Nguyên tắc lấy người học làm trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 63 - 67)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.5. Nguyên tắc lấy người học làm trung tâm

Nguyên tắc lấy người học làm trung tâm xác định vị trí của học sinh và giáo viên trong hệ thống giáo dục tích hợp. Theo nguyên tắc này, học sinh là chủ thể của giáo dục. Trong dạy học tích hợp, học sinh luôn đứng trước những tình huống có vấn đề mà giải quyết chúng, học sinh phải huy động nhiều kiến thức, kĩ năng đã học được trong nhiều môn học khác nhau. Để giải quyết các tình huống như vậy học sinh phả tích cực chủ động. Giáo viên trong hệ thống dạy học tích hợp đóng vai trò là người tổ chức và cố vấn, học sinh là trung tâm cho các hoạt động học tập. Đảm bảo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm cũng chính là dạy học theo quan điểm hướng vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết cho người học.

2.3. Quy trình tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và PTTT trong dạy học Địa lí 12

Việc tổ chức dạy học tích hợp cần được tổ chức một cách linh hoạt, thường có 7 bước như sau:

*Bước 1: Xác định mục tiêu và sản phẩm đầu ra của học sinh khi kết thúc chủ đề

Mục tiêu của chủ đề có thể là các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị, các năng lực chung hoặc năng lực chuyên biệt định hướng phát triển/ hình thành cho

học sinh khi kết thức chủ đề.

Sản phẩm đầu ra là những kết quả (dự kiến) mà học sinh sẽ đạt được khi kết thúc chủ đề; kết quả này là sự cụ thể hóa mục tiêu học tập của chủ đề. Ví dụ

Sơ đồ 2.1. Mục tiêu và sản phẩm đầu ra của chủ đề/ bài học tập

Bước 2: Lựa chọn chủ đề/ nội dung tích hợp

Các chủ đề tích hợp có thể sẽ được đưa ra hoặc gợi ý trong chương trình. Tuy nhiên các giáo viên cũng có thể cùng nhau xác định các chủ đề tích hợp cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, tâm lý của học sinh. Để xác định các chủ đề tích hợp khoa học xã hội cần lưu ý:

- Đối với học sinh: cần xem xét và cân nhắc trình độ, kinh nghiệm và sở thích của học sinh để lựa chọn chủ đề sao cho phù hợp và hấp dẫn.

- Năng lực định hướng phát triển cho học sinh trong chủ đề: Đó có thể là năng lực chung và các năng lực chuyên biệt, tuy nhiên cần có sự lựa chon các năng lực định hướng hình thành để tránh ôm đồm phát triển quá nhiều năng lực cùng một lúc sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.

- Các phạm vi môn học liên quan trong chủ đề: khi xác định các chủ đề liên môn không nhất thiết phải đảm bảo sự công bằng về phạm vi nội dung giữa các môn học mà chỉ cần dựa vào mục đích của việc xây dựng chủ đề, việc giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến chủ đề bao gồm những phạm vi kiến thức nào.

Xác định loại chủ đề, có thể là: + Vận dụng kiến thức

+ Hình thành kiến thức mới

+ Phức hợp (kết hợp giữa loại 1 và loại 2)

MỤC TIÊU QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẦU RA

Các hoạt động dạy học nhằm phát triển/ hình thành năng lực hợp tác Phát triển năng lực hợp tác hợp tác với bạn để thực hiện tốt nhiệm vụ trong nhóm

- Xác đinh logic và mạch phát triển của chủ đề:

- Xác định thời lượng cho chủ đề (trong bao nhiêu tiết)

- Xác định cấp / lớp tiến hành dạy học chủ đề.

Bước 3: Xác định các yếu tố khác của quá trình dạy học bao gồm:

- Hình thức tổ chức dạy học. - Phương pháp dạy học. - Kĩ thuật dạy học

- Phương tiện và thiết bị dạy học

Giáo viên chú ý định hướng sử dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu phát triển / hình thức năng lượng.

Bước 4. Thiết kế các hoạt động dạy học theo cách tiếp cận năng lực

Giáo viên căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu dạy học, phương pháp, kĩ thuật dạy học, đặc điểm tâm lí yếu tố vùng miền... để thiết kế các hoạt động dạy học cho phù hợp.

Bước 5: Xây dựng công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá cho phép giáo viên biết được mục tiêu dạy học đề ra có đạt được hay không. Quá trình đánh giá có thể lồng ghép với quá trình dạy học hoặc sử dụng các công cụ đánh giá độc lập. Do đó, công cụ đánh giá sẽ bao gồm cả những câu hỏi/ bài tập / hoạt động trong quá trình thực hiện chủ đề / tình huống và các câu hỏi/ bài tập/ phiếu quan sát/ bảng đề mục đánh giá... sau khi kết thúc chủ đề / nội dung.

Bảng 2.2. Ví dụ về xây dựng công cụ đánh giá trong dạy học tích hợp Nội dung kiến

thức của chủ đề

Mục tiêu dạy học

Sản phẩm đầu ra Công cụ đánh giá

Khái niệm Nêu được khái

niệm…

Nêu được khái niệm …. Câu hỏi: trình bày

vắn tắt khái niệm … Mối quan hệ giữa

các…

Phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố…

Tìm ra được mối quan hệ giữa các yếu tố….

Bài tập vẽ sơ đồ mô ta mối quan hệ giữa các yếu tố…

Nguyên nhân

của….

Hiểu được…. Chứng minh/ giải thích

được …..

Bài luận: Đưa ra các luận điểm, lập luận, kèm ví dụ thực tiễn Tìm kiếm những thông tin…. Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để làm …. Các sản phẩm công nghệ thông tin như bản trình chiếu trên PowerPoint, Website, bản tin, tờ rơi thiết kế bằng các phần mềm tin học Bảng đề mục đánh giá sản phẩm dự án Giao việc nhóm …. Hợp tác với nhóm bạn. Kết hợp để tạo ra sản phẩm nhóm Phiếu đánh giá nhóm Bước 6: Tổ chức dạy học

Việc tổ chức dạy học tích hợp được thực hiện linh hoạt tùy theo từng điều kiện vật chất cụ thể, trình độ của học sinh và thời gian cho phép. Giáo viên tổ chức cần linh động trong quá trình dạy học tránh máy móc, áp đặt điều này làm giảm hiệu quả của giờ học.

Bước 7: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dạy học

Sau khi tổ chức dạy học tích hợp cần chú ý đánh giá các khía cạnh sau: - Tính phù hợp với thực tế dạy học và thời lượng dự kiến.

- Mức độ đạt được của HS thông qua việc đánh giá các hoạt động học tập. - Sự hứng thú học tập của HS thông qua quan sát và phỏng vấn học sinh. - Mức độ khả thi với điều kiện vật chất.

Việc đánh giá giờ học có ý nghĩa rất to lớn vì nó giúpgiáo viên giảng dạy thấy được những hạn chế tồn tại trong tiết học để từ đó có thể điều chỉnh kế hoạch dạy học sao cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 63 - 67)