Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học cơ sở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 59 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp

2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động

dạy của giáo viên

Để tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 6 (phụ lục 1), kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên

Đánh giá: 1=Khơng thường xun; 2= Ít thực hiện; 3= Trung bình;

4= Thường xun; 5 = Rất thường xuyên

TT

Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của

giáo viên Mức độ ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 SL SL SL SL SL 1

Tổ chuyên môn xây dựng nội dung mơn học theo chương trình giáo dục phổ thơng mới, xây dựng cách thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh THCS

11 14 8 23 16 3.26 2

2 Tổ chuyên môn chỉ đạo GV soạn

giáo án theo hướng tiếp cận năng lực 14 12 19 5 22 3.13 4

3

Khảo sát trình độ, năng lực của GV để lập kế hoạch bồi dưỡng với nhiều hình thức, nội dung phù hợp; chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học

9 16 9 27 11 3.21 3

4

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực

13 21 8 18 12 2.93 5 5 Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch

và kiểm tra theo đặc thù bộ môn 15 11 14 29 3 2.92 6

6

Huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngồi ngân sách, thiết bị dạy học phong phú, đa dạng để hỗ trợ GV trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và tổ chức dạy học môn giáo dục thể chất

14 16 11 27 4 2.88 7

7

Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra GV thực hiện quy chế chuyên môn

Kết quả khảo sát cho thấy, CBQL đã thực hiện thường xuyên nội dung “Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn,

kiểm tra GV thực hiện quy chế chuyên môn” (3.67 điểm, thứ bậc 1), thông qua

nội dung này để đánh giá nề nếp chuyên môn trong chuẩn bị hồ sơ chuyên môn của GV và giám sát GV thực hiện đúng quy chế chuyên môn để duy trì nề nếp giảng dạy.

Tuy nhiên, nội dung “Tổ chuyên môn xây dựng nội dung môn học theo

chương trình giáo dục phổ thơng mới, xây dựng cách thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh THCS”

(3.26 điểm, thứ bậc 2) thực hiện chưa thường xuyên, các GV vẫn thực hiện theo chương trình cũ mà chưa có sự đổi mới trong thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình GDTC theo tiếp cận năng lực cho HS. Do vậy, CBQL cần quan tâm sát sao để chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện có hiệu quả nội dung này và nội dung “Tổ chuyên môn chỉ đạo GV soạn giáo án theo hướng tiếp cận năng lực” (3.13 điểm, thứ bậc 4), bênh cạnh đó, CBQL cũng cần phải thường xuyên chỉ đạo “Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và kiểm tra theo đặc thù bộ môn” (2.92 điểm, thứ bậc 6) bởi hiện nay nội dung này đang bị xem nhẹ.

Nội dung “Khảo sát trình độ, năng lực của GV để lập kế hoạch bồi

dưỡng với nhiều hình thức, nội dung phù hợp; chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học” (3.21 điểm, thứ

bậc 3) chưa thường xuyên thực hiện. Hiện nay, một bộ phận GV môn GDTC còn yếu về năng lực đặc thù như năng lực thực hành thể thao, năng lực tổ chức thi đấu thể thao, năng lực huấn luyện thể thao nhưng một số CBQL ở các trường THCS chưa tiến hành khảo sát trình độ, năng lực của GV để lập kế hoạch bồi dưỡng với nhiều hình thức, nội dung phù hợp. Vì vậy, nội dung “Tổ

chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực” (2.93 điểm, thứ bậc 5) chưa thường xuyên thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Mặt khác, một bộ phận GV môn GDTC chưa chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp dạy học.

Nội dung “Huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngồi ngân

sách, thiết bị dạy học phong phú, đa dạng để hỗ trợ GV trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tổ chức dạy học môn giáo dục thể chất”

(2.88 điểm, thứ bậc 7). Theo CBQL V.V.M trường THCS Hồng Tiến: “Hiện

nay nhiều phụ huynh HS và cán bộ, GV trong nhà trường coi môn giáo dục thể chất là “môn phụ”, theo cách cũ, chỉ mỗi thầy dạy trên lớp và các trường đều học một bài thể dục như nhau nên môn học này chưa nhận được sự quan tâm của nhà trường và các lực lượng xã hội”. Môn GDTC lại là môn học rất quan trọng, là một trong 4 lĩnh vực cốt yếu: Đức, trí, thể, mỹ. Vì vậy, trong Chương trình giáo dục phổ thơng mới, GDTC là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, do vậy, cần thay đổi nhận thức của CBQL, GV và các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường về mơn học này nhằm Huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài ngân sách, thiết bị dạy học phong phú, đa dạng để hỗ trợ GV trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và tổ chức dạy học môn giáo dục thể chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học cơ sở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 59 - 62)