuộc vận động thường xuyên về xây dựng và thực hiện đạo đức kinh doanh; áp dụng những hình thức tôn vinh xứng đáng các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện xuất sắc những chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.

5.3 Hạn chế của bài nghiên cứu

Tuy đạt được những kết quả có ý nghĩa, tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế sau:

 Thứ nhất: Mô hình DEA chỉ xác định được mức kỹ thuật tương đối chứ không phải tuyệt đối. Ngoài ra, phương pháp này còn khá nhạy cảm với các biến đầu vào và đầu ra.

 Thứ hai: Bài nghiên cứu còn có những biến không có ý nghĩa hoặc tác động khá yếu. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do dữ liệu, độ trễ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Ngoài ra do hạn chế về mặt thu thập số liệu nên bài nghiên cứu chưa xem xét tới các doanh nghiệp không niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán như: các doanh nghiệp gia đình, hộ kinh doanh, sở hữu nhà nước hay các công ty nước ngoài….

Từ những hạn chế này, bài nghiên cứu tiếp theo nên xem xét chính xác và rõ ràng hơn. Cần mở rộng quy mô nghiên cứu tới tất cả các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam. đồng thời xem xét tới tác động của khủng hoảng kinh tế. Thêm vào đó sử dụng

phương pháp DEA cần đưa thêm nhiều biến đầu vào và đầu ra hơn để không loại bỏ bất cứ một yếu tố nào.

Tóm lại, những gợi ý nêu trên và việc khắc phục những hạn chế của bài nghiên cứu này đều có thể là những hướng nghiên cứu tiềm năng trong tương lai, góp phần hoàn thiện bộ lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, cấu trúc vốn và thành quả hoạt động trên thế giới nói chung cũng như ở thị trường Việt Nam nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT:

1. Lưu Thị Hương (2012). Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế Quốc Dân.

2. Trần Minh Trí và Dương Như Hùng (2011). Ảnh hưởng của tỉ lệ sở hữu quản

trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE, tạp chí Phát triển

Khoa học và Công nghệ.

TIẾNG ANH:

3. Anderson, R.C., Mansi, S.A., and Reeb, D.M., 2003, Founding family

ownership and the agency cost of debt. Journal of Financial Economics 68, 263–285.

4. Anderson, R.C., and Reeb, D.M., 2003a, Founding family ownership and firm

performance: Evidence from the S&P 500. Journal of Finance 58 (3), 1301–1328.

5. Anderson, R.C., and Reeb, D.M., 2003b. Founding family ownership, corporate

diversification, and firm leverage. Journal of Law and Economics 46, 653–684.

6. Berger, A.N., and Bonaccorsi di Patti, E., 2006, Capital structure and firm performance: a new approach to testing agency theory and an application to the

banking industry. Journal of Banking and Finance 30, 1065–1102.

7. Brailsford, T.J., Oliver, B.R. and Pua, S.L.H., 2002, On the relation between

ownership structure and capital structure. Accounting and Finance 42, 1–26.

8. Cornett, M.M., Marcus, A.J., Saunders, A., and Tehranian, H., 2007, The

impact of institutional ownership on corporate operating performance. Journal of

9. Davies, D., Hillier, D., and McColgan, P.M., 2005, Ownership structure,

managerial behavior and corporate value. Journal of Corporate Finance 11, 645–660.

10. De Jong, A., Kabir, R., and Nguyen, T.T., 2008, Capital structure around the

world: the roles of firm- and country-specific determinants. Journal of Banking and

Finance 32, 1954–1969.

11. Demsetz, H., 1973, Industry structure, market rivalry, and public policy.

Journal of Law and Economics 16 (1), 1–9.

12. Demsetz, H., 1983, The structure of ownership and the theory of the firm.

Journal of Law and Economics 26, 375–390.

13. Demsetz, H., and Lehn, K., (1985). The structure of corporate ownership:

causes and consequences. Journal of Political Economy 93 (6), 1155–1177.

14. Demsetz, H., and Villalonga, B., 2001, Ownership structure and corporate

performance. Journal of Corporate Finance 7, 209–233.

15. Dow, S., and McGuire, J., 2009, Propping and tunneling: empirical evidence

from Japanese keiretsu. Journal of Banking and Finance 33, 1817–1828.

16. Faccio, M., and Lang, L., 2002, The ultimate ownership of Western European

corporations. Journal of Financial Economics 65, 365–395.

17. Fama, E., and Jensen, M., 1983, Separation of ownership and control. Journal of Law and Economics 26 (2), 301–325.

18. Friend, I., and Lang, L., 1988, An empirical test of the impact of managerial

self-interest on corporate capital structure. Journal of Finance 43 (2), 271–281.

19. Giannetti, M., 2003, Do better institutions mitigate agency problems?

Evidence from corporate finance choices. Journal of Financial and Quantitative

20. Grossman, S.J., and Hart, O., 1982, Corporate financial structure and

managerial incentives. In: McCall, J. (Ed.), The Economics of Information and

Uncertainty.University of Chicago Press, Chicago.

21. Harris, M., and Raviv, A., 1991, The theory of capital structure. Journal of Finance 46, 297–355.

22. Himmelberg, C., Hubbard, G., and Palia, D., 1999, Understanding the determinants of managerial ownership and the link between ownership and

performance. Journal of Financial Economics 53, 353–384.

23. Hu, Y., and Zhou, X., 2008, The performance effect of managerial ownership:

evidence from China. Journal of Banking and Finance 32, 2099–2110.

24. Jensen, M., 1986, Agency costs of free cash flow, corporate finance, and

takeovers. American Economic Review 76, 323–329.

25. Jensen, M., and Meckling, W., 1976, Theory of the firm: Managerial

behavior, agency costs and capital structure. Journal of Financial Economics 3, 305–

360.

26. King, M.R., and Santor, E., 2008, Family values: ownership structure,

performance and capital structure of Canadian firms. Journal of Banking and Finance

32, 2423– 2432.

27. La Porta, R., Lopez de Silanes, F., Shleifer, A., and Vishny, R.W., 1998, Law

and finance. Journal of Political Economy 106, 1113–1155.

28. La Porta, R., Lopez de Silanes, F., Shleifer, A., and Vishny, R.W., 2002.

Investor protection and corporate valuation. Journal of Finance 57, 1147–1170.

29. Leibenstein, H., 1966, Allocative efficiency vs. ‘X-efficiency’. American Economic Review 56, 392–415.

30. Mahrt-Smith, J., 2005, The interaction of capital structure and ownership

structure. Journal of Business 78, 787–816.

31. Mojgan Derayat 2012, The Investigation of Experimental relationship between Capital Structure and Profitability in Accepted Companies of Tehran Stock

Exchange (TSE), 6517-6522.

32. Margaritis, D., and Psillaki, M., 2007, Capital structure and firm efficiency. Journal of Business Finance and Accounting 34 (9–10), 1447–1469.

33. Maury, B., 2006, Family ownership and firm performance: empirical

evidence from Western European corporations. Journal of Corporate Finance 12, 321–

341.

34. McConnell, J., and Servaes, H., 1990, Additional evidence on equity

ownership and corporate value. Journal of Financial Economics 27, 595–612.

35. McConnell, J., and Servaes, H., 1995, Equity ownership and the two faces of debt. Journal of Financial Economics 39, 131–157.

36. Morck, R., Shleifer, A., and Vishny, R.W., 1988, Management ownership and

market valuation: an empirical analysis. Journal of Financial Economics 20, 293–315.

37. Myers, S., 1977, Determinants of corporate borrowing. Journal of Financial Economics 5, 147–175.

38. Myers, S., 1984, The capital structure puzzle. Journal of Finance 39 (3), 575– 592.

39. Myers, S., 2001, Capital structure. Journal of Economic Perspectives 15 (2), 81–102.

40. Rajan, R.G., Zingales, L., 1995, What do we know about capital structure?

41. Shephard, R., 1970, Theory of Cost and Production Functions. Princeton University Press, Princeton.

42. Shleifer, A., Vishny, R.W., 1986, Large shareholders and corporate control.

Journal of Political Economy 94, 461–488.

43. Short, H., Keasey, K., and Duxbury, D., 2002, Capital structure, management

ownership and large external shareholders: a UK analysis. International Journal of the

Economics of Business 9 (3), 375–399.

44. Stulz, R., 1990, Managerial discretion and optimal financing policies. Journal of Financial Economics 26, 3–27.

45. Villalonga, B., and Amit, R., 2006, How do family ownership, control and

management affect firm value? Journal of Financial Economics 80, 385–417.

46. Williamson, O.E., 1967, Hierarchical control and optimum firm size. Journal of Political Economy 75, 123–138.

PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ HỒI QUY DỮ LIỆU BẢNG

1.1. Hồi quy mô hình FEM trong l

PHỤ LỤC:

Ụ LỤC 1: KẾT QUẢ HỒI QUY DỮ LIỆU BẢNG

1.9. Hồi quy mô hình GLS trong l

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ

2.1. Hồi quy phân vị 25% trong lĩnh vực công nghiệp ình GLS trong lĩnh vực nông nghiệp

HỒI QUY PHÂN VỊ ồi quy phân vị 25% trong lĩnh vực công nghiệp

2.2. Hồi quy phân vị 25% trong lĩnh vực dịch vụ

2.3. Hồi quy phân vị 25% trong lĩnh vực nông nghiệp ị 25% trong lĩnh vực dịch vụ

2.4. Hồi quy phân vị 50% trong lĩnh vực công nghiệp

2.5. Hồi quy phân vị 50% trong lĩnh vực dịch vụ ồi quy phân vị 50% trong lĩnh vực công nghiệp

2.6. Hồi quy phân vị 50% trong lĩnh vực nông nghiệp

2.7. Hồi quy phân vị 75% trong lĩnh vực công nghiệp ồi quy phân vị 50% trong lĩnh vực nông nghiệp

2.8. Hồi quy phân vị 75% trong lĩnh vực dịch vụ

2.9. Hồi quy phân vị 75% trong lĩnh vực nông nghiệp ồi quy phân vị 75% trong lĩnh vực dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các cấu trúc vốn và sở hữu đến hiệu quả hoạt các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)