Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 124 - 150)

7. Bố cục đề tài

3.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Dựa vào bảng tổng hợp kết quả làm bài kiểm tra của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có thể nhận thấy rằng:

- Ở lớp dạy thực nghiệm, sau khi được học, được tiếp xúc với một kiểu văn bản mới là VBĐPT dưới sự hướng dẫn của GV thì khả năng đọc hiểu, tiếp thu của HS tốt hơn và có sự khác biệt đối với HS không được dạy học đọc hiểu kiểu văn bản này. Số lượng HS đạt giỏi là 18,7% cao hơn 9,5% so với lớp đối chứng. Số lượng đạt khá cao hơn 6,8% và HS đạt điểm trung bình ít hơn 4,1% so với HS lớp đối chứng. Bên cạnh đó, ở lớp thực nghiệm không có HS bị điểm yếu và kém nhưng ở bên lớp đối chứng lại chiếm tới 12,2% là điểm yếu.

- Như vậy, ta có thể thấy rằng HS được học truyện ngắn Việt Nam hiện đại theo định hướng phát triển năng lực dưới sự hướng dẫn của GV có khả năng đọc hiểu truyện ngắn tốt hơn, tỉ lệ bài làm của HS đạt kết quả cao hơn. HS nhanh chóng nắm được nội dung và biết cách khai thác mọi thông tin từ truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Từ đó, gây được sự hứng thú và phát triển được các năng lực cho HS trong giờ học đọc hiểu.

Tiểu kết chương 3

Nội dung chương 3 thể hiện quá trình thực nghiệm để kiểm chứng những kết quả nghiên cứu. Từ việc xác định mục đích thực nghiệm cũng như thông qua việc phân tích tình hình thực tiễn điều kiện sư phạm cho phép, mà đã lựa chọn nội dung thực nghiệm, bài DH thực nghiệm và đối tượng HS thực nghiệm như đã trình bày. Mặc dù phạm vi thực nghiệm còn hạn chế về nhiều mặt do giới hạn của điều kiện sư phạm thực tiễn, song những kết quả thu được đã giúp khẳng định hướng triển khai của đề tài và tiếp tục gợi mở những nội dung nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN

Phát triển NL cho HS trong dạy học nói chung và trong môn học Ngữ văn nói riêng, là một vấn đề rất lớn, lâu dài, quan trọng và phức tạp, đồng thời hiện cũng là vấn đề mang tính thời sự trong xu thế giáo dục quốc tế và công cuộc đổi mới chương trình giáo dục tại Việt Nam. Năng lực văn học văn bản là một yếu tố động, luôn phát triển, với mỗi đối tượng, mỗi thời điểm cụ thể lại tồn tại ở những mức độ khác nhau. HS bước vào THCS mặc dù đã có năng lực đọc hiểu văn bản đạt mức độ cơ bản, song vẫn cần tiếp tục được quan tâm để PTNL này ở mức độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của học tập và cuộc sống, sẵn sàng bước ra ngoài xã hội với tư cách những công dân trưởng thành.

Năng lực đọc hiểu được cấu trúc không phải chỉ bởi các yếu tố có thể biểu hiện ra bởi các hành động đọc và kết quả đọc bên ngoài mà còn được cấu trúc bởi các yếu tố thuộc tầng sâu như: Hệ thống tri thức nền liên quan đến văn bản; Các quan điểm, cảm xúc liên quan; Sự sẵn sàng huy động các tri thức nền và sử dụng linh hoạt các chiến thuật đọc hiểu; Khả năng thúc đẩy, giám sát quá trình đọc hiểu của bản thân. Đây mới là nguồn gốc để quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố cấu trúc bề nổi, do đó, cần đặc biệt quan tâm tới các yếu tố này .Đó chính là “xuất phát điểm” quan trọng để có thể nghiên cứu các biện pháp sư phạm tác động nhằm PTNL cho HS toàn diện.

Năng lực đọc hiểu luôn phát triển xét từ nhiều góc độ: sự trưởng thành về tâm sinh lí của người đọc, sự thay đổi qua từng hành động đọc, sự tương tác của người đọc với các yếu tố môi trường bên ngoài. Trong các yếu tố tác động từ bên ngoài, các hoạt động DH, đặc biệt DH môn NV, có khả năng tác động to lớn đến sự phát triển này. Tuy vậy, khả năng tác động đó chỉ được thực tiễn hóa khi DH NV đảm bảo được các điều kiện giúp người học tích cực thực hành hoạt động đọc hiểu và tương tác với các chủ thể đọc khác một cách có định hướng như: xây dựng chuẩn năng lực để làm căn cứ, cung cấp hệ thống văn bản phù hợp với khả năng, hứng thú của HS; tổ chức các hoạt động để HS thực sự được trải nghiệm các bước; tạo ra sự phản hồi hiệu quả dựa trên các chuẩn năng lực đã được xác định để giúp HS điều chỉnh nhằm đạt được các chuẩn năng lực đó.

Trước yêu cầu phát triển NL văn bản cho HS, ứng chiếu với tiềm năng tác động, phát triển cho người học mà môn học có thể đem lại, chương trình và thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ văn THPT hiện hành qua nghiên cứu trường hợp lớp 12 còn nhiều bất cập như: Mục tiêu còn nặng về việc cung cấp tri thức

văn học; nguồn văn bản HS được dạy học chưa đa dạng về thể loại, nhìn chung chưa thực sự phù hợp với khả năng, nhu cầu, hứng thú của HS; chưa xác định được chuẩn năng lực đọc hiểu văn bản; trong giờ học, HS ít được tham gia các hoạt động đọc để trải nghiệm các bước đọc hiểu thực sự, ít được thực hành các chiến thuật đọc hiểu, không có thời gian và cơ hội để được phản hồi về quá trình đọc; vì vậy, năng lực của HS còn ở mức thấp, HS chưa có khả năng đọc hiểu các văn bản ngoài chương trình. Cần có những thay đổi hệ thống về chương trình và thực tiễn dạy học để khắc phục những bất cập đó, phát huy được tiềm năng tác động to lớn của môn học, đáp ứng yêu cầu phát triển NL văn bản cho HS.

Để nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản truyện ngắn cho HS THPT trong dạy học Ngữ văn 12, có thể vận dụng ba nguyên tắc: 1. Xác định đúng mục tiêu của việc phát triển năng lực; 2.Xác định được các năng lực của từng đối tượng học sinh; 3. Hệ thống phát huy được tính tích cực của học sinh; 4. Đáp ứng yêu cầu tích hợp, phân hóa; 5. Đa dạng hóa các hình thức dạy học và bốn biện pháp dạy học: 1. Nhu cầu đọc hiểu của học sinh; 2.Thiết kế nhiệm vụ học tập kết hợp các phuương pháp tích cực nhằm phát triển năng lwujc đọc hiểu; 3. Đa dạng hóa các hoạt động học tập của học sinh; 4. Thiết kế các công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu.

Cần cân nhắc để lực chọn những nguyên tắc và biện pháp phù hợp, cần sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt và đúng đắn. Để có những giờ học bổ ích, lí thú, phát huy tối đa năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh. Khiến học sinh dần trở nên thích Văn, yêu Văn. Từng bước nâng cao chất lượng dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (2017), 150 thuật ngữ văn học, NXB Văn học.

3. BERND MEIER, Nguyễn Văn Cường (2018), Lí luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm.

4. Hoàng Hòa Bình, “Năng lực và cấu trúc năng lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 117, tháng 6/2015.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - môn Ngữ văn. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương

trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Địa lí 12, NXB Giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Lịch sử 12, NXB Giáo dục.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục.

10.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục. 11.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo

khoa lớp 12, môn Ngữ văn, NXB Giáo dục.

12.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam.

13.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), PISA và các dạng câu hỏi, NXB Giáo dục Việt Nam. 14.Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học

sinh theo định hướng phát triển năng lực (tài liệu tập huấn), Hà Nội.

15.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về đổi mới phương pháp dạy học dạy, kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.

16.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn.

17.Hoàng Hữu Bội (2006), Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 (phần Văn học), NXB Giáo dục.

18.Hoàng Hữu Bội, Nguyễn Huy Quát (2001), Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, NXB Giáo dục.

20.Nguyễn Viết Chữ (2016), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam.

21.Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, NXB Giáo dục.

22.Phan Cự Đệ (2002), Văn học Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 23.Bùi Minh Đức (2015), Đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở trường phổ

thông, NXB Gíao dục Việt Nam.

24.Nguyễn Văn Đường (2008), Thiết kế dạy học Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Hà Nội. 25.G.N. Pospelov (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục, HN.

26.Lê Thị Mĩ Hà (2013), Vận dụng PISA vào đánh giá môn Ngữ văn trong nhà trường Phổ thông, Kỉ yếu Hội thảo Đổi mới đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường Phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo

27.Lê Thị Mĩ Hà (2017), Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh và kĩ thuật thiết kế bài kiểm tra môn Ngữ văn, Tài liệu Tập huấn GV.

28.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

29.Nguyễn Công Hoan (1971), Đời viết văn của tôi, NXB Văn học, HN.

30.Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

31.Nguyễn Trọng Hoàn (Chủ biên) (2018), Thực hành đọc hiểu Ngữ văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam.

32.Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu Văn, dạy Văn, NXB Giáo dục.

33.Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc - Hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục.

34.Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc hiểu Văn, NXB Đại học Sư phạm. 35.Nguyễn Thanh Hùng (2012), Năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương của học

sinh THPT, NXB Giáo dục.

36.Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục Hà Nội. 37.Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học Văn ở trường phổ thông, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

38.Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

39.Phạm Thị Thu Hương (2014), Đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh, Kỉ yếu Hội thảo Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường Phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

40. Phạm Thị Thu Hương (2018), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

41.Phạm Thị Thu Hương (chủ biên) (2017), Giáo trình Thực hành dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

42.Phạm Thị Thu Hương (Chủ biên) (2019), Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập lớp 12 tập hai, NXB Đại học Sư phạm. 43.Nguyễn Thi Dư Khánh (2009), Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong

nhà trường, NXB Giáo dục.

44.Kỷ yếu hội thảo Dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông (2014), NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

45.Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội.

46.Nguyễn Văn Long (2009), Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục.

47.Nguyễn Văn Long (2009), Phân tích tác phẩm văn học Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục Việt Nam.

48.Nguyễn Văn Long (2009), Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam.

49.Nguyễn Văn Long (chủ biên) (2016), Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

50.Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam sau 1975,

những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội.

51.Phan Trọng Luận (chủ biên) (2004), Phương pháp dạy học văn, tập 1 và tập 2, NXB Giáo dục.

52.Phan Trọng Luận (chủ biên) (2004), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa THPT môn Ngữ văn, NXB Giáo dục.

53.Luận Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

54.Phan Trọng Luận (2011), Văn chương bạn đọc sáng tạo, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

55.Phan Trọng Luận (2011), Văn học nhà trường nhận diện tiếp cận đổi mới, NXB Đại học Sư phạm.

56.Phan Trọng Luận (2017), Phương pháp luận giải mã văn bản văn học, NXB Đại học Sư phạm.

57.Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà (1986), Lý luận văn học, tập 2, NXB Giáo dục Hà Nội.

58.Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lí luận Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

59.Phương Lựu (2011), Lí thuyết văn học hậu hiện đại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 60.Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật nhà văn, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

61.Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và phong cách, NXB Văn học.

62.Nguyễn Thị Quốc Minh (2016), Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu trong dạy học tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông, luận án tiến sĩ khoa học môn Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

63.Nguyễn Thị Nương (Chủ biên) (2019), Phát triển năng lực trong Ngữ văn lớp 9 tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam.

64.Phan Trọng Luận tuyển tập (2005), NXB Giáo dục.

65.Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

66.Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock, dịch giả: Nguyễn Hồng Vân (2016), Các phương pháp dạy học hiệu quả(Classroom instruction that works), NXB Đại học Sư phạm.

67.Trần Đình Sử (2003), Đọc hiểu văn bản - Một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy Văn hiện nay, Thông tin Khoa học Sư phạm, số 1, tháng 8/2003 68.Trần Đình Sử (2003), Đọc văn - học văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

69.Trần Đình Sử (2003), Lí luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục Việt Nam. 70.Trần Đình Sử (2018), Môn Ngữ văn và dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông,

NXB Đại học Sư phạm.

71.Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình Ngữ văn THPT, NXB Giáo dục. 72.Đỗ Ngọc Thống (2010), Một số vấn đề về đổi mới chương trình và sách giáo khoa

giáo dục phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục (62).

73.Đỗ Ngọc Thống (2010), Bàn về tiêu chí đánh giá giờ dạy học Ngữ văn theo yêu cầu mới, Tạp chí Khoa học Giáo dục (52).

74.Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, NXB Giáo dục.

75.Đỗ Ngọc Thống (2012), Tài liệu chuyên văn (tập 1,2), NXB Giáo dục Việt Nam. 76.Đỗ Ngọc Thống (2013), Dạy học Ngữ văn trong nhà trường Việt Nam - hiện trạng,

hướng phát triển và những vấn đề liên quan, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm.

77.Đỗ Ngọc Thống (2014), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 124 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)