Tính tương tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố về bài viết trên facebook tác động đến sự tương tác trực tuyến của khách hàng tại việt nam (Trang 26 - 27)

Tính tương tác có thể được định nghĩa là mức độ mà hai hoặc nhiều bên giao tiếp có thể hoạt động với nhau, trên các phương tiện truyền thông, trên các thông điệp, và mức độ ảnh hưởng được đồng bộ hóa. Ví dụ người dùng cung cấp ý kiến của họ về sản phẩm hoặc trả lời thông tin liên quan đến sản phẩm được cung cấp bởi người bán hàng trực tuyến. Quản trị viên của trang thương hiệu Facebook có thể sử dụng nhiều mức độ tương tác để phổ biến thông tin, sử dụng văn bản, liên kết, bỏ phiếu, kêu gọi hành động (ví dụ: yêu cầu người hâm mộ đến các trang web nhất định, nhấp vào nút "thích" và nhận xét về thông tin), cuộc thi, câu hỏi và câu đố (De Vries và cộng sự, 2012). Một bài đăng trên trang thương hiệu chỉ có văn bản thì là không tương tác, trong khi bài đăng có một liên kết đến một trang web khác được cho là có tương tác, bởi vì người dùng có thể click vào nó (Fortin và Dholakia, 2005). Hơn nữa, một câu hỏi đại diện một bài đăng thương hiệu tương tác cao vì nó khuyến khích câu trả lời từ người hâm mộ. Tương tác được coi là một yếu tố thiết yếu trong việc xác định hành vi, thói quen và tình cảm cũng như sự hài lòng, thái độ, quyết định của khách hàng (Fortin và Dholakia, 2005). Mức độ tương tác cao có thể mang lại hiệu quả truyền thông cao hơn. Vì vậy nghiên cứu này cho thấy thông tin trình bày với mức độ tương tác cao tạo ra mức độ tương tác trực tuyến của người dùng đối với bài đăng cao. Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H1b: Trên trang Fanpage thương hiệu Facebook, thông tin trình bày với tính tương tác cao có ảnh hưởng tích cực đến sự tương tác của người dùng trực tuyến đối với bài đăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố về bài viết trên facebook tác động đến sự tương tác trực tuyến của khách hàng tại việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)