Chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV về chuyên môn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học cơ sở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 92 - 95)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4.Chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV về chuyên môn,

3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận

3.2.4.Chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV về chuyên môn,

nghiệp vụ dạy học thể dục theo tiếp cận năng lực

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Sinh hoạt chuyên môn là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành giáo dục nói chung và mỗi nhà trường nói riêng. Tăng cường sinh hoạt chuyên môn giúp cho mỗi cán bộ giáo viên trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm chuyên mơn, những khó khăn vấp phải, cùng nhau tìm ra hướng giải quyết nhằm tìm ra những phương pháp trong tổ chức hoạt hoạt động giáo dục thể chất theo năng lực của học sinh.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn thể dục theo tiếp cận năng lực của học sinh là nhiệm vụ then chốt cần làm ngay nhằm đáp ứng nhu cầu năng lực của học sinh và cả xã hội.

Đối với hoạt động giáo dục thể chất theo năng lực người học cần tập trung: Trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu của năm học mà trường đã đề ra, cần phải cụ thể hóa, gắn với mục tiêu riêng của mơn học giáo dục thể chất. Từ đó xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các mục tiêu, dưới sự chỉ đạo giám sát của ban giám hiệu.

Tiến hành tổ chức sinh hoạt chuyên môn tức là cùng nhau xây dựng kế hoạch hoạt động, có sự đóng góp ý kiến của tất cả các thành viên trong tổ chuyên mơn, trên cơ sở phân tích thực trạng dạy và học mơn giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh, từ đó chỉ ra những thuận lợi tiến hành thực hiện và những khó khăn trong q trình thực hiện cần phải khắc phục, cùng nhau trao đổi để tìm ra những hướng giải quyết tốt nhất hướng tới phát triển năng lực cho học sinh.

Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để cùng nhau xây dựng nội dung và thiết kế các chương trình hoạt động giáo dục thể chất có hiệu

quả. Với mục đích là hướng tới phát triển năng lực cho học sinh, vì vậy các hoạt động chuyên môn cũng chú trọng tới việc xây dựng các kế hoạch tập trung theo hướng tổ chức các hình thức hoạt động câu lạc bộ thể dục thể thao học sinh yêu thích, hoạt động tập thể và lao động cơng ích hình thức tham gia các hoạt động ngoại khóa.... Cùng nhau trao đổi những sáng kiến kinh nghiệm để các câu lạc bộ hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Cách thức thực hiện: để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, các giáo viên cần thường xuyên bồi dưỡng, tự trau dồi học hỏi kinh nghiệm, tự bồi dưỡng các năng lực sau: Năng lực giải quyết các tình huống giáo dục trong dạy học giáo dục thể chất, Năng lực tư vấn, tham vấn cho học sinh, Năng lực phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh, Năng lực xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ giáo dục, Năng lực đánh giá kết quả giáo dục, Năng lực tìm hiểu chương trình và Sách giáo khoa, Năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, Năng lực quản lý hồ sơ dạy học, năng lực phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học, Năng lực xây dựng môi trường học tập, Năng lực tự đánh giá, năng lực tự học, tự nghiên cứu, Năng lực thực hành thể thao, Năng lực cứu thương, Năng lực Tổ chức thi đấu thể thao.

Căn cứ vào các cơng văn chỉ đạo của Phịng giáo dục và đào tạo, Ban lãnh đạo nhà trường cần tổ chức các Hội nghị thường niên hàng năm để xác định mục tiêu, u cầu đối với từng mơn học nói chung và mơn giáo dục thể chất nói riêng.

Ban lãnh đạo nhà trường căn cứ vào nguồn nhân lực thực tế của nhà trường, phân công chức năng nhiệm vụ cho các giáo viên đảm nhiệm lên lớp phù hợp với trình độ đã được đào tạo.

Từ đầu năm học, ban lãnh đạo nhà trường cử và tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho các đồng chí cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn về một số nội dung như: Xây dựng kế hoạch, mục tiêu chung của môn học giáo dục thể chất, từ đó mỗi giáo viên chịu trách nhiệm đảm nhận mơn đó cần cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn hóa thành kế hoạch hoạt động của nhóm chun mơn, của cá nhân mình; Tập huấn về cơng tác kiểm tra giám sát các hoạt động chuyên môn của giáo viên, để từ đó giáo viên được chủ động chuẩn bị kế hoạch đáp ứng với yêu cầu đã được đặt ra từ đầu; Tập huấn về công tác đổi mới về chuyên môn nghiệp vụ hàng năm đối với mỗi giáo viên của từng môn học.

Ban lãnh đạo nhà trường cũng thường xuyên đôn đốc chỉ đạo cán bộ giáo viên phải tiến hành bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch theo từng tuần, coi đó là nhiệm vụ tiên quyết trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, sau mỗi tuần tiến hành tự kiểm tra, rút kinh nghiệm bằng việc dự giờ của đồng nghiệp, sau đó tiến hành trao đổi, thảo luận và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm các tiết học. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy hướng tới phát triển năng lực của người học.

Hàng năm, phòng GD&ĐT kết hợp với các ban giám hiệu của các trường trên địa bàn, tổ chức những buổi sinh hoạt chun mơn theo cụm hoặc nhóm các trường để giao lưu học hỏi, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm của các trường với nhau.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện những biện pháp thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên cần dựa trên những chỉ đạo thực tiễn thông qua hệ thống các văn bản của Bộ, của Phòng GD&ĐT và quy định riêng của từng trường.

Tạo điều kiện cho các giáo viên nói chung và các giáo viên giảng dạy mơn giáo dục thể chất nói riêng được đi tập huấn, tham gia các buổi trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm giữa các trường, điều này tạo niềm hứng khởi, ý thức trách nhiệm cho mỗi giáo viên để phát huy năng lực cho các em học sinh. Sau mỗi đợt đi tập huấn, học hỏi kinh nghiệm trở về, các cán bộ giáo viên sẽ tổ chức các buổi họp nhóm chun mơn để truyền đạt lại những kiến thức đã được lĩnh hội, để các giáo viên khác được học tập và được bổ sung những kiến thức mới.

Cần tạo mơi trường làm việc thân thiện, vui vẻ, tích cực để các cán bộ giáo viên cống hiến tồn tâm, tồn ý cho cơng việc.

Cũng cần có những chính sách tun dương, khen thưởng kịp thời cho các giáo viên có những sáng kiến về nâng cao chất lượng giảng dạy, để học sinh có thể phát huy hết năng lực học tập của mình. Tạo khơng khí thi đua cùng nhau tích cực cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học cơ sở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 92 - 95)