Kế hoạch dạy học bài 32: “Vấn đề khai thác thế mạn hở Trung du và miền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 94)

7. Cấu trúc của đề tài

2.5.2. Kế hoạch dạy học bài 32: “Vấn đề khai thác thế mạn hở Trung du và miền

Bắc Bộ”

(Xem bài thực nghiệm số 1 ở mục 3.3.3.2 thuộcchương 3) 2.5.3. Kế hoạch dạy học bài 44,45: “Tìm hiểu địa lí tỉnh thành phố”

(Xem bài thực nghiệm số 2 ở mục 3.3.3.3 thuộc chương 3)

2.6. Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai của học sinh tránh thiên tai của học sinh

2.6.1. Nội dung kiểm tra đánh giá

Cần hiểu đánh giá là công cụ học tập chứ không đơn thuần là công cụ đo lường. Vì vậy, nội dung đánh giá cần chú ý tới kết quả đầu ra, tức kết quả của một quá trình học tập trong một thời gian dài, cái mà học sinh học được chứ không phải cái học sinh đã được học (kiến thức, kĩ năng, thái độ)

Nội dung đánh giá cần được bám sát theo mục tiêu, nội dung giáo dục,,.. qua môn Địa lí cấp THPT như đã trình bày ở trên.

Để đạt được mục tiêu giáo dục ứng phó với BĐKH và PTTT, kiểm tra đánh giá cần chú ý một số điểm sau:

- Về mặt kiến thức

Kết quả học tập nội dung tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PTTT của mỗi học sinh ở cấp THPT đánh giá theo 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Điều cần chú ý là hạn chế kiểm tra trí nhớ mà tăng cường kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, vận dụng và khả năng tư duy của học sinh.

Nếu có thể thì áp dụng việc đánh giá theo cấp độ tư duy như bảng sau:

Bảng 2.4. bảng đánh giá theo cấp độ tư duy của học sinh

Cấp độ tư duy Nội dung

Nhận biết Học sinh nhớ được các khái niệm cơ bản, có thể trình bày lại

hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu.

Thông hiểu Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản, có thể vận dụng chúng trong

điều kiện tương tự như đã được học. Vận dụng

(ở cấp độ thấp)

Học sinh hiểu được khái niệm ở mức độ cao hơn mức thông hiểu, xác lập được liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên trong sách giáo khoa.

Vận dụng (ở cấp độ cao)

Học sinh có thể sử dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề mới, không giống những điều đã được học hoặc trình bày trong SGK nhưng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Đây là những vấn đề giống với các tình huống học sinh gặp phải trong đời sống.

Nội dung học tập hiện nay không chỉ bao gồm kiến thức khoa học mà còn cả kiến thức về mặt phương pháp. Do đó cần phải đánh giá được mức độ tiếp nhận và vận dụng loại kiến thức này. Điều này liên quan đến việc đánh giá cả quá trình học tập chứ không chỉ ở kết quả cuối cùng.

- Về kĩ năng:

Căn cứ vào nội dung của chương trình tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PTTT qua môn Địa lí ở THPT và cách trình bày nội dung trong sách giáo khoa (Sách giáo khoa Địa lí không chỉ cung cấp kiến thức qua kênh chữ mà còn chú trọng cung cấp kiến thức qua kênh hình: Bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh…) Việc kiểm tra đánh giá kĩ năng của học sinh cần tập trung vào các kĩ năng:

- Sử dụng mô hình, bản đồ, lược đồ. - Vẽ, nhận xét và phân tích biểu đồ.

- Vẽ, phân tích số liệu thống kê về biến đổi khí hậu và thiên tai.

- Quan sát, nhận xét về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, qua tranh ảnh, thực tế địa phương.

-Thu thập, xử lý thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tin về biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua môn địa lí.

- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của con người và môi trường từ đó tác động tới khí hậu và làm gia tăng thiên tai.

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng thì việc đánh giá tích hợp giáo dục BĐKH và PTTT qua môn Địa lí không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh sáng tạo, khả năng tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.

Cần chú ý đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học về giáo dục biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai vào các tình huống bên ngoài lớp học, ngay tại nơi các em sống.

- Về thái độ hành vi:

Trú trọng kiểm tra đánh giá sự thể hiện thái độ, hành vi của HS trước các vấn đề về môi trường ở trong lớp học, tại nhà trường, địa phương nơi các em sống. Đánh giá thái độ, hành vi đối với vấn đề biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai tại gia đình và cộng đồng.

2.6.2. Hình thức kiểm tra, đánh giá

Cần đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá là:

- Ngoài việc duy trì và tiếp tục hoàn thiện các hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống như kiểm tra nói, viết, bài tập. Cần từng bước áp dụng các hình thức đánh giá kiểm tra mới như phiếu hỏi, phiếu quan sát, các bài tập theo chủ đề, … Kết hợp đánh giá của giáo viên với đánh giá của học sinh, đánh giá định kì và đánh giá trong suốt quá trình học tập của học sinh

- Cho tới nay nước ta mới chủ yếu áp dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá. Trong phương pháp trắc nghiệm trong giáo dục được chia làm hai loại: trắc nghiệm vấn đáp và trắc nghiệm viết. Trắc nghiệm viết lại được chia làm hai nhóm là trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách qua. Mỗi loại trắc nghiệm lại có những ưu điểm và hạn chế riêng, vì vậy cần kết hợp linh hoạt các loại trách nhiệm nhằm đánh giá được khách quan chính xác kết quả học tập của học sinh. Song không nên quá thiên về phương pháp này hoặc phương pháp kia phải căn cứ vào mục tiêu và nội dung kiểm tra để lựa chọn phương pháp kiểm tra cho phù hợp.

- Trong kiểm tra đánh giá nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, cùng với việc đánh giá kiến thức, kĩ năng, nên chú y đánh giá thái độ hành vi của học sinh. Trắc nghiệm về thái độ đối với vấn đề thiên tai, biến đổi khí hậu đây là những vấn đề về môi trường, có thể áp dụng thang 5 bậc của R.R. LiKert: (HKĐ) - lưỡng lự (LL) - không đồng ý (KD).

Thang này cũng có thể rút xuống còn ba bậc: Đồng ý, lưỡng lự (phân vân), không đồng ý.

Trắc nghiệm về hành vi đối với vấn đề giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, có thể áp dụng thang đánh giá sau:

Rất thường xuyên (V) - Thường xuyên (O) - Hiếm khi (S) - Không bao giờ(N). Ví dụ

Mức độ Hành vi

V O S N

1. Tắt điện khi ra khỏi phòng học, nhà ở và khi không sử dụng. 2. Khuyên mọi người bảo vệ rừng

3. Tìm hiểu các kĩ năng phòng tránh thiên tai.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Như vậy, Tác giả đã phân tích chỉ rõ các địa chỉ và khẳng định, môn Địa lí 12 có khả năng tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH và PTTT rất cao cho học sinh THPT. Đồng thời để giáo dục tích hợp ứng phó với BĐKH và PTTT trong môn Địa lí cần tuân theo các nguyên tắc và quy trình tích hợp cụ thể để đảm bảo cho giáo dục tích hợp có hiệu quả cao. Dạy học tích hợp đang là xu hướng giáo dục mới, hướng tới phát triển năng lực cho học sinh nên tác giá cũng đã đề xuất và xác định rõ một số phương pháp dạy học tích cực thích hợp sử dụng trong giáo dục tích hợp nhất là tích hợp ứng phó với BĐKH và PTTT. Ngoài ra tác giả đã vận dụng quy trình tích hợp xây dựng một số kế hoạch dạy học giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai trong dạy học Điạ lí 12. Trong dạy học cần phải có khâu kiểm tra đánh giá để phân tích được hiệu quả của việc dạy học do vậy tác giả đã xác định nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai của học sinh trong chương 2 của đề tài.

Chương3

THỰC NGHỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của đề tài

“Tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học

Địa lí 12 - THPT ở tỉnh Hà Giang” nhằm tích cực hóa quá trình hoạt động của học sinh đề nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói chung và chất lượng giáo dục phòng tránh thiên tai cho học sinh và cho cộng đồng.

Kết quả thực nghiệm là cơ sở để đánh giá tính khả thi của đề tài để áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí ở nhà trường phổ thông.

Việc sử dụng kết hợp linh hoạt các PPDH tích cực môn Địa lí lớp 12 - THPT theo định hướng phát triển năng lực HS bước đầu đã đem lại kết quả khả quan, góp phần thúc đẩy hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực HS.

Qua thực nghiệm sẽ giúp tác giả tìm ra những thiếu sót để rút kinh nghiệm và kịp thời chỉnh lí, bổ sung để đề tài đạt kết quả cao nhất.

3.2. Nguyên tắc thực nghiệm

- Khách quan và khoa học.

- Đảm bảo tôn trọng tính xuyên suốt, tính liền mạch trong chương trình dạy học không làm xáo trộn kế hoạch dạy học của lớp, trường thực nghiệm.

- Không sử dụng thực nghiệm một cách tràn lan, phải chọn vấn đề then chốt, cần thiết để thực hiện. Khi đã được những phương pháp dạy học tích cực để thực nghiệm thì cần phải thực hiện đến mức cao nhất các nguyên tắc của thực nghiệm.

- Cần nắm chắc các ưu điểm và hạn chế của mỗi phương pháp dạy học, để sử dụng phù hợp với đặc trưng của từng trường trong quá trình thực nghiệm.

- Chỉ được tiến hành thực nghiệm khi có đầy đủ luận cứ về mục đích, điều kiện, các bước thực nghiệm, việc xử lí kết quả và phân tích lí luận và hướng giải quyết.

3.3. Tổ chức thực nghiệm

3.3.1. Chuẩn bị thực nghiệm

3.3.1.1. Chọn trường thực nghiệm

Nhằm đảm bảo quá trình thực nghiệm mang tính chất khách quan, trung thực, phổ biến tác giả luận văn đã chọn đối tượng thực nghiệm ở 3 trường THPT khác nhau trên địa bàn tỉnh Hà Giang đó là các trường:

- THPT Ngọc Hà TP Hà Giang, đây là trường đóng tai địa bàn thôn Sơn Hà xã Ngọc Đường thành phố Hà, Trường có 19 lớp với gần 650 học sinh. có cơ sở vật chất, trang thiết bị khá đầy đủ và ngày càng được quan tâm hiện đại hóa đảm bảo phục vụ tốt cho công việc giảng dạy. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp trường có kinh nghiệm nhiều năm trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã thuộc huyên Vị Xuyên, đời sống còn khó khăn, khu vực sinh sống của các em cũng thường xuyên đối mặt với các loại thiên tai.

- THPT Mậu Duệ Huyện Yên Minh, đây là trường đóng tại địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, Trường có 09 lớp với gần 300 học sinh.Nhà trường có cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn có kinh nghiệm nhiều năm trong quá trình giảng dạy.Học sinh tại trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Yên Minh đặc biệt là xã Mậu Duệ là nơi thường xuyên xảy ra thiên tai nhất là các thiên tai như sạt lở, lũ quét, rét đậm, rét hại…

- THCS và THPT Minh Ngọc- Bắc Mê, Đây là trường đóng tại xã Minh Ngọc, huyên Bắc Mê, trường 17 lớp khoảng gần 600 học sinh. Nhà trường có cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn có kinh nghiệm nhiều năm trong quá trình giảng dạy.Học sinh tại trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Trong địa bàn huyên Bắc Mê thì xã Minh Ngọc cũng là nơi thường xuyên xảy ra thiên tai nhất là các thiên tai như sạt lở, lũ quét, mưa đá và giông sét…

3.3.1.2. Chọn lớp thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiêm là học sinh các trường THPT Ngọc Hà TP Hà Giang, THPT Mậu Duệ Huyện Yên Minh, THCS và THPT Minh Ngọc - Bắc Mê tỉnh Hà Giang.Tại mỗi trường chọn hai lớp, lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, các lớp này có chất lượng học tương đương nhau (căn cứ vào kết quả khảo sát đầu năm).

Bảng 3.1. Danh sách các lớp tham gia thực nghiệm

TT Tên trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

1 Trường THPT Ngọc Hà 12C5 12C4

2 Trường THPT Mậu Duệ 12 A 12B

3.3.1.3. Chọn bài thực nghiệm

Bảng 3.2. Danh mục các bài thực nghiệm Bài Tiết

(PPCT) Tên bài dạy

15 17 Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

32 38 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

44 và 45 49,50 Tìm hiểu địa lí tỉnh thành phố

3.3.1.4. Giáo viên thực nghiệm

Bảng 3.3. Danh sách giáo viên Địa lí dạy thực nghiệm STT Họ và tên GV Năm

sinh

Thâm

niên Trình độ Đơn vị công tác

1 Nguyễn Thị Thanh Nguyệt 1984 10 Cử Nhân Trường THPT Ngọc Hà

2 Bùi Phương Thúy 1984 10 Thạc sỹ Trường THPT Mậu Duệ

3 Vương Thị Hồng Vân 1976 20 Cử nhân Trường THCS và THPT

Minh Ngọc

3.3.2. Phương pháp thực nghiệm

Dự giờ, quan sát, phỏng vấn, phát phiếu thăm dò ý kiến giáo viên dạy thực nghiệm. Kiểm tra kết quả hoạt động nhận thức thông qua bài kiểm tra của học sinh sau các giáo án tiến hành thức nghiệm trên lớp. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng một giáo viên dạy với hai giáo án khác nhau.

Lớp đối chứng dạy giáo án do chính giáo viên thường sử dụng: lớp thực nghiệm dạy theo giáo án do đề tài biên soạn và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy theo đúng giáo án đề xuất. Đồng thời bản thân đã cùng giáo viên tại trường thực nghiệm trao đổi và thống nhất về các phương pháp và tiến trình tổ chức lớp học. Sau khi dạy song, học sinh cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng được đánh giá bằng bài kiểm tra nhanh 15 phút, cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm một đề.

3.3.3. Nội dung thực nghiệm

3.3.3.1. Bài thực nghiệm số 1: (Xem kế hoạch dạy học minh hoạ tại mục 2.6 chương 2) 3.3.3.2. Bài thực nghiệm số 2: ( Xem phụ lục 6 A)

3.3.3.2. Bài thực nghiệm số 3: ( Xem phụ lục 6 B)

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Kiểm tra việc kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh thông qua các câu hỏi trắc nghiệm ngay sau giờ học bằng phiếu học tập. Những câu hỏi kiểm tra và đáp án đều có nội dung như nhau ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Các bài kiểm tra được chấm theo biểu điểm đã được thống nhất giữa người thực hiện đề tài và giáo viên thực nghiệm để đảm bảo kết quả thống nhất và khách quan.

Đánh giá xếp loại theo thang điểm 10, phân loại như sau

Loại giỏi: 9; 10 Loại yếu: 3;4

Loại khá: 7;8 Loại kém: 1;2

Loại trung bình: 5;6

3.4.1. Phân tích định lượng

Để phân tích định lượng, Đề tài sử dụng chủ yếu các thông số sau:

- Tỉ lệ %: tỉ lệ này nhằm phân loại kết quả học tập của học sinh làm cơ sở so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Giá trị trung bình cộng (X): nhằm so sánh mức học trung bình của hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng.

- Độ lệch chuẩn (S): là tham số đo mức độ phân tán kết quả học tập của học sinh quanh giá trị trung bình (X). Nếu độ lệch chuẩn (S) càng nhỏ, chứng tỏ kết quả học tập của học sinh quanh giá trị trung bình cộng (X) càng ít và ngược lại.

Bài kiểm tra ở các nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được sử dụng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 94)