Trong bài nghiên cứu này tác xem xét tác động của cấu trúc vốn, sở hữu nhà quản trị đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên mô hình sau:
Mô hình cơ sở
EFFi,t=𝛽0+𝛽1∗LEV𝑖,𝑡+𝛽2∗LEV2i,t+𝛽3∗GROWTH𝑖,𝑡+𝛽4∗INTANG𝑖,𝑡+𝛽5∗TANG𝑖,𝑡
+𝛽6∗PR𝑖,𝑡+ 𝛽7∗SIZE𝑖,𝑡+𝛽8∗OWNC𝑖,𝑡 + 𝜀𝑖,𝑡
Với i là doanh nghiệp và t là năm quan sát. Trong đó:
EFF là thước đo hiệu quả doanh nghiệp, LEV là đòn bẩy = nợ/tổng tài sản, và các biến khác.
Biến phụ thuộc EFF là thước đo tính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cách tính toán đã được trình bày ở phần trên
Để xem xét ảnh hưởng của cấu trúc vốn đối với hiệu quả kinh doanh, bài viết sử dụng biến tỷ lệ đòn bẩy LEV𝑖,t
Tương tự như vậy, bài viết sử dụng 1 bậc trễ của LEV2i,t cũng như biến sở hữu nhà quản trị OWNC𝑖,𝑡 để kiểm soát tác động lên doanh nghiệp.
Các yếu tố liên quan đến tính hiệu quả khác, bao gồm: khả năng sinh lợi PR𝑖,t, quy mô doanh nghiêp SIZE𝑖,t , tỉ số tài sản cố định hữu hình TANG𝑖,𝑡 và vô hình INTANG𝑖,𝑡 được đưa vào làm các biến kiểm soát để có một cái nhìn tổng quan hơn. Mức độ tăng trưởng doanh thu GROWTH𝑖, là chỉ số cho thấy khả năng tăng trưởng trong tương lai.
Trong mô hình cơ sở này, bài viết chủ yếu xem xét tác động của biến LEV𝑖, và OWNC𝑖, đến biến EFFi,t. Theo lý thuyết về chi phí đại diện thì đòn bẩy LEV tác động tích cực đến sự hiệu quả tuy nhiên khi đòn bẩy ở mức quá cao sẽ tác động tiêu cực. Với giá trị bình phương, biến LEV biểu thị sự vừa tích cực vừa tiêu cực giống hàm chữ U1. Nếu giá trị LEV< 𝛽1/2𝛽2 thì mang ý nghĩa tiêu cực và sẽ mang giá trị tích cực khi
𝛽2<0.