Nội dungvà cách thức tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 88)

7. Bố cục đề tài

3.4. Nội dungvà cách thức tiến hành thực nghiệm

3.4.1. Nội dung thực nghiệm

Áp dụng cơ sở lí luận và thực tiễn để thiết kế dạy học phát triển năng lực đọc hiểu truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), SGK Ngữ văn 12. Để giờ dạy thực nghiệm đạt hiểu quả cao, chúng tôi tiến hành một số công việc trước như sau:

- Điều tra cơ bản: Bằng nhiều hình thức như quan sát, phiếu điều tra, trực tiếp phỏng vấn HS, GV chủ nhiệm, GV bộ môn. Mục đích để nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của HS, năng lực cá nhân, mức độ hứng thú, cộng tác, phòng trào học tập của lớp học;

- Khâu chuẩn bị: Định hướng HS chuẩn bị bài soạn, tìm hiểu, sưu tầm các tư liệu liên quan như: trang ảnh, âm nhạc, phim liên quan đến tác phẩm Vợ chồng A Phủ

và đặc thù văn hóa vùng Tây Bắc. Quá trình này giúp giờ dạy thực nghiệm linh hoạt, chủ động, môi trường tương tác thuận lợi hơn.

3.4.2. Cách tiến hành thực nghiệm

Nhằm đảm bảo khách quan trong việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đưa ra trong luận văn, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Đào Duy Từ - Thái Nguyên. Nhằm hạn chế tối đa các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm. Ngoài những điều kiện nêu trên, chúng tôi còn chú ý đến trình độ GV: GV có trình độ phổ biến (không quá giỏi hoặc quá kém); về trình độ HS: chọn lớp phổ thông (không chọn lớp chọn); về sĩ số HS: cả lớp thực nghiệm và

lớp đối chứng tương đương về sĩ số, không quá đông hoặc quá ít. Để chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm được tiến hành có hiệu quả, trước thực nghiệm khoảng 1 tháng, chúng tôi đã phổ biến chung, hướng dẫn và trao đổi một số vấn đề liên quan đến nội dung thực nghiệm với GV lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Đồng thời, chúng tôi phát các tài liệu có liên quan đến phần thực nghiệm (nội dung các biện pháp được xây dựng cho các GV của các lớp thực nghiệm, đề nghị GV nghiên cứu, tìm hiểu kĩ yêu cầu, nội dungvà cách thức dạy các bài thực nghiệm. Việc thực nghiệm được tiến hành do GV chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy theo các biện pháp được đề xuất trong luận văn, còn lớp đối chứng do GV trong tổ dạy theo giáo án soạn chung của tổ, GV dạy học bình thường. Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi cho HS các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra định kì với đề bài như nhau. Từ kết quả thu được sau bài kiểm tra, kết hợp với các biện pháp đánh giá khác, chúng tôi tiến hành so sánh với kết quả đầu vào và từ đó rút ra kết luận.

Bước 1: Tiến hành dạy học thực nghiệm

- Thiết kế hoàn chỉnh giáo án thực nghiệm

- Đối với lớp thực nghiệm: GV tiến hành dạy đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại: “vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài.

- Theo dõi quá trình dạy học thực nghiệm để thấy được khả năng thực hiện của giáo án và khả năng tiếp nhận, thực hành của HS.

Bước 2: Tiến hành thực nghiệm thăm dò

- Thực nghiệm thăm dò được thực hiện thông qua bài kiểm tra 30 phút.

- Sau giờ học dạy thực nghiệm, GV cho HS lớp Thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra 30 phút. Các em làm bài tập vào phiếu, sau đó GV thu lại và tiến hành chấm bài.

Bước 3: Đối chiếu kết quả thực nghiệm thăm dò và đánh giá kết quả.

Sau khi chấm bài xong, GV tổng kết lại và lập bảng so sánh, tính tỷ lệ phần trăm để so sánh đối chiếu khả năng làm bài của hai lớp. Căn cứ vào kết quả thu được GV rút ra kết luận

Văn bản:

VỢ CHỒNG A PHỦ

(Trích)

Tô Hoài

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tăm tối của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai; quá trình người dân lao động nghèo cực thức tỉnh, giác ngộ cách mạng, vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

- Thấy được nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, giàu chất thơ và đậm đà màu sắc dân tộc của tác phẩm; những đóng góp của nhà văn trong việc khắc họa tính cách nhân vật, sự tinh tế trong sự diễn tả nội tâm, sở trường quan sát riêng về phong tục, tập quán và lối sống dân tộc người Mông.

2. Kĩ năng

- HS rèn kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm văn học cách mạng Việt Nam viết về đề tài miền núi.

- HS rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

- HS rèn kĩ năng tự học, chủ động tìm hiểu kiến thức văn hóa, lịch sử, địa lý thể hiện trong tác phẩm.

3. Thái độ

- Truyện phản ánh cuộc sống và số phận bất hạnh của nhân dân các dân tộc miền núi Tây Bắc trước và sau cách mạng. Từ đó, bộc lộ mối đồng cảm, tình thương yêu sâu sắc của tác giả đối với các nhân vật, đối với con người và tố cáo xã hội nửa thực dân phong kiến áp bức, bóc lột.

- Truyện thể hiện các vẻ đẹp văn hóa của người dân tộc Mông. Từ đó, HS biết trân trọng và ý thức giữ gìn bản sắc của các dân tộc vùng cao đồng thời biết quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa cho bạn bè quốc tế.

4. Năng lực

Giúp HS phát triển các năng lực sau: năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực cảm thụ văn học…

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặc thù: phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp gợi mở, phương pháp giảng bình, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu,…

- Phương pháp chung: phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp đàm thoại, phương pháp thuyết trình, kĩ thuật dạy học theo nhóm.

2. Phương tiện dạy học

- Giáo viên: SGK, sách giáo viên Ngữ văn 12, tập II, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng, máy chiếu…

- Học sinh: SGK Ngữ văn 12, tập II, vở soạn, giấy A0, bút dạ.

a. GV chia nhóm và phân công nhiệm vụ tìm hiểu văn bản:

- Phiếu số 1: Phiếu học tập được phát cho HS lúc dặn dò bài mới ở tiết trước. Yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà, giờ sau trình bày trước lớp.

- Phiếu số 2, 3, 4: Giao nhiệm vụ cho nhóm 1, 2, 3 tìm hiểu trước ở nhà. Đến lớp các nhóm trình bày, thảo luận, phản biện. GV đánh giá, nhận xét, chính xác hóa kiến thức. - Phiếu 5: Cho HS thảo luận theo bàn trong vòng 3 phút. Sau 3 phút, GV gọi HS trình bày. GV nhận xét, chốt ý.

- Phiếu số 6: Mục 1, 2, 3, 4 cho HS chuẩn bị trước ở nhà để đến lớp trình bày. Mục 5, 6 đến lớp các nhóm thảo luận trong vòng 2 phút. GV cử đại diện một nhóm trình bày, các nhóm còn lại góp ý, bổ sung. GV nhận xét, chốt ý.

- Phiếu số 7, 8: Sau khi tìm hiểu xong nội dung của văn bản. GV yêu cầu HS sử dụng phiếu này để luyện tập, củng cố, vận dụng, mở rộng.

b. GV chia nhóm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị phần vận dụng:

Các nhóm tự chọn chủ đề sau để trình bày:

- Đề 1: Em hãy giới thiệu với bạn bè quốc tế về vẻ đẹp văn hóa một dân tộc miền

núi Tây Bắc.

- Đề 2: Em hãy giới thiệu một tác phẩm văn học Việt Nam viết về phong tục tập quán của một dân tộc thiểu số.

Hình thức trình bày tự chọn như vẽ tranh minh họa, giới thiệu sách, video…

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động

- Mục đích: Thu hút sự chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế, huy động kiến thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.

- Phương pháp: Thực hành, trải nghiệm, giao tiếp… - Thời gian: 5 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Trò chơi: MINION

GV: Tổ chức trò chơi: 6 hình ảnh nhưng chỉ có 3 hình có câu hỏi. Bạn nào chọn vào con không có câu hỏi thì nhường quyền chơi cho bạn khác. Trả lời đúng sẽ nhận được phần thưởng. Trả lời sai thì nhường cho HS khác trả lời.

HS: Tham gia.

GV dẫn vào bài: Mảnh đất Tây Bắc với phong cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ cùng với những con người thật thà, chất phác trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp phải chịu sự đè nén, áp bức nặng nề của bọn thực dân Pháp và chúa đất đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt cho rất nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, đặc biệt đối với nhà văn Tô Hoài. Dù không sinh ra ở miền núi nhưng những năm tháng sống, trải nghiệm cùng đồng bào dân tộc ở vùng cao Tây Bắc khiến Tô Hoài có một tình cảm đặc biệt với con người và mảnh đất nơi đây. Chính nhà văn đã phải thốt lên “Đất nước và con người Miền Tây để nhớ để thương cho tôi nhiều quá!”. Tình cảm đặc biệt ấy đã giúp tác giả viết thành công truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Qua tác phẩm, chúng ta được thưởng thức bức tranh phong cảnh hết sức thơ mộng của núi rừng Tây Bắc, cuộc sống cực khổ, tối tăm và khát vọng sống mãnh liệt của Mị và A Phủ - hai thanh niên đại diện cho dân tộc Hmông vùng cao Tây Bắc. Tác phẩm còn giúp chúng ta hiểu được một số nét đẹp truyền thống của văn hoá Hmông để từ đó thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá, để cho nền văn hoá đó hoà nhập mà không hoà tan trong thời kỳ phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục đích: Hình thành cho HS kiến thức khái quát về nhà văn, tác phẩm, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích.

- Phương pháp: Đàm thoại, dạy học theo nhóm, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, giao tiếp…

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - GV: Nếu được giới thiệu về nhà văn Tô

hoài em sẽ lựa chọn những thông tin nào?

HS: Hoàn thành phiếu học tập số 1. GV gọi HS trình bày.

GV (Tích hợp địa lí và văn hóa Hà Nội): Quê hương ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách của Tô Hoài. Quê nội của Tô Hoài là xã Kim An, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Nhưng Tô Hoài sinh ra và lướn lên quê ngoại: làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Giống như Nguyễn Tuân, mang trong mình giọt máu Hà thành, nên niềm kiêu hãnh và tình yêu dành cho xứ sở ấy là to lớn vô cùng.

Chính vì vậy, mọi con đường, mọi ngõ ngách, mọi thay đổi nhỏ ở Hà Nội, Tô Hoài đều biết và quan tâm tới. Tên Tô Hoài mà chàng Nguyễn Sen lấy khi bắt đầu sự nghiệp văn chương cũng bắt nguồn từ quê hương ông. “Tô” trong sông “Tô Lịch”, “Hoài” trong phủ “Hoài Đức”. Thế mới biết quê hương thường trực và ăn sâu trong máu thịt của nhà văn đến dường nào. Hà Nội với cảnh và người đã trở thành chất liệu, nguồn cảm hứng không bao giờ cạn cho những sáng tác của ông. Từ Dế mèn phiêu lưu kí làm nên tên tuổi đến tận ngày nay, khi đã gần 80 tuổi Tô Hoài vẫn dành những dòng cảm xúc chân thật, sâu sắc đối với Hà Nội thân thương mà Chuyện cũ Hà Nội là một minh chứng.

Yếu tố gia đình ảnh hưởng đến đặc điểm lối viết đậm đà màu sắc dân tộc trong phong

I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả

- Tô Hoài (1920-2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Quê hương: Quê nội ở Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Tây) nhưng ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận cầu Giấy - Hà Nội). - Sau hơn 70 năm lao động nghệ thuật, Tô Hoài có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí, đồng thoại như: Dế Mèn phiêu lưu kí (1941), O chuột (1942), Truyện Tây Bắc

(1953), Chuyện cũ Hà Nội (1998)… - Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

=> Tô Hoài là cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

- Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài.

+ Thiên về diễn tả những sự thật đời thường.

+ Có vốn hiểu biết phong phú về nhiều vùng văn hóa.

+ Trần thuật hóm hỉnh, sử dụng từ ngữ tài tình.

cách của Tô Hoài. Nhà văn sinh ra trong một gia đình lao động thủ công - một công việc đậm tính truyền thống của dân tộc. Và hơn hết trong công việc dệt lụa hàng ngày, Tô Hoài được bà, mẹ, các dì, các chị, các mợ… dạy về đức tính nhân nghĩa, thủy chung của con người; được nghe những câu hò, câu lý vang lên trong những giờ lao động mệt mỏi; không những thế mà những câu Kiều, những câu ca dao - dân ca, tục ngữ, thành ngữ… như những lời nói tự nhiên cứ vang lên bên tai chàng Nguyễn Sen sau này đã ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của nhà văn.

- GV: Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được nhà văn Tô Hoài viết trong hoàn cảnh nào?

HS: Phát hiện.

GV (Tích hợp kiến thức lịch sử): Năm 1952, phong trào kháng Pháp nở rộ ở vùng Tây Bắc, quân ta đẩy lùi quân Pháp ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu - chiến thắng này giúp quân ta bảo vệ được căn cứ Việt Bắc đồng thời uy hiếp được căn cứ của địch ở vùng Thượng Lào. Nhà văn Tô Hoài lúc này đang là phóng viên tờ báo “Cứu Quốc” (bây giờ là báo “Đại đoàn kết”) được nhận nhiệm vụ đi viết bài về cuộc kháng chiến, căn cứ cách mạng, về đồng bào và đời sống ở vùng núi giải phóng. Khi đến với Tây Bắc, đến với cánh rừng bạt ngàn nơi cư trú của các đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc: người Mường, người Mông và người Thái thì nhà văn thực sự yêu mến đời sống tâm hồn cũng như tính cách của đồng bào dân tộc nơi đây. Đặc biệt là dân tộc Mèo hay còn gọi là dân tộc Mông - một dân tộc sống trên núi cao nhưng

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm ra đời sau chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc (1952). - Trích trong tập Truyện Tây Bắc (đạt giải Nhất - Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955), gồm 3 truyện ngắn: Cứu đất cứu mường, Mường GiơnVợ chồng A Phủ. => Truyện Tây Bắc là kết tinh quá trình tích lũy sự hiểu biết của nhà văn về cuộc sống vùng miền núi Tây Bắc, kết tinh những tình cảm nồng nàn mà nhà văn dành cho con người vùng cao Tây Bắc.Truyện Tây Bắc ra đời trong hoàn cảnh như thế.

nơi ấy lại là căn cứ đầu tiên cách mạng. Người Mông tham gia cuộc kháng chiến với một lòng yêu nước và một khí phách kiên cường đến kì lạ. Chính điều đó đã hấp dẫn nhà văn Tô Hoài để rồi sau đó tập Truyện Tây Bắc ra đời.

GV Tích hợp kiến thức địa lý (kết hợp hình ảnh bản đồ Tây Bắc để mở rộng vốn kiến thức vùng miền cho HS): Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình. Đây là vùng đất có núi cao, vực sâu, độ dốc lớn, suối nhiều, sông chảy siết (sông Nậm U, sông Mã, sông Đà), địa hình kéo dài từ biên giới Trung Quốc, dọc Trường Sơn đến phía bắc miền Trung. Người Thái chiếm đại đa số, tiếp đến là người Dao, người Kinh. Dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)