Phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các cấu trúc vốn và sở hữu đến hiệu quả hoạt các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 43)

Để đo lường hiệu quả lợi nhuận, để lựa chọn định hướng (đầu vào, đầu ra, hoặc cả hai) trong việc đo lường hiệu quả kỹ thuật luôn là vấn đề nan giải với các tác giả. Michael James Farrell (1957) đã đưa ra lý luận về việc sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất (production possibilities frontier – PPF) làm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động một cách tương đối giữa các công ty trong cùng một ngành; theo đó các công ty có thể đạt đến mức giới hạn sẽ được coi là hiệu quả hơn và các công ty không thể đạt đến đường PPF sẽ bị coi là kém hiệu quả hơn so với các công ty kia.

Cụ thể, xem hình 3.1, các DMU B, C và E có TEB = TEC = TEE = 1; còn DMU A và D có TEA = 0A/0A’ < 1 và TED = 0D/0D’ < 1.

hình Trong đó 𝑇𝑆𝐶𝐷𝑉𝐻, là tài sản cố định vô hình

Hình 3.1: Minh họa đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)

Nguồn: Farrell (1957)

Một cách đơn giản, hiệu quả (mang tính kỹ thuật) của việc sử dụng yếu tố đầu vào

x để thu được yếu tố đầu ra y có thể được đo lường theo công thức:

TE = Tổng đầu ra

Tổng đầu vào

Tuy nhiên, thông thường việc xác định giá cả của từng yếu tố đầu vào hay đầu ra thường rất phức tạp, nhất là trong các lĩnh vực như tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo,… Trong trường hợp này, chúng ta có thể giả thiết là mỗi DMU sẽ sử dụng những trọng số nhất định um và vk sao cho điểm hiệu quả TE của nó là cao nhất. Nói cách khác, um và vk là những trọng số sẽ giúp cho DMU đó tiến gần đến đường giới hạn khả năng sản xuất PPF nhất. Vì vậy, chúng còn được gọi là “giá ẩn” (shadow prices). Mặc

dù chúng không phải là giá cả thực (true prices) nhưng lại đóng vai trò như giá cả trong việc tính toán hiệu quả kỹ thuật TE.

Một cách tổng quát, với bài toán có n DMU, mỗi DMU sử dụng k yếu tố đầu vào xm để tạo ra m yếu tố đầu ra ym, việc xác định hiệu quả TE0 của một DMU0 bất kỳ sẽ được tính toán như sau:

Maxu,v TE0 Trong điều kiện:

𝑇𝐸 = ∑

∑ (Điểm hiệu quả DMU0)

𝑇𝐸 = ∑∑ ≤ 1, 𝑗 = 1,2, … , 𝑛 (Điểm hiệu quả của tất cả các DMU không vượt quá 1)

𝑢 ; 𝑣 ≥ 0

Bên cạnh việc tính toán hiệu quả kỹ thuật tại một thời điểm nhất định, việc tính toán hiệu quả theo thời gian cũng quan trọng không kém. Sự so sánh các mức hiệu quả giữa các giai đoạn khác nhau giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn rõ nét hơn về sự thay đổi của hiệu quả theo thời gian, từ đó giúp họ có thể đánh giá về những thay đổi trong các giai đoạn đó có tác động thế nào tới hiệu quả, cũng như có thể phần nào dự đoán được biến động của hiệu quả trong tương lai.

Trong phương pháp DEA, việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật được thực hiện dựa trên một đường giới hạn (frontier) xác định, và do đó, việc so sánh hiệu quả giữa hai giai đoạn dựa trên hai đường giới hạn khác nhau là rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu chúng ta quy chúng về cùng một gốc tọa độ thì vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn với sự giúp đỡ của các hàm khoảng cách (distance functions). Fare và các đồng sự (1994) đã đưa ra mô hình xác định mức thay đổi của năng suất tổng hợp theo thời gian trong đó mỗi

hai đường frontier khác nhau tại hai thời điểm t và t+1) và từ đó so sánh sự thay đổi về năng suất tổng hợp của DMU đó. Tuy nhiên, vì dữ liệu bài nghiên cứu còn nhiều thiếu sót và các phần mềm hỗ trợ còn gặp nhiều hạn chế nên bài nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA theo mô hình không đổi theo quy mô CRS trong từng năm.

Việc tối đa hóa hiệu quả sẽ tùy thuộc vào việc tối thiểu hóa đầu vào hoặc tối đa hóa đầu ra. Theo nghiên cứu của Lovell Cak và các cộng sự (1993), nếu biến đầu vào có thể rà soát và dễ dàng thay đổi thì việc định hướng đầu vào sẽ thích hợp hơn. Do đó, trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn áp dụng phương pháp tối thiểu hóa đầu vào.

Từ các lý thuyết và công thức nêu trên, bài nghiên cứu đưa ra giả thiết nếu biến đo hiệu quả hoạt động doanh nghiệp EFF =1 thì doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, còn nếu EFF<1 thì doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.

Phương pháp phân tích bao dữ liệu là một công cụ phân tích kinh tế khá mạnh, được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp, nhóm hộ sản xuất. Trong phương pháp DEA, mô hình toán tuyến tính và kinh tế được lồng ghép và áp dụng khá linh hoạt. DEA là một kỹ thuật bao số liệu và do đó nó không phải là 1 mô hình kinh tế lượng tiêu chuẩn. Không có các tham số hồi quy để ước lượng, không có chức năng, không có thuật ngữ lỗi và không có sự phân biệt giữa các biến phụ thuộc và độc lập. Do đó phương pháp này không có vấn đề nội sinh để xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các cấu trúc vốn và sở hữu đến hiệu quả hoạt các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)