Kế hoạch dạy học “Bài 15:Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 78 - 94)

7. Cấu trúc của đề tài

2.5.1. Kế hoạch dạy học “Bài 15:Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai”

2.5.1.1. Vận dụng cá bước trong quy trình tích hợp để xây dựng kế hoạch dạy học.

Bước 1: Xác định mục tiêu và sản phẩm đầu ra của học sinh khi kết thúc chủ đề / bài học

Mục tiêu của bài học là sau bài học này học sinh cần:

- Nêu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta.

- Trình bày được một số thiên tai chủ yếu và thời gian xảy ra, nơi xảy ra và các biện pháp phòng chống.

- Đề xuất các giải pháp an toàn trong việc phòng tránh và giảm nhẹ rủi do của thiên tai.

- Nêu được nội dung Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Quan sát được thực tế và thu thập tài liệu về môi trường, thiên tai tại Hà Giang. - Viết được báo cáo về vấn đề môi trường tại Hà Giang.

- Có ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.

- Chứng minh các sự vật hiện tượng không tồn tại độc lập, mà giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, cần có tính toán tới hậu quả trước khi tác động vào tự nhiên hoặc quyết định các vấn đề trong cuộc sống.

- Học sinh phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tin học; Năng lực ngôn ngữ.

Bước 2: Lựa chọn chủ đề/ nội dung tích hợp

- Khai thác, sử dụng tài nguyên không hợp lý, chất thải sản xuất, sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.

- Mối quan hệ giữa ứng phó với BĐKH và PTTT.

- Hành động của chúng ta để ứng phó với BĐKH và PTTT.

- Kĩ năng ứng phó với các thiên tai Bão, ngập lụt, lũ quét, sạt lở, dông, lốc, sét. - Bảo vệ rừng là biện pháp hữu hiệu hạn chế BĐKH và PTTT.

Bước 3: Xác định các yếu tố khác của quá trình dạy học

- Hình thức học tập: Hình thức học tập trên lớp, cá nhân hoặc cả lớp tùy theo từng nội dung cụ thể của bài học.

- Phương pháp học tập: Phương pháp vấn đáp tích cực, phương pháp hoạt động nhóm dưới hình thức báo ảnh với chủ đề “Thiên tai - nguyên nhân hậu quả và giải pháp”. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật khai thác kiến thức từ tranh, ảnh, video, kĩ thuật hỏi đáp, kĩ thuật dùng phiếu học tập, kĩ thuật tia chớp.

- Phương tiện và thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, phiếu học tập, bảng phụ.

Bước 4: Thiết kế các hoạt động theo cách tiếp cận năng lực 1. Hoạt động khởi động

+ Bước 1: Giáo viên đưa học sinh quan sát 4 bức ảnh (ô nhiễm môi trường, phá

rừng, thiên tai, môi trường trong sạch, hậu quả của thiên tai)

? Em hãy sắp xếp các bực tranh theo trình tự logic? Nêu lí do vì sao em sắp xếp như thế?

+ Bước 2: Học sinh trao đổi thỏa luận đưa ra ý kiến + Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp

+ Bước 4: Giáo viên cho ý kiến dẫn vào bài mới

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Bảo vệ môi trường

- Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát một bảng số liệu và một số thông tin sau và đưa ra câu hỏi - học sinh trả lời.

Bảng 1: Một số số liệu thống kê về bão ở nước ta giai đoạn 1999- 2018

Giai đoạn 1999 - 2008 2009 - 2018

Tổng số cơn bão 78 93

Tổng số cơn bão trên cấp 12 32 36

Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền 28 44

(Nguồn mạng Internet: https://bnews.vn/bien-doi-khi-hau-va-nhung-con-bao/130087.html)

- Trước năm 2016 ở nước ta không có bão trên cấp 15, nhưng từ sau 2016 đã

bão trên cấp 16

- Tháng 10/ 2016, Bão số 7 đổ bộ vào Quảng Ninh, bình thường thời gian này bão sẽ hoạt động ở Miền Trung).

? Theo em những thông tin trên biểu hiện tình trạng gì về môi trường nước ta?(Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường)

Bước 2: GV đưa câu hỏi - Học sinh trả lời:

? Mất cân bằng sinh thái là gì? Biểu hiện và nguyên nhân của tình trạng này?(Mất cân bằng sinh thái là trạng thái không ổn định của hệ sinh thái, sinh vật không có sự thích nghi cao với điều kiện sống)

(Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về mất cân bằng sinh thái)

Bước 3: GV đưa câu hỏi - Học sinh trả lời:

? Ngoài tình trạng trên, MT nước ta còn gặp tình trạng nào nữa không?

(Tình trạng ô nhiễm MT)

Bước 4: GV đưa câu hỏi - Học sinh trả lời:

? Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và đô thị? Hâu quả của ô nhiệm môi trường?

(Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về ô nhiễm môi trường)

Bước 5: GV tích hợp kiến thức BĐKH

? Em có biết BĐKH là gì không? Biểu hiện của BĐKH? Mối quan hệ giữa BĐKH với mất cân bằng sinh thái MT và với ô nhiễm MT?

(BĐKH- là chỉ những thay đổi của khí hậu vượt qua khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một thời gian dài)

: Tác động đến

- Định hướng hoạt động mới: Giáo viên chuyển ý

2.2. Hoạt động 2: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

Bước 1: Các nhóm treo tranh và sơ đồ lên khu vực đã được phân công

(Tranh (ảnh), sơ đồ đã được chuẩn bị theo sự phân công về nhà)

Ô nhiễm môi trường

Biến đổi khí hậu

Mất cân bằng sinh thái Con người

Bước 2. Giáo viên và các thành viên của nhóm khác cùng đi tham quan và nghe đại diện nhóm trình bày những hiểu biết về thiên tai đã được phân công, cô giáo và

các thành viên nhóm khác có thể đặt những câu hỏi cho nhóm trả lời.(trong trường hợp

nhóm không trả lời được, giáo viên ghi nhận và sẽ giải đáp cho lớp trong phần củng cố)

Thời gian tham quan tại mỗi nhóm khoảng 3-5 phút.

Bước 3. HS quay lại chỗ ngồi làm phiếu học tập cá nhân giáo viên đã chuẩn bị. Sau thời gian 4-5p học sinh trình bày trước lớp

Bước 4. Giáo viên đưa ra đáp án đối chiếu, nhận xét, kết luận ngoài bão, ngập lụt, lũ quét còn các thiên tai khác như động đất, lốc mưa đá, sương muối, rét đậm, rét hại.

Bước 5. Giáo viên tích hợp kiến thức về các giải pháp an toàn trong việc phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

- GV: Hà Giang là một tỉnh miền núi thường gặp những thiên tai như lũ quét, hạn hán, sạt lở, mưa đá, sương muối, rét đậm, rét hại.

? Em hãy nêu một số hành động nhằm giảm nhẹ rủi ro của sạt lở đất và lũ quét? ? Em hãy nêu một số hành động nhằm giảm nhẹ rủi ro của mưa đá?

? Em hãy nêu một số hành động nhằm giảm nhẹ rủi ro của dông, sét? - Định hướng hoạt động mới: Giáo viên chuyển ý đến hoạt động 3

2.3. Hoạt động 3: Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

Bước 1. Giáo viên đưa ra câu hỏi

? Vì sao cần phải đưa ra “Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi

trường”?(Chiến lược sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn tài

nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chủ động kiểm soát các vấn đề môi trường và ứng phó hiệu quả với những tác động của biến đổi khí hậu.)

? Nguyên tắc của chiến lược này là gì?

Bước 2. Học sinh lần lượt trả lời câu hỏi, giáo viên chốt lại kiến thức.

Bước 3. Giáo viên sử dụng kĩ thuật tia chớp với yêu cầu

? Hãy nêu các nhiệm vụ của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Bước 4. Học sinh trả lời

Bước 5. Giáo viên đặt câu hỏi

? Trong các nhiệm vụ trên theo em nhiệm vụ nào là quan trọng nhất?

Bước 6. Học sinh trả lời, giáo viên đưa ra kết luận.

Bước 5: Xây dựng công cụ đánh giá

Bảng 2.3. công cụ đánh giá bài Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai Nội dung kiến

thức bài học Mục tiêu dạy học Sản phẩm đầu ra Công cụ đánh giá - Một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường. - Một số các thiên tai chủ yếu.

- Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường. Biết được: - Một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường. - Một số thông tin về các thiên tai chủ yếu. - Nội dung chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường Nêu được: - Một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường. - Một số thông tin về các thiên tai chủ yếu. - Nội dung chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường

Câu hỏi:

- Môi trường nước ta hiện nay đang gặp phải vấn đề gì? - Hoàn thành bảng thông tin sau để biết nước ta có những thiên tai nào? Thời gian, khu vực các thiên tai hay xảy ra?

- Trình bày vắn tắt nội dung chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường.

- Hậu quả và cách phòng tránh một số thiên tai.

- Những thiên tai tiêu biểu tại Hà Giang.

- Hiểu được Hậu quả và cách phòng tránh một số thiên tai chủ yếu nhất là các thiên tai xảy ra tại Hà Giang.

Trình bày được cách phòng tránh một số thiên tai chủ yếu nhất là các thiên tai say ra tại Hà Giang.

- Đề xuất các giải pháp an toàn trong việc phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

- Hãy phân tích những hậu quả của Bão và đề xuất giải pháp phòng tránh bão? - Theo em trong các biện pháp phòng tránh lũ quét, biện pháp nào là quan trọng nhất?

? Là công dân của Hà Giang, theo em cần phải giáo dục cho học sinh ở đây kĩ năng phòng tránh những thiên tai nào?

- Hậu quả của thiên tai và biến đổi khí hậu.

- Hiểu hậu quả của thiên tai và biến đổi khí hậu.

- Có ý thức bảo vệ môi trường

- Biết cảm thông chia sẻ với những nơi bị thiên tai

- Theo em, học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường? - Nếu một khu vực nào đó bị ảnh hưởng của thiên tai, em có ủng hộ gì cho họ không? - Các thiên tai, biện

pháp phòng chống. Hình thành và phát triển các năng lực: - Tự chủ, tự học - Giao tiếp và hợp tác. - Giải quyết vấn đề sáng tạo - Năng lực tin học -Năng lực ngôn ngữ

- Vẽ được sơ đồ hóa kiến thức về các loại thiên tai.

- Báo ảnh thực hiện trên giấy A0.

-Thuyết trình trước lớp.

- Trả lời câu hỏi của các bạn trong lớp.

- Phiếu đánh giá hoạt động của cá nhân, của nhóm tại nhà và trên lớp.

Bước 6: Tổ chức dạy học

vật chất cụ thể, trình độ của học sinh và thời gian cho phép, tránh máy móc, áp đặt điều này làm giảm hiệu quả của giờ học.

Bước 7: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dạy học

Sau khi tổ chức dạy học tích hợp cần chú ý đánh giá các khía cạnh sau: - Tính phù hợp với thực tế dạy học và thời lượng dự kiến.

- Mức độ đạt được của HS thông qua việc đánh giá các hoạt động học tập. - Sự hứng thú học tập của HS thông qua quan sát và phỏng vấn học sinh. - Mức độ khả thi với điều kiện vật chất.

Cần đánh giá giờ học từ đó GV có thể điều chỉnh kế hoạch dạy học sao cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn.

2.5.1.2. Kế hoạch dạy học củ thể “Bài 15:Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai”

BÀI 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI I. MỤC TIÊU

Sau bài học học sinh cần:

1.Về kiến thức

- Nêu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).

- Trình bày được một số thiên tai chủ yếu và thời gian sảy ra, nơi sảy ra và các biện pháp phòng chống.

- Đề xuất các giải pháp an toàn trong việc phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. - Nêu được nội dung Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

2.Về kĩ năng

- Quan sát được thực tế và thu thập tài liệu về môi trường, thiên tai tại Hà Giang. - Viết được báo cáo.

3.Thái độ

- Có ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.

- Biết các sự vật hiện tượng không tồn tại độc lập, mà giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, cần có tính toán tới hậu quả trước khi tác động vào tự nhiên hoặc quyết định các vấn đề trong cuộc sống.

4. Năng lực định hướng hình thành

+ Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh nhận nhiệm vụ giáo viên giao cho và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: các thành viên trong nhóm hợp tác với nhau tạo ra sản phẩm cuối cùng.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh thông qua các kênh thông tin, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành nhiệm vụ giải quyết vấn đề.

+ Năng lực tin học: Sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm tài liệu. + Năng lực ngôn ngữ: Học sinh trình bày về các thiên tai trước cả lớp.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS

1. Giáo viên: tranh ảnh có liên quan

2. Học sinh:

- Làm việc nhóm theo sự phân công của giáo viên và của nhóm trưởng. - Vở ghi, SGK

- Nhiệm vụ giáo viên đã phân công theo nhóm.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Hoạt động khởi động (thời gian 5p)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh

b. Hình thức học tập: cá nhân

c. Phương tiện: Máy chiếu / tranh ảnh

d. Các bước thực hiện

+ Bước 1: Giáo viên đưa học sinh quan sát 4 bức ảnh (ô nhiễm môi trường, phá

rừng, thiên tai, môi trường trong sạch, hậu quả của thiên tai)

? Em hãy sắp xếp các bực tranh theo trình tự logic? Nêu lí do vì sao em sắp xếp như thế?

+ Bước 2: học sinh trao đổi thỏa luận đưa ra ý kiến + Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp

+ Bước 4: Giáo viên cho ý kiến dẫn vào bài mới

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.

2.1. Hoạt động 1: Bảo vệ môi trường (thời gian 7p) a. Mục tiêu

- Nêu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).

- Liên hệ thực tiễn vấn đề môi trường tại Hà Giang.

- Vấn đáp.

- Kĩ thuật khai thác kiến thức từ tranh ảnh, vi deo.

c. Phương tiện dạy học

- Máy chiếu.

- Vi deo, tranh, ảnh đã chuẩn bị.

d. Các bước thực hiện

- Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát một bảng số liệu và một số thông tin sau và đưa ra câu hỏi - học sinh trả lời

Bảng 1: Một số số liệu thống kê về bão ở nước ta giai đoạn 1999- 2018

Giai đoạn 1999 - 2008 2009 - 2018

Tổng số cơn bão 78 93

Tổng số cơn bão trên cấp 12 32 36

Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền 28 44

(Nguồn mạng Internet: https://bnews.vn/bien-doi-khi-hau-va-nhung-con-bao/130087.html)

- Trước năm 2016 ở nước ta không có bão trên cấp 15, nhưng từ sau 2016 đã

bão trên cấp 16

- Tháng 10/ 2016, Bão số 7 đổ bộ vào Quảng Ninh, bình thường thời gian này bão sẽ hoạt động ở Miền Trung)

? Theo em những thông tin trên biểu hiện tình trạng gì về môi trường nước ta?

(Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường)

Bước 2: GV đưa câu hỏi - Học sinh trả lời:

? Mất cân bằng sinh thái là gì? Biểu hiện và nguyên nhân của tình trạng này?

(Mất cân bằng sinh thái là trạng thái không ổn định của hệ sinh thái, sinh vật không có sự thích nghi cao với điều kiện sống)

(Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về mất cân bằng sinh thái)

Bước 3: GV đưa câu hỏi - Học sinh trả lời:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 78 - 94)