Đối với học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 55 - 57)

7. Cấu trúc của đề tài

1.6.2. Đối với học sinh

- Về thái độ học tập: Như đã nói kiến thức về ứng phó với BĐKH và PTTT là kiến thức rất gần gũi và thiết thực, tác động trực tiếp tới cuộc sống của học sinh và đây cũng là kiến thức được phương tiện thông tin đại chúng nói đến nhiều. Chính vì vậy đa số các em có sự hào hứng, yêu thích được học tập và tim hiểu về nó.

- Về kiến thức và kĩ năng ứng phó với BĐKH và PTTT các em học sinh còn thiếu nhiều. Qua phiếu khảo sát tôi nhận thấy rằng các em đã có kiến thức cơ bản về thiên tai, phân loại, nơi sảy ra, thời gian sảy ra, một số biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên kiến thức về biến đổi khí hậu, các kĩ năng ứng phó với thiên tai như “Em phải làm gì trước khi có áp thấp nhiệt đới?” hay “em phải làm gì khi có mưa lớn kéo dài?”.“Em nên làm gì khi trời có giông sét?”….. những kĩ năng này các em còn thiếu rất nhiều mặc dù đây lại là những điều hết sức quan trọng để cứu sống các em hoặc người thân khi có thiên tai.

- Ngoài ra cũng có một bộ phận học sinh chưa thực sự nghiêm túc học tập, chưa ý thức được rằng bản thân mình cần phải có những kiến thức và những kĩ năng, từ đó phát triển năng lực ứng phó với BĐKH và PTTT để bảo vệ bản thân và tuyên truyền cho người xung quanh. Nhất là trong thời đại ngày nay khi mà môi trường ngày càng bị biến đổi, thiên tai ngày càng gia tăng. Có năng lực ứng phó với BĐKH và PTTT còn thể hiện quyền, trách nhiệm của bản thân học sinh về vấn đề ứng phó với BĐKH và PTTT.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, Đề tài đã làm rõ được cơ sở lí luận về phương pháp dạy học; Những vấn đề về BĐKH và PTTT gồm nguyên nhân hậu quả và giải pháp. Đề tài cũng đã chỉ rõ được sự cần thiết phải giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai trong trường học. Quan trong hơn hết dựa vào kết quả điều tra khảo sát, đồng thời nắm vững đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm sách giáo khoa… đề tài đã phân tích thực trạng dạy học Địa lí ở trường THPT và việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai trong dạy học tại tỉnh Hà Giang đối với giáo viên và học sinh. Đã chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, những khó khăn để từ đó làm cơ sở đề ra các giải pháp khắc phục trong dạy học Địa lí 12 nói chung và dạy học tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và PTTT trong môn địa li 12 ở THPT Hà Giang nói riêng.

Chương 2

QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 55 - 57)