Phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 27 - 34)

7. Bố cục đề tài

1.1.3. Phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương

1.1.3.1. Năng lực đọc hiểu

Đã có rất nhiều tài liệu nêu nên các định nghĩa và cách hiểu về khái niệm năng lực. NL là một khái niệm được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. NL là một khái niệm xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, song trở nên phổ biến và

được tập trung nghiên cứu bắt đầu từ những năm 70 của thế kỉ XX với nhiều quan điểm tiếp cận và cách định nghĩa khác nhau.

Trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê có giải thích khái niệm này theo 2 ý: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao” [65, tr.17].

Theo các tiếp cận truyền thống là các tiếp cận hành vi, NL được hiểu là những khả năng đơn lẻ của cá nhân, được hình thành bởi những kết hợp của nững kiến thức và kĩ năng cụ thể. Bùi Hiền và các tác giả Từ điển Giáo dục cho rằng: “Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ. Năng lực chỉ có hiệu quả khi nó được chứng minh, trong trường hợp còn lại nó chỉ là giả định hoặc không có thực. Nó phát triển bởi kinh nghiệm hoặc bởi việc học tập phù hợp với tính riêng biệt của cá nhân. Năng lực được coi như khả năng của con người khi đối mặt với những vấn đề mới và những tình huống mới, gợi tìm lại được tin tức và những kĩ thuật đã được sử dụng trong những thực nghiệm trước đây” [5, tr.18].

Dự thảo “Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể” cũng xác định: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tập hợp các kiến thức kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhau như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loạt hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong nững điều kiện cụ thể. [5].

Dựa trên bản chất của khái niệm đọc – hiểu văn bản, tổ chức PISA đã khái quát thành khái niệm NL đọc hiểu như sau: Năng lực đọc hiểu là sự hiểu, sử dụng, phản ánh và gắn kết với các văn bản viết nhằm đạt được các mục tiêu đọc, phát triển hiểu biết và tiềm năng của người đọc cũng như nhằm tham gia vào xã hội [38]. Coi quan niệm của tổ chức PISA là nền tảng, tác giả Đoàn Thị Thanh Huyền tiếp tục cụ thể hóa khái niệm NL đọc hiểu văn bản như sau: Năng lực đọc hiểu văn bản là sự tương tác tích cực với văn bản bằng các hoạt động nhận thức và siêu nhận thức, tạo nên những hiểu biết, phản hồi, sử dụng đối với văn bản trong bối cảnh cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu đọc và tự phát triển các tiềm năng của bản thân. Định nghĩa

trên không dừng ở việc thay cụm từ đọc hiểu bằng năng lực đọc hiểu mà còn nhấn mạnh hơn khả năng tích cực, chủ động tương tác với văn bản của người học và khái quát được kết quả của quá trình tương tác đó ở nhiều cấp độ khác nhau.

1.1.3.2. Cấu trúc của năng lực đọc hiểu

Cấu trúc lí thuyết của NL hành động hoàn toàn là sự kết nối các khả năng trí tuệ, các kiến thức chuyên môn, các kĩ năng nhận thức, các chiến thuật đặc thù, các thói quen, các chiều hướng động lực, các hệ thống kiểm soát ý chí, các định hướng giá trị cá nhân, và các thái độ mang tính xã hội vào một hệ thống phức tạp.

NL cũng như những thuộc tính tạo thành nó đều trừu tượng, chỉ có thể được suy luận ra dựa trên những hành động, thái độ hoặc sự lựa chọn mà con người thể hiện trong một bối cảnh nhất định. NL tồn tại theo các mức độ khác nhau và có thể được phát triển thông qua quá trình học tập.

Về cấu trúc NL, các tài liệu nghiên cứu thường đề cập tới hai cách tiếp cận sau: Thứ nhất: Cách tiếp cận cấu trúc năng lực theo nguồn lực hợp thành phần lớn các tài liệu trong nước và nước ngoài đều hiểu năng lực là sự kết hợp của nhiều thành tố như tri thức, kĩ năng, niềm tin, sự sẵn sàng hoạt động…

Thứ hai: Cách tiếp cận cấu trúc năng lực theo các đơn vị của năng lực: Năng lực được cấu thánh từ nhiều yếu tố sau các hợp phần của năng lực (là các lĩnh vực chuyên môn thể hiện khả năng tiềm ẩn của con người); các thành tố của năng lực (là các kĩ năng cơ bản kết hợp với nhau tạo nên mỗi hợp phần thường được bắt đầu với động tư mô tả rõ hoạt động); tiêu chí thực hiện (là yêu cầu cần thực hiện của mỗi thành tố, được gọi là các chỉ số hành vi); và mức độ thành thạo ở mỗi yêu cầu đó được coi là tiêu chí chất lượng.

Theo chúng tôi, phân chia cấu trúc năng lực theo các đơn vị của năng lực có nhiều thuận lợi hơn cho quá trình giảng dạy vì năng lực càng được xác định bằng các dấu hiệu cụ thể thì việc đánh giá kết quả học tập và giảng dạy càng chính xác. Đồng thời, cách phân giải cấu trúc năng lực theo các đơn vị của năng lực là sự bổ sung cho cách phân giải cấu trúc năng lực theo nguồn gốc hợp thành.

Theo nhà nghiên cứu Phan Trọng Luận cấu trúc NLĐHVB bản bao gồm những thành tố sau: 1. Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học; 2. Năng năng lực tái hiện hình tượng; 3. Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học; 4. Năng lực cảm thụ kết hợp với năng lực khái quát hóa các chi tiết nghệ thuật

của tác phẩm trong tính chỉnh thể của nó; 5. Năng lực nhận biết thể loại để định hướng hoạt động tiếp nhận; 6. Năng lực cảm xúc thẩm mĩ; 7. Năng lực tự nhận thức và năng lực đánh giá [51].

Theo Nguyễn Thị Hồng Vân, năng lực đọc hiểu sẽ gồm 4 thành tố/ kĩ năng thành phần là: Xác định các thông tin từ văn bản về các tác giả, hoàn cảnh sáng tác, cốt truyện, nhân vật,… ; Phân tích, kết nối các thông tin, để xác định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản, từ văn bản; Phản hồi và đánh giá văn bản: phản hồi, đánh giá thông tin thể hiện trong văn bản và qua văn bản từ kinh nghiệm cá nhân; Vận dụng thông tin từ văn bản vào thực tiễn: sử dụng thông tin trong văn bản để giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập và trong đời sống.

Bảng sau đây mô tả chi tiết các chỉ số hành vi ở mỗi kĩ năng thành phần của năng lực đọc hiểu nêu trên.

Bảng 1.1: Chỉ số hành vi của các thành tố/ kỹ năng thành phần của năng lực đọc hiểu

Thành tố Chỉ số hành vi

Xác định các thông tin từ văn bản

Nhận biết thông tin về tác giả, bối cảnh sáng tác,… Nhận biết từ ngữ, chi tiết, đối tượng, đề tài của văn bản.

Xác định cốt truyện, chủ đề, nhân vật, cảm xúc, ý chính, thông điệp,… của văn bản Phân tích, nối kết thông tin của văn bản

Kết nối ý tưởng cơ bản từ các thông tin trong văn bản (như đặc điểm tích cách, phẩm chất nhân vật; mạch cảm xúc, mạch lập luận; cách thức hành động; các từ ngữ, phép tu từ trong văn bản; kiến thức về các vấn đề xã hội, văn học, kiến thức về các kinh nghiệm thực tế,…)

Đối chiếu, phân tích những thông tin ý chính của văn bản qua kiến thức và kinh nghiệm của bản thân.

Khái quát hóa những thông tin về nội dung và nghệ thuật của văn bản Phản hồi

và đánh giá văn bản

Nhận xét, đánh giá giá trị của văn bản, ý tưởng, cả hứng của tác giả qua việc liên kết, so sánh, đói chiếu với các mối liên hệ ngoài văn bản và kinh nghiệm sẵn có của bản thân;

Khái quát hóa các ván đề về lí luận như phong cách, thời đại, quá trình sáng tác, giá trị lịch sử và văn học, …

Rút ra bài học cho bản thân và những thông điệp từ văn bản Vận dụng

thông tin từ văn bản vào thực tiễn

Vận dụng các thông tin của văn bản trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Biết khái quát hóa quá trình đọc hiểu thành các hình thức, phương thực để đọc hiểu các văn bản tương tự hoặc thuộc các nội dung vấn đề khác. Rút ra ý nghĩ tư tưởng, các giá trị sống của cá nhân từ văn bản.

Có thể biểu thị cấu trúc năng lực đọc hiểu đã xác định trên bằng biểu đồ sau (hình 1.1), bao gồm 4 thành tố/ kĩ năng thành phần và 10 chỉ số hành vi đã nêu.

Hình 1.1: Cấu trúc năng lực đọc hiểu văn bản

Mô hình trên là mô hình lý thuyết chung cho đọc hiểu tất cả các kiểu - loại văn bản. Đối với văn bản văn học, cụ thể là đọc hiểu văn bản truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12, trong luận văn này chúng tôi quan niệm năng lực đọc hiểu được thể hiện qua các yêu cầu sau:

a) Nhận biết được nội dung và hình thức bề nổi của văn bản/ bài thơ

Yêu cầu HS nhận biết được các chi tiết lộ rõ trên văn bản như: thông tin về tác giả, bối cảnh sáng tác đề tài, tiêu đề, bố cục (phần, đoạn), tình huống truyện, từ ngữ, chi tiết, nhân vật; thể loại và các hình thức đặc trưng (ví dụ cách kể chuyện, từ ngữ độc đáo, sự việc nổi bật…); ý chính của mỗi phần, đoạn; các chi tiết, hình ảnh thuộc nội dung của truyện. Từ đó nhận biết, giải thích, phân tích, đánh giá đề tài của văn bản,…Có thể thấy yêu cầu này tương đương với

Năng lực đọc hiểu văn bản

Nhận biết thông tin từ

văn bản

Phân tích, kết

nối thông tin Phản hồi, đánh giá văn bản từ văn bản vào thực Vận dụng thông tin tiễn Nhận biết tác giả, bối cảnh sáng tác Xác định ý chính của văn bản Luận giải ý tưởng cơ bản từ các thông tin Đối chiếu, phân tích thông tin Khái quát hóa nội dung, nghệ

thuật

Đánh giá ý tưởng giá trị của văn bản

Khái quát hóa ý nghĩa lí luận Rút ra bài học kinh nghiệm Vận dụng thông tin trong hành động thực tiễn Rút ra ý nghĩa tư tưởng, giá trị sống của cá

bước 1 của mô hình nêu trên: năng lực “thu nhận thông tin từ văn bản”, gọi là

Nhận biết văn bản.

b) Hiểu được nội dung bề sâu và vai trò của các hình thức trong việc thể hiện nội dung ấy.

Với văn bản văn học, nội dung và hình thức bề nổi nêu trên chỉ là phương tiện (là cái biểu đạt) để chuyển tải thông điệp, ý tưởng bên trong, những nội dung bề sâu mà tác giả không thể hiện trực tiếp (cái được biểu đạt). Để ngắn gọn xin gọi yêu cầu này là Hiểu văn bản. Muốn hiểu văn bản, người đọc cần biết “phân tích, kết nối thông tin” theo yêu cầu và nguyên tắc của việc tiếp nhận văn bản văn học. Cụ thể là từ những yếu tố hình thức nghệ thuật, phân tích, kết nối để thấy rõ nội dung được tác giả gửi gắm trong đó cũng như ý nghĩa khách quan của văn bản (ý nghĩa nằm ngoài ý đồ tác giả). Đối với văn bản truyện ngắn Việt Nam hiện đại, các yếu tố hình thức thường được chú ý như:

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ kể chuyện: Phân tích, đánh giá sự phù hợp, nét đặc sắc trong cách dùng từ ngữ, viết câu, vận dụng các biện pháp tu từ, tổ chức diễn ngôn; các yếu tố thuộc ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại; ngôn ngữ tự nhiên và các phương tiện giao tiếp đa phương thức.

- Đặc trưng thể loại: Nhận biết, miêu tả, phân tích, so sánh, đánh giá các yếu tố văn học như không gian - thời gian, tình huống truyện, nhân vật trung tâm, sự kiện (thắt nút - cao trào - mở nút)… và vai trò tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhân vật,… Phân tích, đánh giá sự phù hợp của các yếu tố được lựa chọn đối với mục đích và ý đồ nghệ thuật của tác phẩm.

- Khái quát hóa giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện bằng cách kết nối ý tưởng cơ bản từ các thông tin trong văn bản (như đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật; tình huống truyện; các từ ngữ, phép tu từ trong văn bản; kiến thức về các vấn đề xã hội, văn học, kiến thức về các kinh nghiệm thực tế, …)

c) Phản hồi, đánh giá, vận dụng, liên hệ, so sánh ngoài phạm vi văn bản

Mức độ này thể trước hết ở yêu cầu đánh giá tổng quát ý nghĩa nội dung và giá trị của văn bản. Tiếp đến là việc xem xét, đánh giá tác động của văn bản-tác phẩm trong mối quan hệ với các yếu tố ngoài văn bản như: bối cảnh văn hóa, lịch sử; quan hệ với người đọc; liên hệ, so sánh với những văn bản - tác phẩm tương tự…Cụ thể cần:

- Phân tích, so sánh, đánh giá quan hệ giữa nội dung truyện với bối cảnh lịch sử, văn hóa. Văn học là tấm gương phản chiếu lịch sử. Thông qua, người đọc có góc nhìn đa chiều, kĩ lưỡng “dưới góc độ quay” tỉ mỉ, công phu của tác giả để hiểu, để trân trọng những giá trị mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm.

- Phân tích, so sánh, liên hệ giữa nội dung truyện và những tri thức, các tình huống trải nghiệm riêng của người đọc từ đó có thể đánh giá, phê bình, khám phá ra các ý nghĩa mới của truyện. Từ đó, người đọc đã trở thành người cùng sáng tạo với nhà văn mở rộng những giá trị mà tác phẩm hiện có…

- Đánh giá tác phẩm truyện và đóng góp của các tác giả từ việc so sánh văn bản, thể loại có liên hệ với nhau về thời gian, đề tài, chủ đề, hoặc phong cách sáng tác (phương pháp liên văn bản).

- Rút bài học về ý nghĩa tư tưởng, giá trị sống của cá nhân;

- Vận dụng những hiểu biết từ việc đọc hiểu truyện ngắn này (nội dung và cách thức tiếp nhận) để tự đọc, tự khám phá các truyện ngắn tương tự.

Như vậy, yêu cầu này tổng hợp bước 3 và 4 trong mô hình trên, gọi là yêu cầu

Đánh giá văn bản.

1.1.3.3. Phát triển năng lực đọc hiểu

Bảng 1.2:Các mức độ phát triển năng lực đọc hiểu văn bản

Mức Bản chất Mô tả cụ thể

5 Kiến giải ý nghĩa tư tường của văn bản trong cuộc sống

Suy nghĩ, bình luận, kiến giải ý nghĩa tư tưởng và các giá trị của văn bản trong cuộc sống, vận dụng vào các giải pháp và bối cảnh mới.

4 Vận dụng thông tin vào tình huống giả định và thực tiễn

Sử dụng thông tin cùa văn bản, thông tin từ các nguồn khác và kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các vấn đề giả định, các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống được gợi ra từ văn bản.

3 Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản

Kết nối các mối liên hệ trong và ngoài văn bản để nhận xét về giá trị nội dung,, nghệ thuật của văn bản, ý tường sống tác của tác giả, các thông, điệp được tác giả gửi gắm.

2 Xác định ý tường

chính của văn bản Kết nối các thông tin từ những từ ngữ, bối cảnh trong văn bản để xác định được các ý tường cơ bản của văn bản.

1 Nhận biết thông tin có sẵn trong văn bản

Chỉ ra những thông tin có liên quan và được thể hiện trong văn bản: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, từ ngữ, chi tiết, nhân vật, qua đó nhận biết về đối tưọng và nội dung chính được đề cập đến trong văn bản.

Tính chất của nhiệm vụ đọc hiểu dành cho HS mỗi cấp học khác nhau về: bối cảnh/ tình huống nêu trong văn bản (ở tiểu học chủ yếu là xoay quanh cuộc sống gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)