Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học cơ sở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 77 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Hoạt động giáo dục thể chất ở mỗi một giai đoạn, mỗi một cấp học có mục tiêu riêng. Với đối tượng là học sinh ở các trường THCS quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe, nâng cao năng lực thể chất, để từ đó học sinh có thể tự định hướng cho bản thân, lên kế hoạch để sinh hoạt và rèn luyện, sống có ý thức, tự tin, dũng cảm và trách nhiệm với bản thân, với mọi người xung quanh, và cả xã hội. Vì vậy khi đề xuất các biện pháp nhằm quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh luôn cần phải bám sát mục tiêu, đối tượng. Để làm được điều đó nhà trường cần lên kế hoạch chặt chẽ, phù hợp với từng đối tượng, từng giai đoạn, từng điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; sau khi chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục thể chất, cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả của cơng việc từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn.

3.1.2 Đảm bảo tính hệ thống

Để nâng cao quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS cần đảm bảo nguyên tắc tính hệ thống. Thực chất của nguyên tắc này nghĩa là đảm bảo hoạt động giáo dục thể chất một cách thường xuyên và đồng thời kết hợp luân phiên giữa hoạt động và nghỉ ngơi, các hoạt động diễn ra theo một trình tự nhất định trong quá trình luyện tập. Để đáp ứng với mục tiêu trong giáo dục thể chất, địi hỏi các thầy cơ trong quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh cần có những kế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn hoạch cụ thể, cân đối phân chia thời gian sao cho hợp lý giữa luyện tập và nghỉ ngơi tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. Nhưng vẫn ln đảm bảo tính liên tục.

Tính hệ thống trong chương trình giáo dục thể chất cịn được biểu hiện tính lặp lại và tính biến động trong nội dung chương trình, có nghĩa là với một số bài tập cần tiến hành lặp lại nhiều lần để học sinh có thể luyện thành những kỹ năng, để từ đó phát triển các yếu tố nâng cao thể chất và tinh thần người học

Tính hệ thống trong quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực người học còn thể hiện ở một số quy tắc như “từ dễ đến khó”, “từ đơn giản đến phức tạp”, “từ chưa biết đến biết”. Giúp người học cảm thấy hứng thú với hoạt động giáo dục thể chất. Sau đó, nếu có thể cần xây dựng chương trình nâng cao tùy thuộc vào đối tượng.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa

Với mục đích là tăng tính tự lựa chọn cho học sinh, hướng tới phát triển năng lực cho người học. Để xây dựng những giải pháp nâng cao hoạt động quản lý giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS tính kế thừa là một nguyên tắc hết sức cơ bản, đồng thời đây cũng là cơ sở khoa học quan trọng trong thiết kế, xây dựng một chương trình đào tạo phù hợp và hiệu quả. Ngoài rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh, mơn giáo dục thể chất cịn rèn cho mỗi học sinh tác phong nhanh nhẹn, tính kỷ luật cao, tinh thần tập thể và có thêm các phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh. Vì thế, bên cạnh kế thừa các nội dung cốt lõi như: Đội hình đội ngũ, tác phong, tư thế và kỹ năng vận động truyền thống, các bài khởi động, bài thể dục hay những trò chơi vận động; cần xây dựng lại chương trình giáo dục thể chất để đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống để phù hợp với từng đối tượng.

Tính kế thừa trong hoạt động quản lý giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực người học còn thể hiện ở chỗ khi áp dụng các phương pháp dạy học: kết hợp linh hoạt các phương pháp truyền thống và hiện đại để phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng. Trong quá trình kết hợp giữa các phương phương dạy

học không nên xem nhẹ các phương pháp truyền thống, cần nắm bắt tình hình đối tượng cụ thể để áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.

Trong việc quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực người học, tính kế thừa cịn được thể hiện ở chỗ kiểm tra đánh giá kết quả người học. Trên cơ sở kiểm tra đánh giá hiệu quả của người học, với mục tiêu của chương trình là đánh giá năng lực và phẩm chất người học, nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở hệ thống kiến thức về lý thuyết, nên có thể kết hợp nhiều hình thức như: kiểm tra vấn đáp, kiểm tra trắc nghiệm trên giấy, kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra định kỳ, kiểm tra mức độ rèn luyện về kỹ năng…

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Một nguyên tắc quan trọng để nâng cao hiệu quả của quản lý hoạt động giáo dục thể chất tiếp cận năng lực cho học sinh đó là phải đảm bảo tính hiệu quả, tức là cái mà giáo viên mong muốn các em học sinh đạt được, hướng tới. Tính hiệu quả của chương trình giáo dục thể chất tiếp cận năng lực cho các e học sinh được thơng qua q trình đánh giá chất lượng trong quá trình và sau khi thực hiện chương trình giáo dục thể chất.

3.1.5. Đảm bảo tính khả thi

Một trong những cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS là xây dựng một chương trình giáo dục có tính khả thi tức là khả năng được hiện thực hóa. Tức là nội dung chương trình phải đảm bào tính phổ thơng,tính đại trà, khơng đề ra q cao hay q khó để cả giáo viên và học sinh đều cảm thấy lung túng và . Vì thế:

Về phía giáo viên, cần phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy các môn giáo dục thể chất: Dựa trên nội dung khung chương trình, yêu cầu cần đạt được, mục tiêu mơn học… các giáo viên có thế quy định các nội dung môn học, phân luồng thành các môn tự chọn hay bắt buộc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của học sinh. Từ đó có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn định hướng kết quả đầu ra để học sinh chủ động trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả môn học.

Để hoạt động quản lý giáo dục thể chất tiếp cận năng lực cho học sinh các trường THCS đảm bảo tính khả thi cần điều chỉnh một số nội dung chương trình sao cho sát với thực tế, điều kiện cụ thể của nhà trường. Giáo dục thể chất hướng tới rèn luyện năng lực thể chất, phẩm chất cho học sinh nên cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ để học sinh có thế thực hành, điều chỉnh một số nội dung học tập phù hợp với thời gian, đối tượng.

3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học cơ sở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 77 - 80)