Phương pháp dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 73 - 75)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.7. Phương pháp dạy học theo dự án

Là một Phương pháp dạy trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành, có tạo ra các sản phẩm cụ thể. Nhiệm vụ của dự án học tập được người học thực hiện với tính tự lực cao trong một vài hay toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra điều chỉnh đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

Dạy học dự án rất phù hợp với những bài học có chủ đề học tập gắn với thực tế của học sinh, những vấn đề toàn cầu: môi trường, thiên tai, sử dụng tài nguyên, xung đột, toàn cầu hóa, văn hóa…

Bước 1: Chọn nội dung phù hợp để thiết kế dự án.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện, bao gồm những thao tác sau: - Xác định mục tiêu cho dự án

- Lập dự án và xác định sản phẩm của dự án.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện: thời gian tiến hành, địa điểm, chuẩn bị các phương tiện và thiết bị cần thiết cho thực hiện dự án …

- Phân nhóm và thông báo cho học sinh về cách thức nội dung công việc, thời gian hoàn thành và cung cấp tài liệu tham khảo, cho học sinh biết cách thức, tiêu chí đánh giá.

Bước 3: Thực hiện dự án.

Bước 4: Thu thập kết quả làm việc của học sinh.

Bước 5: Tiến hành đánh giá kết quả làm việc của học sinh; rút kinh nghiệm.

Ví dụ: dự án “Tìm hiểu vấn đề thiên tai và phòng tránh thiên tai tại địa phương

1. Xác định chủ đề

Mỗi nhóm học sinh có thể chọn một thiên tai têu biểu ở địa phương như: lũ quét, ngập lụt, sặt lở, rét đậm rét hại….

2. Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện 2.1. Đề cương

a) Mục đích tìm hiểu vấn đề thiên tai (ví dụ lũ quét) b) Thực trạng lũ quét ở địa phương

c) Nguyên nhân gây ra lũ quét d) Hậu quả của lũ quét

e) Đề xuất giải pháp phòng tránh lũ quét.

2.2. Những việc cần làm, thời gian thực hiện và phương pháp tiến hành a) lựa chọn địa điểm

b) những việc cần làm

- Thu thập thông tin (từ tài liệu sẵn có, từ khảo sát thực địa) - Xử lí thông tin

- Viết báo cáo c) Thời gian: 1 tuần d) Phương pháp tiến hành - Khảo sát thực địa

các cơ quan có thẩm quyền.

- Phỏng vấn người dân địa phương nhất là những người già. 3. Thực hiện dự án

- Lựa chọn địa điểm khảo sát (nơi thương xuyên xảy ra lũ quét, hoặc mới sảy ra lũ quét).

- Khảo sát thực tế thu thập thông tin. - Xử lí thông tin và viết báo cáo.

4. Giới thiệu sản phẩm: các bài viết, tranh ảnh, số liệu… 5. Đánh giá dự án

- Tổ chức học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm.

- Tổng kết đánh giá về phương pháp tiến hành và kết quả làm việc của từng nhóm * Lưu ý cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi đi thực địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 73 - 75)