Biến đổi khí hậu vàthiên tai ở tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 49 - 50)

7. Cấu trúc của đề tài

1.3. Biến đổi khí hậu vàthiên tai ở tỉnh Hà Giang

Theo báo cáo số 55- BC-PCTT của Ban chỉ huy phòng tránh thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Hà Giang thì Trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xảy ra nhiều đợt thiên tai làm thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và của nhân dân cụ thể:

Trong năm 2018, có 04 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động ở Bắc Biển Đông và ảnh hưởng đến tỉnh Hà Giang (bão số 3, 4, 5, 6). Trong đó cơn bão số 3 và số 6 gây ra gió giật cấp 5 và lốc ở huyệnVị Xuyên.

Mùa mưa năm 2018 đến sớm, đợt mưa lớn đầu mùa từ ngày 02/5 - 05/5 với tổng lượng mưa toàn đợt phổ biến từ 100 - 200mm. Tại Bắc Mê, mưa lớn ngày 04/5 lượng mưa là 102mm, đã gây ngập úng và sạt lở đất ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong tháng 6 có 03 đợt mưa, trong tháng 7 cũng có 3 đợt mưa, với lượng mưa phổ biến từ 100 - 200mm, trọng tâm mưa ở khu vực Quản Bạ, Yên Minh, Tp Hà Giang, Vị Xuyên, Bắc Quang lượng mưa lên đến 300 - 400mm. Trong tháng 8 và tháng 9 có 03 đợt với tổng lượng mưa các đợt phổ biến từ 100 - 300mm.

Áp thấp nhiệt đới thường kèm theo mưa lũ gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người và tài sản cụ thể: có tổng số 10 người chết, 06 người bị thương; 31 nhà sập hoàn

toàn, nhà bị lũ cuốn trôi hoàn toàn 11 nhà, nhà bị tốc mái 1.122 nhà; 438 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất; 1.722 nhà bị ngập úng; Tổng diện tích các loại cây trồng bị thiệt hại hơn 1.371 ha và hơn 1400 kg mạ, thóc giống... bị mất trắng, ngập úng; chuồng trại bị hư hỏng 26 cái, trâu bò bị chết do mưa lũ 285 con, lợn bị chết do lũ cuốn 567 con, dê bị lũ cuốn trôi 17 con, 8.364 con gia cầm bị chết, 12 lồng cá bị trôi, 20,6 tấn cá bị mất trắng, ao cá bị thiệt hại do tràn và vỡ bờ là 88,57ha; Ong bị cuốn trôi 356 đàn; 44 điểm trường ảnh hưởng do sạt lở đất; 03 phòng khám, nhà kho của trạm y tế bị tốc mái; Quốc lộ 4C, Quốc lộ 34, Quốc lộ 279, Quốc lộ 280 và Đường Cột cờ Quốc gia Lũng Cú bị sạt lở đất đá hơn 14.000 m3; Đường tỉnh lộ, đường liên xã và liên thôn bị sạt lở trên 1.300.000 m3, nhiều tuyến đường bị ngập, nhiều cầu cống bị sập, bị đứt gãy; Hư hỏng 17 công trình thủy lợi; hơn 18.543 m kênh, mương bị gãy, sạt lở hư hỏng; 36 cột điện bị gãy, nghiêng; 24 trạm BA bị sét đánh… Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra ước tính 304 tỷ đồng.

Từ ngày 05/01 - 10/02 hiện tượng rét đậm rét hại sảy ra trên địa bàn tỉnh với

nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 5 - 90C, tại thị trấn Đồng văn nhiệt độ là 1,80C. Với nền

nhiệt độ thấp đã gây ra thiệt hại về gia súc cả trâu và bò (huyện Mèo Vạc chết 16 con, huyện Hoàng Su Phì chết 186 con,huyện Yên Minh chết 37 con).

Năm 2018, nắng nóng xảy ra nhiều nhưng tập trung chủ yếu ở vùng núi thấp của tỉnh. Đợt nắng nóng diện rộng đầu tiên trong mùa từ 06 - 08/6 với nhiệt độ cao nhất

ngày phổ biến từ 35 - 370C. Tháng 7, tháng 8: xảy ra 5 đợt phổ biến từ 35 - 370C. Nắng

nóng kéo dài, làm giảm năng suất, sản lượng cây ngô trồng vụ Xuân năm 2018. [20]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 49 - 50)