Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 72 - 73)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.6. Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng đồng

Ở mỗi cộng đồng địa phương đều có những vấn đề bức xúc riêng về thiên tai, biến đổi khí hậu… giáo viên cần khai thác tình hìnhbiến đổi khí hậu và thiên taicủa địa phương để giáo dục học sinh đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả, phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải thu thập số liệu, sự kiện và tìm hiểu tình hình địa phương. Trong chương trình Địa lí cấp THPT có giành thời gian cho HS tìm hiểu về những vấn đề của địa phương giáo viên cần chú ý yêu cầu HS thu thập thông tin, tư liệu về BĐKH, thiên

tai và phong tránh thiên tai. Đồng thờihướng dẫn học sinh viết báo cáo về các vấn đề có liên quan. Nếu có điều kiện, nên hướng dẫn học sinh tổ chức triển lãm tìm hiểu về thiên tai/ tài nguyên/ môi trường ở địa phương nơi trường đóng - những vấn đề đặt ra về thiên tai/ khai thác tài nguyên/ môi trường của địa phương; học sinh kiến nghị và đề xuất giải pháp xử lí những vấn đề trên của địa phương mình.

Việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu những vấn đề của biến đổi khí hậu và thiên tai địa phương có thể được khai triển dưới hình thức giao cho học sinh khai triển những dự án nhỏ, phù hợp với điều kiện của nhà trường và với trình độ của học sinh.

Ví dụ khi dạy bài 15. “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai” (Địa lí 12),

mục 2 “Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống”. Giáo viên có thể hướng

dẫn và tổ chức học sinh thực hiện triển lãm ảnh tìm hiểu về thiên tai của địa phương

mình. Các nhóm phải trả lời câu hỏi “Nếu là một nhà lãnh đạo đứng đầu địa phương

em sẽ làm gì để PTTT cho địa phương?”

Hoặc ví dụ khi dạy bài 44,45. “Tìm hiểu Địa lí tỉnh, thành phố” (Địa lí 12). Giáo

viên có thể giao cho học sinh những nhiệm vụ theo những dự án nhỏ như:“Đánh giá

những thuận lợi và khó khăn của tỉnh thành phố, đề ra hướng giải quyết? thiên tai nào hay xảy ra nhất tại tỉnh/ thành phố? Vì sao?”; “thực trạng phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp hoặc dịch vụ của tỉnh / thành phố? Tác động của nó tới môi trường”; BĐKH có xảy ra tại tỉnh / thành phố không? tác động của nó tới sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh - thành phố”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai qua thực tế dạy học địa lí 12 THPT (Trang 72 - 73)