Nội dung dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 36 - 39)

7. Bố cục đề tài

1.2.1. Nội dung dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Sách

giáo khoa Ngữ văn 12 hiện hành

1.2.1. Nội dung dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 12 hiện hành giáo khoa Ngữ văn 12 hiện hành

1.2.1.1. Mục tiêu cần đạt học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 12 hiện hành

Một là, hướng đến bồi dưỡng, nâng cao năng lực đọc hiểu - một trong hai năng lực văn học quan trọng cho HS.

Hai là, chú trọng rèn luyện kĩ năng đọc cho HS với tư cách là kĩ năng quan trọng nhất trong các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, từ đó giúp HS có khả năng vận dụng vào thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Kĩ năng đọc là một trong những nền tảng để hình thành năng lực đọc.

Ba là, bắt đầu hướng tới việc mở rộng phạm vi đọc cho HS và chú trọng tới ý thức của HS về phương pháp đọc.

Bốn là, chú trọng mục tiêu cung cấp tri thức văn học một cách hệ thống.

1.2.1.2. Nội dung cần đạt học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 12 hiện hành

Truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ Văn 12 bao gồm 7 tác phẩm (kể cả bài học thêm): Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Đọc thêm: Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), Trích đoạn Bắt sấu ở rừng U Minh Hạ (Sơn Nam). Ta có thể thấy rằng, các tác phẩm trên được sắp xếp theo trục lịch sử văn học, sắp xếp theo trật tự truyền thống: Văn

học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000 gồm 2 giai đoạn: giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 và giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

Trong phần văn bản Văn học Việt Nam Ngữ văn 12, tập 2 ngoài thể loại tiểu thuyết với Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng và kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, còn lại là truyện ngắn. Tính trong tổng số tiết văn bản Văn học Việt Nam có trong chương trình thì truyện ngắn chiếm 80%. Tỷ lệ này cho thấy truyện ngắn hiện đại Việt Nam có một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn nói chung và phần Văn học Việt Nam nói riêng. Việc đưa thể loại truyện ngắn Việt Nam vào chương trình Ngữ văn 12, tập 2 là hoàn toàn hợp lý về số lượng, chất lượng.

Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình SGK Ngữ văn 12:

Về nội dung tư tưởng, truyện ngắn giai đoạn năm 1945 - 1975 đã kế thừa và phát huy những nét cơ bản trong truyền thống của dân tộc, là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo. Có thể nói chưa có thời kì nào mà tình cảm dân tộc, ý thức cộng đồng, tình yêu quê hương đất nước, tình nghĩa đồng bào, đồng chí, lại được thấm nhuần sâu rộng và biểu hiện phong phú, nhiều vẻ như ở văn học giai đoạn này. Chủ nghĩa yêu nước vừa là một truyền thống sâu xa lại vừa là nét nổi bật trong tinh thần của thời đại mới, được thể hiện ở niềm tự hào và ý thức làm chủ đất nước của quần chúng, ở tư tưởng đất nước này là đất nước của nhân dân, ở lí tưởng độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tinh thần nhân đạo truyền thống thể hiện ở lòng nhân ái, tình nghĩa thuỷ chung, ở khát vọng giải phóng con người (Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Vợ nhặt của Kim Lân…)

Cảm hứng lãng mạn không chỉ sôi nổi trong thơ mà cả trong văn xuôi. Từ tiểu thuyết, bút kí, tuỳ bút đến truyện ngắn đều rất giàu chất thơ. Và hướng vận động của cốt truyện, của số phận nhân vật, của dòng cảm nghĩ của tác giả hầu như đều đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ hiện tại tới tương lai đầy hứa hẹn. Trong giai đoạn văn học này, cảm hứng lãng mạn kết hợp với khuynh hướng sử thi, tạo nên một chủ nghĩa lãng mạn anh hùng. Cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt đã đặt mỗi người Việt Nam bình thường vào tình huống không thể không trở thành anh hùng. Đồng thời, mỗi con người đều gắn bó với cộng đồng và có ý thức nhân danh

cộng đồng mà suy nghĩ và hành động. Ra đời và phát triển trong không khí lịch sử đó, văn xuôi giai đoạn này là những sự kiện lịch sử, số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm của nó là những con người đại diện cho giai cấp dân tộc, thời đại và kết tinh một cách chói lọi những phẩm chất cao quý của cộng đồng.

Ở từng phương diện và mức độ khác nhau, các tác phẩm đã thể hiện được một cách thành công sự sàng lọc con người trong cuộc sống xây dựng và chiến đấu, mà nhất là thể hiện được sự kế tiếp của hai thế hệ trong cuộc chiến đấu vì Độc lập, Tự do của dân tộc, tiêu biểu là Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)…

Truyện ngắn sau năm 1975 phát triển trong bối cảnh đất nước chuyển đổi sang nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Từ năm 1986, sự đổi mới truyện ngắn mới thật sự diễn ra ở bề sâu với một quan niệm đa dạng, nhiều chiều về đời sống. Cảm hứng khám phá, suy ngẫm, kiếm tìm những vấn đề có ý nghĩa triết lí nhân sinh chi phối dòng mạch chính của văn xuôi trong đó có thể loại truyện ngắn (Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu). Các tác phẩm truyện ngắn bắt đầu quay về với cuộc sống bình thường. Nó dường như trút bỏ gánh nặng lịch sử đã qua, để chìa vai gánh một gánh nặng lịch sử mới đầy nặng nhọc và bỡ ngỡ, đó là văn học của đời sống hàng ngày. Cuộc đời con người được miêu tả chân thực hơn, không phải chỉ có chiến thắng, hạnh phúc mà nhiều khi còn đầy bất hạnh, đau khổ. Sự quan tâm chia sẻ của nhà văn đối với bi kịch và những mất mát mà con người phải gánh chịu trong suốt gần một nửa thế kỉ chiến tranh và nghèo đói không chỉ thể hiện mối quan hệ gắn bó muôn đời giữa văn học với cuộc sống mà còn là biểu hiện sinh động của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì đổi mới.

Về nghệ thuật, truyện ngắn ở hai thời kì này có sự phong phú về đề tài, chủ đề.Vấn đề về nhân vật, nhà văn chú trọng hơn việc đi sâu vào khai thác nội tâm, đời sống tinh thần của nhân vật. Ngoài ra, cần chú ý đến nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, và bút pháp trần thuật mới mẻ.

1.2.1.3. Đánh giá dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 12 hiện hành

Truyện ngắn Việt Nam hiện đại được đưa vào giảng dạy trong SGK Ngữ Văn 12 có một vị trí quan trọng. Đối với tác phẩm truyện trong giai đoạn này chủ yếu viết về vấn đề số phận con người bằng cảm hứng anh hùng ca và cảm hứng thế sự; về tình

yêu quê hương đất nước. Chính những điều này đã góp phần vào việc bồi đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ đó là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào, trân trọng và gìn giữ cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và những nét đẹp văn hoá truyền thống. Mặt khác, nó giúp HS nhìn nhận lại chính bản thân và hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống, HS sẽ ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân là ra sức học tập với quan niệm “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định” (UNESCO).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)