Phương pháp hồi quy phân vị được Koenker và Bassett giới thiệu lần đầu tiên năm 1978. Thay vì ước lượng các tham số của hàm hồi quy trung bình bằng phương pháp OLS, Koenker và Bassett (1978) đưa ra đề xuất về việc ước lượng các tham số hồi quy trên từng phân vị của biến phụ thuộc để sao cho tổng chênh lệch tuyệt đối của hàm hồi quy tại phân vị τ của biến phụ thuộc là nhỏ nhất. Nói một cách khác, thay vì xác định tác động biên của biến độc lập đến giá trị trung bình của biến phụ thuộc, hồi quy phân vị sẽ giúp xác định tác động biên của biến độc lập đến biến phụ thuộc trên từng phân vị của biến phụ thuộc đó.
Theo Koenker (2005), Hao và Naiman (2007), hồi quy phân vị có những ưu điểm như sau:
1. Hồi quy phân vị cho phép thể hiện một cách chi tiết về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trên từng phân vị của biến phụ thuộc, không phải chỉ xét mối quan hệ này trên giá trị trung bình như hồi quy OLS.
2. Trong hồi quy OLS, các quan sát bất thường (outliers) thường được loại bỏ để ước lượng OLS không bị chệch. Trong khi đó, hồi quy phân vị có tính ổn định (robustness), nên không bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các quan sát bất thường đó.
3. Các kiểm định về tham số của hồi quy phân vị không dựa vào tính chuẩn của sai số. Ngoài ra, các kiểm định này không dựa trên bất kỳ một giả định nào về dạng phân phối của sai số hồi quy.
4. Hồi quy phân vị đặc biệt phù hợp khi phân tích trên mô hình hồi quy có sự hiện diện của phương sai thay đổi hoặc trong mẫu số liệu mà hàm phân phối của biến phụ thuộc bất đối xứng quanh giá trị trung bình. Khi đó, hàm hồi quy phân vị trên các phân vị khác nhau sẽ có sự khác biệt rõ rệt, cho thấy tác động không giống nhau của biến độc lập đến biến phụ thuộc ở những phân vị khác nhau.
Đối với bài nghiên cứu này, tác giả thực hiện hồi quy phân vị ứng với trường hợp τ = 0.25, τ = 0.5 và τ = 0.75
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3 tác giả nêu tổng quát quy trình nghiên cứu, mẫu và định nghĩa các biến có trong mô hình. Và quan trọng nhất là giới thiệu mô hình nghiên cứu cũng như trình bày các phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này. Tiếp theo chương 4 tác giả trình bày kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả dữ liệu
Dựa vào bảng 4.1 kết quả thống kê mô tả cho thấy
Giá trị EFF trung bình là 0.016 trong đó lớn nhất là 1 và nhỏ nhất là 0, độ lệch chuẩn là 0.053.
Khả năng sinh lời PR trung bình là 0.043 lớn nhất là 16.034 và nhỏ nhất mang giá trị âm 0.418.
Tỷ lệ đòn bẩy LEV trung bình là 1.155 giá trị lớn nhất là 408.351 và giá trị nhỏ nhất bằng 0.
Tăng trưởng doanh thu GROWTH trung bình là 1.633% trong đó có doanh nghiệp lên tới hơn 700%.
Mức vốn hóa thị trường SIZE giá trị trung bình là 19.390 trong đó doanh nghiệp lớn nhất mang giá trị là 25.758 và nhỏ nhất là 14.18.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả
VarName Obs Mean SD Min Max EFF 5176 0.016 0.053 0.000 1.000 PR 5176 0.043 0.298 -0.418 16.034 LEV 5176 1.155 7.743 0.000 408.351 TANG 5176 0.727 4.833 0.000 256.775 GROWTH 5176 1.633 12.698 0.010 749.582 SIZE 5176 19.390 1.582 14.180 25.758 OWN1 5176 0.679 0.467 0.000 1.000 OWN2 5176 0.117 0.321 0.000 1.000 OWN 5176 0.204 0.403 0.000 1.000
Nguồn: Tác giả tính toán
Các doanh nghiệp có sở hữu nhà quản trị nhỏ hơn 25% chiếm 68.11%; các doanh nghiệp còn lại chiếm 31.89%
Các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà quản trị nằm trong khoảng từ 25% tới 50% chiếm 11.57%, các doanh nghiệp còn lại chiếm 88.43%
Các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà quản trị lớn hơn 50% chiếm 20.32%, các doanh nghiệp còn lại chiếm 79.68%
Bảng 4.2: Tần suất tỷ lệ sở hữu nhà quản trị
Freq. Percent Cum. OWN1 0 1,612 31.89 31.89 1 3,443 68.11 100 OWN2 0 4,470 88.43 88.43 1 585 11.57 100 OWN3 0 4,028 79.68 79.68 1 1,027 20.32 100
Nguồn: Tác giả tính toán
4.2 Kết quả hồi quy
4.2.1 Kết quả mô hình hồi quy dữ liệu bảng
Dựa vào bảng 4.3 kết quả hồi quy dữ liệu bảng với các mô hình FEM, REM và hiệu chỉnh mô hình bằng GLS đối với các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp cho thấy
Kết quả kiểm định tự tương quan:
Bảng 4.3 cho thấy, giá trị p-value kiểm định tự tương quan lớn hơn 0.05 nên không tồn tại tự tương quan
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định tự tương quan trong lĩnh vực công nghiệp
Nguồn: Tác giả tính toán
Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first-order autocorrelation
F ( 1, 153) = 0.563 Prob > F = 0.4541
Kiểm định phương sai thay đổi:
Bảng 4.4 cho thấy, giá trị p-value kiểm định chỉ ra mô hình tồn tại phương sai thay đổi khi p-value nhỏ hơn 0.05
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định phương sai trong lĩnh vực công nghiệp
Nguồn: Tác giả tính toán
Từ kết quả kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi cho thấy tồn tại khuyết tật trong mô hình nên tác giả hiệu chỉnh mô hình bằng GLS.
Phân tích kết quả hồi quy sự tác động của các biến đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp
+ Giá trị của tỷ số khả năng sinh lời PR có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp với các hệ số lần lượt là 0.0344, 0.0265, 0.0184. Điều này cho thấy khi doanh nghiệp có tỷ số khả năng sinh lời cao thì hoạt động càng hiệu quả.
+ Giá trị của tỷ số đòn bẩy LEVt tác động lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp theo dạng tuyến tính (LEV bình phương không có ý nghĩa đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp). Trong đó LEV tác động cùng chiều lên EFF của ngành công nghiệp ở cả ba mô hình nghiên cứu. Kết quả này trùng khớp với nghiên cứu của Derayat (2012) nhưng lại ngược với kết quả nghiên cứu của Tian và Zeitun (2007).
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model
H0: sigma (i)^2 for all i Chi2 (155) = 9.1e+33 Prob>chi2 = 0.0000
+ Kết quả đối với biến tài sản cố định hữu hình cho thấy tác động ngược chiều đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp. Theo đó khi tài sản cố định tăng lên thì tác động tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh.
+ Kết quả cho thấy tỷ số tài sản cố định vô hình tác động ngược chiều lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp. Kết quả này tương tự đối với tỷ số tài sản cố định hữu hình khi cho rằng doanh nghiệp bỏ chi phí để gia tăng tài sản bao gồm cả hữu hình và vô hình thì ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh daonh.
+ Cả ba mô hình nghiên cứu đều cho ra kết quả đồng nhất về tác động cùng chiều của biến tăng trưởng GROWTH đối với hiệu quả kinh doanh. Khi doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng cao thì kết quả kinh doanh cũng tăng theo.
+ Quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp với các hệ số dương lần lượt là 0.00283, 0.00453, 0.00558 ở cả ba mô hình nghiên cứu. Điều này cho thấy khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất thì hiệu quả cũng tăng theo.
+ Sự can thiệp của sở hữu nhà quản trị tác động tiêu cực lên kết quả hoạt động kinh doanh, mặc dù kết quả chỉ có ý nghĩa ở mức sở hữu nhà quản trị từ 25% tới 50% nhưng cũng không phủ nhận được rằng sở hữu nhà quản trị ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 4.5: Tổng hợp các nhân tố tác động đến doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp
Ngành công nghiệp
VARIABLES FEM REM GLS
Coefficient SE Coefficient SE Coefficient SE
LEV 0.000452** (0.000229) 0.000942*** (0.000189) 0.00131*** (0.000167) LEV2 6.64e-07 (5.62e-07) 1.40e-07 (5.04e-07) -5.21e-07 (5.00e-07) TANG -0.00210*** (0.000469) -0.00226*** (0.000460) -0.00228*** (0.000492) INTANG -0.00170*** (0.000556) -0.00144*** (0.000544) -0.000959* (0.000580) GROWTH 0.000517*** (0.000145) 0.000447*** (0.000144) 0.000344** (0.000154) SIZE 0.00283*** (0.000666) 0.00453*** (0.000474) 0.00558*** (0.000384) OWN1 -0.00209 (0.00165) -0.00195 (0.00145) -0.00168 (0.00135) OWN2 -0.00559** (0.00276) -0.00304 (0.00234) -0.000533 (0.00211) Constant -0.0435*** (0.0129) -0.0770*** (0.00934) -0.0979*** (0.00762) Observations 1,232 1,232 1,232 R-squared 0.063 Number of i 155 155 155 Hausman test 0.000 Tự tương quan 0.2312 Phương sai thay đổi 0.000
Standard errors in parentheses *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
Nguồn: Tác giả tính toán
Dựa vào bảng 4.8 kết quả hồi quy dữ liệu bảng với các mô hình FEM, REM và hiệu chỉnh mô hình bằng GLS đối với các doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ cho thấy
Kết quả kiểm định tự tương quan:
Bảng 4.6 cho thấy, giá trị của p-value kiểm định tự tương quan lớn hơn 0.05 nên không tồn tại tự tương quan
Nguồn: Tác giả tính toán Kiểm định phương sai thay đổi:
Bảng 4.7 cho thấy, giá trị của p-value kiểm định chỉ ra mô hình tồn tại phương sai thay đổi khi p-value nhỏ hơn 0.05
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi trong lĩnh vực dịch vụ
Nguồn: Tác giả tính toán
Từ kết quả kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi cho thấy tồn tại khuyết tật trong mô hình nên tác giả hiệu chỉnh mô hình bằng GLS.
Phân tích kết quả hồi quy sự tác động của các biến đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ
+ Biến tỷ số khả năng sinh lời tác động tích cực tới hiệu quả kinh doanh thông qua kết quả dương ở cả ba mô hình nghiên cứu với các hệ số lần lượt là 0.0618, 0.0594, 0.0492. Kết quả này cho thấy ở các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ có tỷ số khả năng sinh lời cao thì hoạt động có hiệu quả hơn những doanh nghiệp có tỷ số khả năng sinh lời thấp.
+ Giá trị của biến tỷ số đòn bẩy của các doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ thì không có tác động lên hiệu quả kinh doanh đối với mô hình FEM, REM nhưng lại có tác động cùng chiều lên mô hình GLS.
Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first-order autocorrelation
F ( 1, 445) = 0.491 Prob > F = 0.4839
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model
H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i Chi2 (447) = 6.7e+32
+ Biến tỷ số tài sản cố định hữu hình tác động tiêu cực lên hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ở lĩnh vực dịch vụ ở cả ba mô hình nghiên cứu với hệ số âm lần lượt là 0.00564, 0.00562, 0.00458. Kết quả này trùng khớp với kết quả của các doanh nghiệp ở lĩnh vực công nghiệp.
+ Giá trị tài sản cố định vô hình không có tác động đối với các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ.
+ Biến tỷ lệ tăng trưởng tác động cùng chiều lên kết quả kinh doanh ở cả ba mô hình. Kết quả này cho thấy mức độ tác động của biến tỷ lệ tăng trưởng lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ yếu hơn so với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp.
+ Biến quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều đối với hiệu quả kinh doanh. Kết quả này giống với kết quả của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp.
+ Biến sở hữu nhà quản trị không có tác động lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ở lĩnh vực dịch vụ
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ
Ngành dịch vụ
VARIABLES FEM REM GLS
Coefficient SE Coefficient SE Coefficient SE
PR 0.0618*** (0.0110) 0.0594*** (0.0108) 0.0492*** (0.0126) LEV 4.85e-05 (0.000351) 0.000346 (0.000317) 0.00114*** (0.000295) LEV2 5.28e-07 (1.65e-06) 1.12e-06 (1.52e-06) 6.98e-07 (1.58e-06) TANG -0.00564*** (0.00111) -0.00562*** (0.00103) -0.00458*** (0.00104) INTANG 0.000768 (0.00149) 0.000138 (0.00139) -0.00111 (0.00138) GROWTH 0.000232*** (5.19e-05) 0.000228*** (5.15e-05) 0.000227*** (6.14e-05)
SIZE 0.00716*** (0.000919) 0.00996*** (0.000747) 0.0136*** (0.000599) OWN1 0.00135 (0.00264) 0.00112 (0.00243) 0.000972 (0.00232) OWN2 0.00251 (0.00368) 0.00245 (0.00342) 0.00388 (0.00334) Constant -0.121*** (0.0177) -0.175*** (0.0146) -0.246*** (0.0118) Observations 3,561 3,561 3,561 R-squared 0.042 Number of i 447 447 447 Hausman test 0.000 Tự tương quan >0.05 Phương sai thay đổi 0.000
Standard errors in parentheses *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu
Dựa vào bảng 4.11 kết quả hồi quy dữ liệu bảng với các mô hình FEM, REM và hiệu chỉnh mô hình bằng GLS đối với các doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp cho thấy
Kết quả kiểm định tự tương quan:
Bảng4.9 cho thấy, giá trị của p-value kiểm định tự tương quan nhỏ hơn 0.05 nên tồn tại tự tương quan
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định tự tương quan trong lĩnh vực nông nghiệp
Nguồn: Tác giả tính toán Kiểm định phương sai thay đổi:
Bảng 4.10 cho thấy, giá trị của p-value kiểm định chỉ ra mô hình tồn tại phương sai thay đổi khi p-value nhỏ hơn 0.05
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi trong lĩnh vưc nông nghiệp
Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first-order autocorrelation
F ( 1, 47) = 14.292 Prob > F = 0.0004
Nguồn: Tác giả tính toán
Từ kết quả kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi cho thấy tồn tại khuyết tật trong mô hình nên tác giả hiệu chỉnh mô hình bằng GLS.
Phân tích kết quả hồi quy sự tác động của các biến đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp
+ Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp thì biến tỷ số khả năng sinh lời PR và biến tỷ số đòn bẩy LEV không có tác động lên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Biến tỷ số tài sản cố định hữu hình của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp không có tác động đối với hiệu quả kinh doanh theo mô hình FEM, nhưng đối với mô hình REM và GLS vẫn có tác động ngược chiều giống kết quả của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
+ Biến tăng trưởng GROWTH không có tác động lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp.
+ Biến quy mô doanh nghiệp SIZE cho kết quả tương tự với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ khi có tác động cùng chiều lên hiệu quả kinh doanh.
+ Biến sở hữu nhà quản trị có ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả này giống với kết quả của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp. Điều này cho thấy rằng nhà quản trị trong
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model
H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i Chi2 (48) = 1.9e+06
doanh nghiệp sở hữu cổ phần thì dễ quản lý công ty theo mục đích cá nhân hơn là mục đích tối đa hóa giá trị công ty.
Bảng 4.11: Tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp
Ngành Nông nghiệp
VARIABLES FEM REM GLS
Coefficient SE Coefficient SE Coefficient SE
PR 0.0356 (0.0638) 0.0516 (0.0604) 0.0566 (0.0614) LEV -0.00587 (0.00773) -0.00640 (0.00705) -0.00809 (0.00683) LEV2 0.000920 (0.00102) 0.00105 (0.000971) 0.00122 (0.00100) TANG -0.0374** (0.0148) -0.0276** (0.0128) -0.0116 (0.0114) INTANG 0.0442** (0.0207) 0.0263 (0.0178) 0.00127 (0.0155) GROWTH 0.00413 (0.00328) 0.00323 (0.00319) 0.00104 (0.00334) SIZE 0.00715** (0.00295) 0.0116*** (0.00215) 0.0150*** (0.00172) OWN1 -0.0180* (0.0101) -0.0217*** (0.00841) -0.0211*** (0.00724) OWN2 -0.0225* (0.0127) -0.0209* (0.0111) -0.0137 (0.00999) Constant -0.109* (0.0581) -0.193*** (0.0439) -0.259*** (0.0360) Observations 383 383 383 R-squared 0.058 Number of i 48 48 48
Hausman test 0.000
Tự tương quan >0.05
Phương sai thay đổi
0.000
Standard errors in parentheses *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
Nguồn: Tác giả tính toán
4.2.1 Kết quả hồi quy phân vị
Dựa vào bảng 4.12 kểt quả hồi quy phân vị ở mức 25% cho thấy
+ Tỷ số khả năng sinh lời của doanh nghiệp PR tác động tích cực lên kết quả kinh doanh ở cả hai lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
+ Tỷ số nợ có tác động tích cực lên EFF và có xu hướng tăng càng mạnh về sau. Tác động của tỷ số đòn bẩy đối với ngành công nghiệp thì rõ ràng hơn đối với nghành dịch vụ. Lý do là ở những nghành dịch vụ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như bất động sản, tài chính ngân hàng… các chỉ tiêu đo lường ở những nghành này còn khá mơ hồ.
+ Biến tài sản cố định hữu hình tác động nguợc chiều lên kết quả kinh doanh ở lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
+ Biến số GROWTH tiếp tục cho ra kết quả tốt khi ở cả hai nghành công nghiệp và nông nghiệp đều cho ra kết quả dương ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy tỷ số