Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 75 - 76)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.8. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Là phương pháp dạy học được tổ chức theo những tình huống thực tiễn, trong đó người học được kiến tạo tri thức qua việc giải quyết vấn đề được đặt ra trong tình huống. Phương pháp này phù hợp với những nội dung học tập gắn với thực tế và kinh nghiệm của học sinh.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp có các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Xây dựng trường hợp từ những vấn đề thực tế, gắn với kinh nghiệm của học sinh.

Bước 2: Học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống theo nhóm hoặc cá nhân.

Bước 3: Thảo luận cả lớp và đưa ra kết luận.

Trong chương trình Địa lí 12- Địa lí tổ quốc nên có rất nhiều bài học có thể áp dùng phương pháp trên, tùy theo từng địa phương giáo viên có thể xây dựng trường hợp từ những vấn đề thực tế gắn với kinh nghiệm của học sinh. Cụ thể khi dạy bài 7. “Đất nước nhiều đồi núi”, bài 12 “Thiên nhiên phân hóa đa dạng”, bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”, bài 15 “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai”, Bài 25 “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp” và các bài thuộc phần “Địa lí các vùng kinh tế”… đều có thể áp dụng phương pháp trên.

Bộ”, GV có thể chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nghiên cứu 1 trường hợp gắn với thực tiễn.

+ Trường hợp 1: Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.

+ Trường hợp 2: Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

+ Trường hợp 3: Chăn nuôi gia súc + Trường hợp 4: Kinh tế biển

Học sinh chỉ ra được tiềm năng phát triển, hiện trang, những thuận lợi, những khó khăn và có những giải pháp khắc phục khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 75 - 76)