Thiết kế quy trình dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 84)

7. Bố cục đề tài

2.3. Thiết kế quy trình dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình

trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực

Bước 1: Chuẩn bị (huy động kiến thức nền tảng, nghiên cứu trước bài học theo các nhiệm vụ được giao)

- Hoạt động của GV:

Chọn một số truyện ngắn (khác các truyện ngắn đã có trong sách giáo khoa Ngữ văn 12) viết về hình ảnh người lính trong chiến tranh. Hãy lí giải về các truyện ngắn này dựa trên những gợi ý sau:

a) Tình huống truyện b) Nhân vật truyện c) Chủ đề, giá trị

+ Căn cứ vào mục tiêu bài học để thiết kế tình huống, các hoạt động học tập phù hợp. + Giao nhiệm vụ học tập (đặt câu hỏi, ra bài tập) cho HS.

+ Định hướng cho HS: trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập, cần xác định cụ thể phương pháp thực hiện, các ưhƣơng tiện, công cụ, thao tác có thể sử dụng.

+ GV có thể thiết kế hình thức thức hoạt động của HS theo cá nhân, hoặc theo nhóm, tùy thuộc vào từng tình huống nhận thức.

- Hoạt động của HS:

+ Nghe, quan sát, nắm bắt tình huống.

+ Tiếp nhận nhiệm vụ học tập qua câu hỏi, bài tập.

Bước 2. Tổ chức hình thành kiến thức Ngữ văn (hình thành kiến thức mới trong các bài học cụ thể)

- Hoạt động của HS:

+ Phát hiện vấn đề cần giải quyết

+ Thu thập các thông tin thiết yếu và sắp xếp theo một trật tự nhất định, bao gồm cả những thông tin hỗ trợ và thông tin mâu thuẫn với quan điểm của bản thân.

+ HS có thể gặp khó khăn về xác định vấn đề, tìm kiếm thông tin,... nên tham khảo ý kiến GV.

- Hoạt động của GV:

+ Có thể sử dụng các câu hỏi gợi mở để hỗ trợ cho HS xác định đúng vấn đề cần giải quyết.

+ Đưa ra những gợi ý, giúp HS khoanh vùng tư liệu, hoặc tổ chức các hoạt động: đọc sách, tài liệu tham khảo, lắng nghe,… để tìm kiếm thông tin phù hợp.

Bước 3: Tổ chức rèn luyện kĩ năng Ngữ văn (rèn luyện kĩ năng mới trong các bài học cụ thể)

- Hoạt động của GV:

+ Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để HS có thể tranh luận, đối thoại, đề xuất các đáp án giải quyết vấn đề.

+ Đặt câu hỏi bổ sung khi cần thiết. (Những vấn đề HS còn thắc mắc) + Giải đáp các câu hỏi mà HS đưa ra trong quá trình thảo luận nhóm. - Hoạt động của HS:

+ Phân tích, đánh giá thông tin thu thập được.

+ Đề xuất các câu trả lời. Mỗi HS hoặc các thành viên của nhóm cùng nhau thực hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức.

Bước 4. Tổ chức giải quyết các tình huống thực tiễn (vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống thực tiễn liên quan đến bài học)

- Hoạt động của GV:

+ Tổ chức thảo luận theo lớp để HS đánh giá các giải pháp, khuyến khích tất cả các HS đưa ý kiến phản biện hoặc đặt câu hỏi.

+ Tổng hợp các ý kiến của HS.

+ Điều chỉnh, chuẩn hóa những ý kiến, giải pháp mà HS đưa ra. - Hoạt động của HS:

+ Lắng nghe, quan sát, có thể đặt các câu hỏi để làm rõ, để phân tích giải pháp. + Nêu quan điểm của bản thân về các ý kiến và giải pháp cùng với các lập luận có căn cứ.

+ Sửa chữa, hoàn thiện, hệ thống hóa tri thức, kỹ năng, hoặc xây dựng lại mô hình niềm tin của mình trên cơ sở những trải nghiệm rộng hơn.

Bước 5. Tổ chức trải nghiệm sáng tạo (chủ động lựa chọn vấn đề và thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo để phát triển năng lực bản thân)

- Hoạt động của GV:

+ Tạo tình huống có vấn đề thực tiễn gắn với đời sống. + Tổng hợp các ý kiến của HS.

+ Điều chỉnh, chuẩn hóa những ý kiến, giải pháp mà HS đưa ra. - Hoạt động của HS:

+ Thảo luận, đưa ra cách giải quyết của cá nhân.

+ Lắng nghe và trao đổi thảo luận đưa ra cách giải quyết tối ưu nhất.

Tiểu kết chương 2

Trên đây, chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn Việt nam hiện đại Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên việc áp dụng như thế nào để mang lại hiệu quả lại phải căn cứ vào nhiều yếu tố, từng bài học. Giáo viên cần linh hoạt để vận dụng các biện pháp sao cho phù hợp với đặc điểm của bài học để mang lại hiệu quả cao nhất, phù hợp với từng đối tượng học sinh kích thích hứng thú, đam mê học tập của học sinh.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

- Thực nghiệm là hình thức kiểm chứng lại những luận điểm khoa học đã được phân tích và nêu ra ở chương 1 và chương 2.

- Thực nghiệm của luận văn còn nhằm kiểm nghiệm lại tính khả thi và đánh giá hiệu quả thực tế của các biện pháp dạy học phát triển năng lực đọc hiểu cho HS trong dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại (SGK Ngữ văn 12).

- Đưa ra một cách soạn giảng văn bản Vợ chồng A Phủ từ quá trình thực nghiệm đó, rút ra những kết luận cho hướng nghiên cứu lý luận và tìm những biện pháp sư phạm cũng như mô hình thiết kế bài dạy học cho tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại (SGK Ngữ văn 12) đồng thời nâng cao hiệu quả và chất lượng của việc dạy học đọc hiểu phát triển năng lực trong trường THPT hiện nay.

3.2. Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp quan sát sư phạm: Phương pháp này được vận dụng để quan sát trực tiếp các hoạt động dạy học được sử dụng trong các tiết học.

- Phương pháp thực nghiệm thăm dò: Phương pháp này được vận dụng để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu thơ Việt Nam hiện đại của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi tiến hành dạy học thực nghiệm. Thực nghiệm thăm dò được tiến hành thông qua bài kiểm tra 30 phút, được phát ra cho lớp thực nghiệm và đối chứng.

- Phương pháp thực nghiệm dạy học: Phương pháp này được sử dụng trực tiếp trong toàn bộ quá trình dạy học ở lớp thực nghiệm. Thực nghiệm dạy học được tiến hành thông qua giáo án thực nghiệm và đối tượng là lớp thực nghiệm.

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thống kê kết quả thu được ở phiếu học tập của lớp thực nghiệm và đối chứng sau đó so sánh kết quả để rút ra kết luận.

3.3. Đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm: Văn bản Vợ chồng A Phủ, SGK Ngữ văn 12, tập 2, ban cơ bản.

- Thời gian thực nghiệm: Ngày 11 tháng 05 năm 2020.

- Địa bàn: Trường THPT Đào Duy Từ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Địa bàn thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Trường THPT

Lớp Sĩ số Giáo viên Lớp Sĩ số Giáo viên

12D1 40 Nguyễn Nhật Linh Trang 12B 38 Trần Thị Huệ

3.4. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm 3.4.1. Nội dung thực nghiệm 3.4.1. Nội dung thực nghiệm

Áp dụng cơ sở lí luận và thực tiễn để thiết kế dạy học phát triển năng lực đọc hiểu truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), SGK Ngữ văn 12. Để giờ dạy thực nghiệm đạt hiểu quả cao, chúng tôi tiến hành một số công việc trước như sau:

- Điều tra cơ bản: Bằng nhiều hình thức như quan sát, phiếu điều tra, trực tiếp phỏng vấn HS, GV chủ nhiệm, GV bộ môn. Mục đích để nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của HS, năng lực cá nhân, mức độ hứng thú, cộng tác, phòng trào học tập của lớp học;

- Khâu chuẩn bị: Định hướng HS chuẩn bị bài soạn, tìm hiểu, sưu tầm các tư liệu liên quan như: trang ảnh, âm nhạc, phim liên quan đến tác phẩm Vợ chồng A Phủ

và đặc thù văn hóa vùng Tây Bắc. Quá trình này giúp giờ dạy thực nghiệm linh hoạt, chủ động, môi trường tương tác thuận lợi hơn.

3.4.2. Cách tiến hành thực nghiệm

Nhằm đảm bảo khách quan trong việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đưa ra trong luận văn, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Đào Duy Từ - Thái Nguyên. Nhằm hạn chế tối đa các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm. Ngoài những điều kiện nêu trên, chúng tôi còn chú ý đến trình độ GV: GV có trình độ phổ biến (không quá giỏi hoặc quá kém); về trình độ HS: chọn lớp phổ thông (không chọn lớp chọn); về sĩ số HS: cả lớp thực nghiệm và

lớp đối chứng tương đương về sĩ số, không quá đông hoặc quá ít. Để chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm được tiến hành có hiệu quả, trước thực nghiệm khoảng 1 tháng, chúng tôi đã phổ biến chung, hướng dẫn và trao đổi một số vấn đề liên quan đến nội dung thực nghiệm với GV lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Đồng thời, chúng tôi phát các tài liệu có liên quan đến phần thực nghiệm (nội dung các biện pháp được xây dựng cho các GV của các lớp thực nghiệm, đề nghị GV nghiên cứu, tìm hiểu kĩ yêu cầu, nội dungvà cách thức dạy các bài thực nghiệm. Việc thực nghiệm được tiến hành do GV chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy theo các biện pháp được đề xuất trong luận văn, còn lớp đối chứng do GV trong tổ dạy theo giáo án soạn chung của tổ, GV dạy học bình thường. Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi cho HS các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra định kì với đề bài như nhau. Từ kết quả thu được sau bài kiểm tra, kết hợp với các biện pháp đánh giá khác, chúng tôi tiến hành so sánh với kết quả đầu vào và từ đó rút ra kết luận.

Bước 1: Tiến hành dạy học thực nghiệm

- Thiết kế hoàn chỉnh giáo án thực nghiệm

- Đối với lớp thực nghiệm: GV tiến hành dạy đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại: “vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài.

- Theo dõi quá trình dạy học thực nghiệm để thấy được khả năng thực hiện của giáo án và khả năng tiếp nhận, thực hành của HS.

Bước 2: Tiến hành thực nghiệm thăm dò

- Thực nghiệm thăm dò được thực hiện thông qua bài kiểm tra 30 phút.

- Sau giờ học dạy thực nghiệm, GV cho HS lớp Thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra 30 phút. Các em làm bài tập vào phiếu, sau đó GV thu lại và tiến hành chấm bài.

Bước 3: Đối chiếu kết quả thực nghiệm thăm dò và đánh giá kết quả.

Sau khi chấm bài xong, GV tổng kết lại và lập bảng so sánh, tính tỷ lệ phần trăm để so sánh đối chiếu khả năng làm bài của hai lớp. Căn cứ vào kết quả thu được GV rút ra kết luận

Văn bản:

VỢ CHỒNG A PHỦ

(Trích)

Tô Hoài

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tăm tối của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai; quá trình người dân lao động nghèo cực thức tỉnh, giác ngộ cách mạng, vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

- Thấy được nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, giàu chất thơ và đậm đà màu sắc dân tộc của tác phẩm; những đóng góp của nhà văn trong việc khắc họa tính cách nhân vật, sự tinh tế trong sự diễn tả nội tâm, sở trường quan sát riêng về phong tục, tập quán và lối sống dân tộc người Mông.

2. Kĩ năng

- HS rèn kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm văn học cách mạng Việt Nam viết về đề tài miền núi.

- HS rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

- HS rèn kĩ năng tự học, chủ động tìm hiểu kiến thức văn hóa, lịch sử, địa lý thể hiện trong tác phẩm.

3. Thái độ

- Truyện phản ánh cuộc sống và số phận bất hạnh của nhân dân các dân tộc miền núi Tây Bắc trước và sau cách mạng. Từ đó, bộc lộ mối đồng cảm, tình thương yêu sâu sắc của tác giả đối với các nhân vật, đối với con người và tố cáo xã hội nửa thực dân phong kiến áp bức, bóc lột.

- Truyện thể hiện các vẻ đẹp văn hóa của người dân tộc Mông. Từ đó, HS biết trân trọng và ý thức giữ gìn bản sắc của các dân tộc vùng cao đồng thời biết quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa cho bạn bè quốc tế.

4. Năng lực

Giúp HS phát triển các năng lực sau: năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực cảm thụ văn học…

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặc thù: phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp gợi mở, phương pháp giảng bình, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu,…

- Phương pháp chung: phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp đàm thoại, phương pháp thuyết trình, kĩ thuật dạy học theo nhóm.

2. Phương tiện dạy học

- Giáo viên: SGK, sách giáo viên Ngữ văn 12, tập II, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng, máy chiếu…

- Học sinh: SGK Ngữ văn 12, tập II, vở soạn, giấy A0, bút dạ.

a. GV chia nhóm và phân công nhiệm vụ tìm hiểu văn bản:

- Phiếu số 1: Phiếu học tập được phát cho HS lúc dặn dò bài mới ở tiết trước. Yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà, giờ sau trình bày trước lớp.

- Phiếu số 2, 3, 4: Giao nhiệm vụ cho nhóm 1, 2, 3 tìm hiểu trước ở nhà. Đến lớp các nhóm trình bày, thảo luận, phản biện. GV đánh giá, nhận xét, chính xác hóa kiến thức. - Phiếu 5: Cho HS thảo luận theo bàn trong vòng 3 phút. Sau 3 phút, GV gọi HS trình bày. GV nhận xét, chốt ý.

- Phiếu số 6: Mục 1, 2, 3, 4 cho HS chuẩn bị trước ở nhà để đến lớp trình bày. Mục 5, 6 đến lớp các nhóm thảo luận trong vòng 2 phút. GV cử đại diện một nhóm trình bày, các nhóm còn lại góp ý, bổ sung. GV nhận xét, chốt ý.

- Phiếu số 7, 8: Sau khi tìm hiểu xong nội dung của văn bản. GV yêu cầu HS sử dụng phiếu này để luyện tập, củng cố, vận dụng, mở rộng.

b. GV chia nhóm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị phần vận dụng:

Các nhóm tự chọn chủ đề sau để trình bày:

- Đề 1: Em hãy giới thiệu với bạn bè quốc tế về vẻ đẹp văn hóa một dân tộc miền

núi Tây Bắc.

- Đề 2: Em hãy giới thiệu một tác phẩm văn học Việt Nam viết về phong tục tập quán của một dân tộc thiểu số.

Hình thức trình bày tự chọn như vẽ tranh minh họa, giới thiệu sách, video…

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động

- Mục đích: Thu hút sự chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế, huy động kiến thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.

- Phương pháp: Thực hành, trải nghiệm, giao tiếp… - Thời gian: 5 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Trò chơi: MINION

GV: Tổ chức trò chơi: 6 hình ảnh nhưng chỉ có 3 hình có câu hỏi. Bạn nào chọn vào con không có câu hỏi thì nhường quyền chơi cho bạn khác. Trả lời đúng sẽ nhận được phần thưởng. Trả lời sai thì nhường cho HS khác trả lời.

HS: Tham gia.

GV dẫn vào bài: Mảnh đất Tây Bắc với phong cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ cùng với những con người thật thà, chất phác trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp phải chịu sự đè nén, áp bức nặng nề của bọn thực dân Pháp và chúa đất đã trở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)