Thực trạng phát triển dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 12 ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 39 - 54)

7. Bố cục đề tài

1.2.2. Thực trạng phát triển dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 12 ở trường phổ thông

1.2.2.1. Khảo sát thiết kế dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn 12 hiện hành

Khảo sát các bài học về phần truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình SGK, Sách giáo viên Ngữ văn lớp 12, tập 2, ban cơ bản, tôi nhận thấy:

SGK chương trình chuẩn cũng đã thể hiện tư tưởng đổi mới trong các khâu của giờ học. Về phần Văn học, cấu trúc một bài học được sắp xếp theo trình tự như sau:

Phần Kết quả cần đạt: Nêu những yêu cầu chủ yếu nhất của bài học về nội dung kiến thức, rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức... nhằm định hướng cho GV và HS mục tiêu cần đạt được qua bài học. Mục tiêu đó dẫn dắt HS trong quá trình chuẩn bị ở nhà cũng như học tập trên lớp. Tuy nhiên, các bài học trên chủ yếu hướng tới mục tiêu là nhận ra: bức thông điệp về tư tưởng, tình cảm của nhà văn và bút pháp độc đáo trong xây dựng hình tượng. Như vậy, thấy rằng SGK cũng chưa chú ý đúng mức tới mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện các năng lực, tri thức, kĩ năng của bản thân HS qua bài học.

Phần Tiểu dẫn: Phần này chủ yếu là những kiến thức văn học sử, kiến thức lí luận văn học: nêu những nét lớn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả, phong cách sáng tác, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thể loại, một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm… cung cấp cho HS những tri thức đọc hiểu cần thiết. Tri thức về các vấn đề xã hội, lịch sử, địa lí, văn hoá… liên quan tới tác phẩm thì hầu như không có.

Phần Văn bản: Cung cấp văn bản đọc, chú thích. Tuy nhiên, có những yếu tố nằm trong nội dung của văn bản có thể xa lạ với HS thời nay thì SGK lại chưa chú giải đầy đủ hoặc chưa có những chỉ dẫn về địa chỉ về tư liệu tham khảo để HS trong quá trình tìm hiểu bài ở nhà có thể tự tra cứu, tìm hiểu.

Phần Hướng dẫn học bài: Gồm những câu hỏi để hướng dẫn HS học bài ở nhà trước khi diễn ra giờ học trên lớp mang tính chất hướng dẫn HS cách đọc - hiểu văn bản, phân tích những vấn đề về nội dung, nghệ thuật của văn bản. Đó là những câu hỏi ở tầm chiến lược, bao quát được những vấn đề lớn, trọng điểm của bài học, chủ yếu là những câu hỏi yêu cầu HS phân tích tình huống truyện, diễn biến tâm trạng nhân vật; nhận ra quan điểm, tư tưởng của nhà văn; những bút pháp chủ yếu trong việc xây dựng tình huống truyện, hình tượng nhân vật. Nếu trả lời được các câu hỏi này, HS nắm được căn bản tinh thần của tác phẩm văn chương nhưng chưa phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực khám phá của HS như vậy HS sẽ không nhớ kĩ bài học.

Phần Luyện tập: Gồm những bài tập luyện tập nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng sau khi đã học tập ở trên lớp, nâng cao khả năng tự học của HS.

Tuy nhiên, câu hỏi hướng dẫn học bài và bài tập trong SGK chưa chú ý tới năng lực vận dụng tổng hợp các tri thức như lịch sử, địa lí, giáo dục công dân, văn hóa… mà HS đã được học để giải quyết những vấn đề do bài học đặt ra, chưa chú ý khắc sâu, củng cố những tri thức này dù đó là những tri thức do nhà văn tổng hợp trong thế giới hình tượng của tác phẩm.

Cuốn Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 2, ban cơ bản được biên soạn theo chương trình của SGK Ngữ văn 12, tập 2, ban cơ bản có nhiệm vụ giúp GV hiểu được ý đồ biên soạn SGK nói chung, cũng như nội dung và phương pháp giảng dạy từng bài cụ thể. Tuy không phải là tài liệu bắt buộc nhưng Sách giáo viên vẫn là tài liệu quan trọng, bổ ích cho GV trong quá trình soạn bài và dạy học theo SGK. Nội dung chính của sách là chỉ rõ mục tiêu bài học, những điểm cần lưu ý về nội dung, phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học; cung cấp những thông tin về cách hiểu văn bản, cách khai thác, trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài của SGK và lưu ý những điểm HS cần ghi nhớ sau mỗi bài học, gợi ý cách kiểm tra đánh giá và luyện tập cho HS, những tư liệu tham khảo thiết yếu... Giá trị nhất của Sách giáo viên

là những gợi ý về phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học đảm bảo thống nhất với chương trình SGK và đạt mục tiêu dạy học chung. Tuy nhiên, những chỉ dẫn trong

người GV nhất thiết phải làm theo. Cũng như SGK, Sách giáo viên Ngữ văn chưa chú ý đúng mức đến việc tích hợp kiến thức vào giảng dạy phần truyện ngắn Việt Nam hiện đại, chưa chỉ rõ địa chỉ lồng ghép để hỗ trợ GV và HS trong quá trình dạy và học. Do vậy, phần chủ động và sáng tạo của người thầy trong quá trình dạy văn là rất cần thiết và linh hoạt.

1.2.2.2. Khảo sát việc dạy và học của GV và HS khi dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT hiện nay

Để biết rõ thực trạng dạy học đọc truyện ngắn Việt Nam hiện đại (SGK Ngữ văn 12) theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát HS và GV bằng phương pháp điều tra thông qua phiếu khảo sát và từ đó đánh giá thực trạng dựa trên các số liệu cụ thể:

- Mục đích và phương thức khảo sát:

+ Đánh giá thực trạng dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại (SGK Ngữ văn 12) theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT hiện nay.

+ Đánh giá tình hình sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, nhu cầu của GV và HS về việc đổi mới PPDH mới để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại Ngữ văn 12 nói riêng;

+ Đánh giá năng lực của HS trong quá trình học đọc hiểu văn bản với các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

- Đối tượng khảo sát: Các GV và HS trực tiếp tham gia dạy - học các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại (SGK Ngữ văn 12) hiện nay ở trường THPT, cụ thể như sau:

+ 6 GV và 100 HS lớp 12 Trường THPT Chu Văn An - Tỉnh Thái Nguyên. + 6 GV và 100 HS lớp 12 Trường THPT Đào Duy Từ - Tỉnh Thái Nguyên. - Nội dung khảo sát: Để có cơ sở thực tiễn chắc chắn cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát bằng hình thức gặp gỡ và trao đổi với các GV dạy học Ngữ văn lớp 12 và HS lớp 12 thuộc các trường THPT qua phiếu hỏi. Hai mẫu phiếu hỏi dành cho hai đối tượng khảo sát: mẫu phiếu 1 dành cho GV và mẫu phiếu 2, dành cho HS (kèm theo ở phần phụ lục).

- Phương pháp khảo sát:

+ Để tìm hiểu các vấn đề nêu trên chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp điều tra (trò chuyện, phỏng vấn, xin ý kiến GV). Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục và phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến thực trạng dạy học đọc hiểu phát triển năng lực văn bản truyện ngắn Việt Nam hiện đại của HS và GV hiện nay.

+ Cho HS làm bài kiểm tra (KT), một bài KT yêu cầu đọc hiểu 01 truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình, một bài KT yêu cầu đọc hiểu 01 truyện ngắn Việt Nam hiện đại không có trong chương trình nhưng cùng thể loại, có nội dung gần gũi với các truyện ngắn đã học trong chương trình.

+ Yêu cầu đọc hiểu:

Năng lực hiểu các yếu tố hiển ngôn (truyện ngắn viết về chủ đề gì?, nhan đề truyện ngắn có ý nghĩa gì? Cách kể chuyện và tình huống truyện có gì đặc biệt?…) và ý nghĩa hàm ẩn của truyện (Qua tác phẩm, tác giả muốn nhắn gửi/ làm nổi bật ý tưởng gì?)

Năng lực nhận biết và phân tích vai trò của các yếu tố nghệ thuật trong việc biểu đạt các yếu tố hiển ngôn và ý nghĩa hàm ẩn trong tác phẩm (Nhận biết, miêu tả, phân tích, so sánh, đánh giá các yếu tố như bối cảnh, tình huống truyện, nhân vật trung tâm, sự kiện… và sự phù hợp của các yếu tố nghệ thuật được lựa chọn đối với mục đích, nội dung cảm xúc của nhân vật…).

Năng lực đánh giá nội dung và hình thức tác phẩm (đề tài có quen thuộc hay xa lạ, đề tài có giàu ý nghĩa? Chủ đề/ nội dung truyện có gì độc đáo?...) Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ kể chuyện (Phân tích, đánh giá sự phù hợp, nét đặc sắc trong cách dùng từ ngữ, viết câu, vận dụng các biện pháp tu từ; các yếu tố thuộc ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết;…).

Năng lực vận dụng, liên hệ giữa ý nghĩa của tác phẩm với kinh nghiệm, đời sống của bản thân người đọc (Tâm trạng của người viết tác phẩm này nói hộ được gì tâm trạng của cá nhân HS? Bài thơ có tác động gì tới tình cảm, suy nghĩ của bản thân HS?...)

1.2.2.3. Đánh giá thực trạng dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT hiện nay

a) Nhận thức của GV về phát triển năng lực đọc hiểu của HS trong quá trình học tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại lớp 12

Để tìm hiểu thực trạng dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình lớp 12 theo hướng phát triển NL đọc hiểu, chúng tôi đã sử dụng các phiếu khảo sát (phụ lục) cùng hình thức phỏng vấn. Đối tượng khảo sát và phỏng vấn là GV Tổ chuyên môn Ngữ văn ở cả ba trường mà chúng tôi tiến hành thực nghiệm: THPT Chu Văn An – Thái Nguyên, THPT Đào Duy Từ - Thái Nguyên, THPT Đào Duy Từ - Hà Nội. Kết quả tổng hợp và nhận xét của chúng tôi sau khi khảo sát và phỏng vấn như sau:

Hầu hết các GV đều chia sẻ nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển NL đọc hiểu cho HS trong dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình lớp 12 và vai trò to lớn của các biện pháp, chiến thuật dạy đọc hiểu trong việc giúp HS đọc hiểu sâu sắc truyện. Tuy nhiên, đa số GV không hướng dẫn HS thực hành đa dạng các biện pháp đọc hiểu trong quá trình dạy học văn bản trên lớp. Nguyên nhân là do thời gian dạy học dành cho văn bản chỉ có 3 tiết. Bản thân nhiều GV chưa được tập huấn về các biện pháp dạy đọc hiểu văn bản cho HS nên chưa biết hướng dẫn và tổ chức các biện pháp đọc hiểu văn bản như thế nào để phát triển NL đọc hiểu các truyện ngắn này cho HS. Một số GV được tập huấn kĩ lưỡng hơn về phương pháp dạy đọc hiểu thì mới dừng lại ở việc hướng dẫn HS thực hiện một số biện pháp như: đánh dấu và ghi chú bên lề, biện pháp suy luận. Các biện pháp khác như kết nối trải nghiệm, giao tiếp trong văn học, chuyển thể văn bản, ghế ngồi tác giả, hợp tác vòng tròn... ít khi được sử dụng. Nếu có sử dụng thì cũng còn mang tính hình thức chưa đạt hiệu quả cao do hạn chế về mặt thời gian.

b) Khảo sát tìm hiểu giáo án, kế hoạch dạy học của giáo viên

Chúng tôi đã khảo sát 30 giáo án (GA) Ngữ văn của Hệ thống Trường THPT Đào Duy Từ Hà Nội - Thái Nguyên, tập trung vào 3 phần: phần yêu cầu bài học, tiến trình tổ chức giờ dạy, phần hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới ở nhà. Phần Yêu cầu bài học, chúng tôi khảo sát các yêu cầu sau:

- Yêu cầu 2: tìm hiểu xác định nội dung chính, tình huống truyện của văn bản. - Yêu cầu 3: tìm hiểu vai trò, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật của truyện. - Yêu cầu 4: rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, cách đọc hiểu một truyện ngắn cụ thể:

Kết quả khảo sát phần Yêu cầu bài học trong giáo án của GV

Tổng số GA 30 Yêu cầu 1 Yêu cầu 2 Yêu cầu 3 Yêu cầu 4

Kết quả 22 30 12 8

Nhận xét: Qua bảng trên có thể thấy yêu cầu tìm hiểu nội dung (100%) của bài thơ và yêu cầu nắm được nghĩa một số từ ngữ khó bài thơ chiếm tỷ lệ khá cao (80%). Tỷ lệ này tuy không nói lên tất cả về bản chất của phương pháp dạy học song cũng phản ánh một phần về sự truyền thụ một chiều kiến thức văn học giữa GV và HS. GV văn học đã quá chú ý vào việc khai thác nội dung của tác phẩm mà xem nhẹ các yếu tố, các phương tiện nghệ thuật làm nên nội dung, ý nghĩa ấy của TPVH.

Trong 30 giáo án Ngữ văn chỉ có 08 giáo án có đề cập tới việc giúp HS rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, kỹ năng phân tích một TPVH. Yêu cầu này cũng chỉ được đề cập một cách hình thức. Chưa khẳng định được là 08 giáo án ấy đã triển khai cụ thể, nghiêm túc và có hiệu quả trong diễn tiến giờ dạy học văn của GV.

Phần tiến trình tổ chức bài học, khảo sát 30 giáo án, có thể khẳng định hầu hết đều được thực hiện theo một quy trình hoạt động sau:

- Tổ chức Đọc và tìm hiểu chú thích.

- Tổ chức Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi ở phần đọc - hiểu văn bản. - Tổ chức HS rút ra ý nghĩa văn bản.

- Tổ chức HS học phần Ghi nhớ. - Tổ chức Luyện tập.

Các bước trong quy trình dạy học rất đầy đủ. Thế nhưng, đúng như phần Yêu cầu bài học đã đề cập ở trên, hầu hết các giáo án đều chỉ đơn thuần triển khai việc khai thác nội dung tác phẩm. GV hỏi, HS trả lời. Các câu hỏi đưa ra cốt để nêu bật được nội dung TPVH. Có ít các câu hỏi về hình thức nghệ thuật, về đặc điểm thể loại văn bản cụ thể. Nếu có thì cũng rất chiếu lệ, không tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc khai thác hình thức nghệ thuật với nội dung tác phẩm. Nếu như kết quả khảo sát phần Yêu cầu bài học còn có 6% giáo án đưa ra yêu cầu trong bài giảng văn là rèn

cho HS kỹ năng tìm hiểu, phân tích TPVH thì trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học, không tìm thấy việc định hướng, tổ chức cho HS cách thức, phương pháp đọc - hiểu TPVH theo định hướng phát triển năng lực. Có giáo án cũng đã đưa ra cho HS thảo luận về thể loại và đặc điểm thể loại nhưng cũng chỉ là nhắc lại kiến thức trong SGK. Phần Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới, tất cả các giáo án được khảo sát (30 giáo án) đều có phần Hướng dẫn học bài mới. Tuy nhiên GV cũng chỉ đưa ra trong giáo án như một mục, một phần cho đủ quy trình. Giáo án nào cũng chỉ có một câu: "Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài mới ...", còn chuẩn bị như thế nào? Cần những tài liệu nào khác ngoài SGK hoàn toàn không được thể hiện trong giáo án của GV. Như vậy ở phần Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới, lẽ ra GV có thể sử dụng để hướng dẫn cho HS bước đầu tự mình đọc để hiểu văn bản, để khám phá, chiếm lĩnh TPVH trước khi có sự giúp đỡ thì ngược lại, hoàn toàn bị bỏ ngỏ. Kết quả là HS có chuẩn bị bài mới ở nhà cũng chỉ là thụ động và máy móc, nhiều khi chưa cần đọc văn bản vẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 39 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)