Biện pháp thứ hai: Xây dựng hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 73 - 75)

7. Bố cục đề tài

2.2.2. Biện pháp thứ hai: Xây dựng hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển

năng lực cho HS

Trong dạy học tác phẩm văn chương, câu hỏi được coi là một công cụ dạy học của GV và phương tiện giúp HS tiếp cận tác phẩm, mở rộng suy nghĩ. Trong quá trình giảng dạy GV cần dùng các câu hỏi để giúp cho việc hướng dẫn và tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp, đạt được mục tiêu bài dạy thông qua các dạng câu hỏi dưới hình thức câu nghi vấn có dấu hỏi ở cuối câu hoặc câu mệnh lệnh, câu cầu khiến.

GV có thể sử dụng câu hỏi ở các mức độ sau đây trong quá trình dạy học:

Ở mức độ nhận biết sử dụng kiểu câu hỏi: Nêu, mô tả, xác định, hồi tưởng…

Ví dụ: Em hãy tóm tắt lại cốt truyện cho các bạn nghe?

- Dự kiến câu trả lời của HS:

Nghệ sỹ Phùng được giao nhiệm vụ chụp một bộ lịch về cảnh thuyền và biển. Anh đã đến vùng biển miền Trung – nơi là chiến trường xưa – cách xa Hà Nội.

- Sau một tuần phục kích, buổi sáng hôm ấy anh đã chụp đƣợc những bức ảnh tuyệt đẹp ghi lại cảnh một chiếc thuyền thu lƣới trong ánh bình minh. Nhưng ngay khi chiếc thuyền đó tiến vào gần bờ, Phùng phải chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài.

- Ở toà án huyện, Phùng nghe thấy người đàn bà hàng chài - nạn nhân của những trận bạo hành - khước từ Nghệ sỹ Phùng được giao nhiệm vụ chụp một bộ lịch về cảnh thuyền và biển. Anh đã đến vùng biển miền Trung – nơi là chiến trường xưa – cách xa Hà Nội.

- Sau một tuần phục kích, buổi sáng hôm ấy anh đã chụp đƣợc những bức ảnh tuyệt đẹp ghi lại cảnh một chiếc thuyền thu lưới trong ánh bình minh. Nhưng ngay khi chiếc thuyền đó tiến vào gần bờ, Phùng phải chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài.

- Ở toà án huyện, Phùng nghe thấy ngƣời đàn bà hàng chài - nạn nhân của những trận bạo hành - khước từ lời khuyên bỏ chồng của của chánh án Đẩu. Chị đã kể về cuộc sống khó khăn, vất vả của mình ở trên thuyền như một lời giải thích cho việc chị không thể bỏ chồng.

- Nghệ sỹ Phùng trở về thành phố với những bức ảnh đẹp và nỗi day dứt khôn nguôi về cuộc đời và con người.

- Nghệ sỹ Phùng trở về thành phố với những bức ảnh đẹp và nỗi day dứt khôn nguôi về cuộc đời và con người.

Ở mức độ thông hiểu sử dụng kiểu câu hỏi: Trình bày, phân tích, suy luận, giải thích, cắt nghĩa,…

Ví dụ: (Câu hỏi mang tính phân tích): Theo em, hình ảnh nghệ sỹ Phùng lang thang một mình trên bãi biển, tận mắt chứng kiến cảnh biển dữ dội khi cơn bão sắp nổi lên có ý nghĩa gì?

- Dự kiến câu trả lời của HS: Nếu những ngày trước, Phùng được khám phá vẻ êm đềm, lãng mạn tận cùng của biển, thì hôm nay, anh tận mắt chứng kiến cảnh biển dữ dội, cồn cào “mặt biển đen ngòm và biển bắt đầu gào thét, sóng bạc đầu ngoài cửa lạch nổi cồn lên, cao như những ngọn núi tuyết trắng”,“không khéo bão cấp 11”. Chiếc vó bè đang đậu giữa phá chao đảo, mong manh biết bao nhiêu trong cơn cuồng nộ của đại dương. Có lẽ đến lúc này, Phùng mới khám phá hết những sắc thái của sự sống nơi biển cả, mới trải nghiệm được phần nào sự khắc nghiệt ở nơi đây, để thấm thía hơn lời chia sẻ và sự lựa chọn của người đàn bà ở tòa án huyện. Người nghệ sỹ phải đi, phải sống hết những cảnh đời thì mới có thể nhận thức đúng về cuộc đời. Có lẽ Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện điều đó chăng?

Ở mức độ vận dụng sử dụng kiểu câu hỏi: So sánh, đánh giá…

Ví dụ: Câu hỏi mang tính đánh giá): Sau khi ngƣời đàn bà hàng chài kể chuyện về gia đình mình, chánh án Đẩu thở dài chua chát: “Trên thuyền cần phải có một ngƣời đàn ông… dù hắn man rợ và tàn bạo”. Em có đánh giá như thế nào về quan niệm này?

- Dự kiến câu trả lời: HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình với quan niệm, dựa trên cách lập luận thuyết phục. Ví dụ:

+ Không đồng tình, vì đó là sự chấp nhận cam chịu, nhu nhƣợc, tạo điều kiện cho sự man rợ và tàn bạo phát triển, ngày càng lấn lƣớt những giá trị tốt đẹp.

+ Đồng tình, vì hoàn cảnh của gia đình ngƣời đàn bà hàng chài này không thể còn sự lựa chọn nào khác. Hơn nữa cuộc sống bao giờ cũng luôn tồn tại những nghịch lý, mà nhiều khi ta mặc nhiên phải chấp nhận vì một mục đích lớn lao hơn.

Ví dụ: (Câu hỏi mang tính tổng hợp): Khi nghe xong câu chuyện của ngƣời đàn bà hàng chài “một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Em thử đoán xem, Đẩu đã “vỡ ra” điều gì?

- Dự kiến câu trả lời (GV có thể gọi nhiều HS nêu phán đoán của cá nhân trên cơ sở kết nối các tình tiết trong tác phẩm):

+ Cuộc sống của nhân dân sau chiến tranh còn nhiều đau khổ hơn ta tƣởng. Cách mạng mới chỉ giải phóng đất nước khỏi ách ngoại xâm mà chưa thể giải phóng con người khỏi những bi kịch đời thường. Không phải lúc nào uy lực của pháp luật và sức nặng của tình thương cũng đem lại sự công bằng, hạnh phúc cho con người.

+ Cuộc đời là muôn vàn những nghịch lý, có những nghịch lý buộc ta phải chấp nhận nhƣ một lẽ đương nhiên.

+ Hóa ra người đàn bà này không phải là người nông nổi đến ngờ nghệch, cam chịu một cách vô lý, quê mùa đến đáng thương. Đằng sau cái vẻ xấu xí, lam lũ của ngƣời phụ nữ này có những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn.

+ Hóa ra mình mới là ngƣời nông nổi, ngây thơ trước người đàn bà ít học này. Con người ta luôn phải tự nhận thức lại chính mình trong hành trình cuộc sống để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)