Hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ lệ thích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố về bài viết trên facebook tác động đến sự tương tác trực tuyến của khách hàng tại việt nam (Trang 77 - 80)

Với biến phụ thuộc là tỷ lệ thích, kết quả được phân tích như sau:

Biến Day (ngày đăng): có P-value = 0.127>0.1; nên biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình

Biến TIM (giờ đăng): có P-value = 0.246>0.1 nên biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Biến TSD1 (link liên kết): có P-value = 0.007<0.1; hệ số hồi quy Beta =0.044. Như vậy, biến TSD1 tác động tích cực đến tỷ lệ thích. Hay nói cách khác, các bài đăng với dòng trạng thái có link liên kết thường được thích hơn so với các bài đăng không có link liên kết.

Biến TSD2 (hình ảnh): có P-value = 0.001<0.1; hệ số hồi quy Beta = 0.0377. Như vậy, biến TSD2 tác động tích cực đến tỷ lệ thích. Hay nói cách khác, các bài đăng với Hình ảnh thường được người dùng tương tác thích hơn so với các bài đăng không có Hình ảnh.

Biến TSD3: loại trừ ra khỏi mô hình vì xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Biến TTT1 (link xanh): có P-value = 0.01<0.1; hệ số hồi quy Beta = 0.450. Như vậy, biến TTT2 tác động tích cực đến tỷ lệ thích. Hay nói cách khác, các bài đăng với link xanh thường được thích hơn so với các bài đăng không có link xanh.

Biến TTT2 (kêu gọi): có P-value = 0.001<0.1; hệ số hồi quy Beta = 0.046. Như vậy, biến TTT2 tác động tích cực đến tỷ lệ thích. Hay nói cách khác, các bài đăng với dòng trạng thái kêu gọi thường được người dùng thích hơn so với các bài đăng không có kêu gọi.

Biến TTT3 (câu hỏi): có P-value = 0.000<0.1; hệ số hồi quy Beta = 0.052. Như vậy, biến TTT3 tác động tiêu cực đến tỷ lệ bình luận. Hay nói cách khác, các bài đăng có các câu hỏi thường được thích hơn so với các bài đăng không có câu hỏi.

Biến INF1 (thông tin thông thường): có P-value = 0.001<0.1; hệ số hồi quy Beta = -0.217. Như vậy, biến INF2 tác động tiêu cực đến tỷ lệ thích. Hay nói cách khác, các bài đăng với thông tin thông thường thì không được người dùng thích.

Biến INF2 (thông tin tích cực): có P-value = 0.004<0.1; hệ số hồi quy Beta =-0.244. Như vậy, biến INF2 tác động tiêu cực đến tỷ lệ thích.

Biến INF3 (thông tin tiêu cực): có P-value = 0.819>0.1 nên biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Biến ENT1 (game, chuyện, lời chúc): có P-value = 0.481>0.1 nên biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Biến ENT2 (mẹo vặt, hướng dẫn, bí quyết): có P-value = 0.021<0.1; hệ số hồi quy Beta = 0.045. Như vậy, biến ENT2 tác động tích cực đến tỷ lệ thích. Hay nói cách khác, các bài đăng có tính giải trí với các Mẹo vặt, chuyện, hay lời chúc thì được người dùng thích.

Biến REW (tính thưởng): có P-value = 0.000<0.1; hệ số hồi quy Beta =- 0.900. Như vậy, biến REW tác động tiêu cực đến tỷ lệ thích. Hay nói cách khác, các bài đăng có tính thưởng thì không được người dùng thích.

Biến EMO (tính thưởng): có P-value = 0.588>0.1; nên biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Biến LEN (độ dài bài đăng): có P-value = 0.000<0.1; hệ số hồi quy Beta =0.042. Như vậy, biến LEN tác động tích cực đến tỷ lệ thích. Hay nói cách khác, các bài đăng có độ dài dưới 80 ký tự thì được người dùng thích hơn so với các bài đăng có độ dài hơn 80 ký tự.

Biến ADV (quảng cáo): có P-value = 0.000<0.1; hệ số hồi quy Beta =0.0918. Như vậy, biến ADV tác động tích cực đến tỷ lệ thích. Hay nói cách khác, các bài đăng có quảng cáo thì được người dùng thích hơn so với các bài đăng không có quảng cáo.

Bảng 4.16:Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ lệ thích

Số quan sát = 600 LR chi2 (16)=204.66 Prob>chi2 =0.000 Pseudo R2=0.0419

Tỷ lệ thích Hệ số Coef. Sai số chuẩn P>z

DAY 0.021 0.013 0.127 TIM -0.012 0.01 0.246 TSD1 0.044 0.016 0.007 TSD2 0.038 0.011 0.001 TSD3 0 (omitted) TTT1 0.045 0.017 0.010 TTT2 0.046 0.014 0.001 TTT3 0.052 0.014 0.000 INF1 -0.217 0.084 0.010 INF2 -0.244 0.084 0.004 INF3 -0.033 0.144 0.819 ENT1 0.008 0.011 0.481 ENT2 0.045 0.019 0.021 REW -0.09 0.015 0.000 EMO 0.007 0.012 0.558 LEN 0.042 0.012 0.000 ADV 0.091 0.011 0.000 Hằng số 4.601 0.086 0.000 alpha 0.002 0.001

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố về bài viết trên facebook tác động đến sự tương tác trực tuyến của khách hàng tại việt nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)