Nhu cầu phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 34 - 36)

7. Bố cục đề tài

1.1.4. Nhu cầu phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 12

1.1.4.1. Đặc điểm nhận thức

Giáo dục là hoạt động có mục đích của nhà sư phạm nhằm hình thành cho HS những phẩm chất và năng lực nhất định. Tuy nhiên, HS ở từng độ tuổi và từng cấp học khác nhau lại mang trong mình những đặc điểm tâm sinh lí khác nhau. Đối tượng chủ yếu của hoạt động trong dạy học ở phổ thông là các em HS ở độ tuổi từ (6-18 tuổi) tương đương với ba cấp học Tiểu học, THCS và THPT. Vì vậy, để hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng đạt hiệu quả cao cần phải căn cứ vào đặc điểm và khả năng của từng đối tượng để đề ra nhiệm vụ, đồng thời lựa chọn những phương pháp, phương tiện dạy học thích hợp.

Trong cuốn giáo trình “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm” các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ HS ở bậc THPT là các em HS giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên (từ 14, 15 tuổi → 17, 18 tuổi). Ở cấp tuổi này, HS đã tích lũy được một lượng kiến thức và kinh nghiệm sống tương đối phong phú. Hoạt động học tập của các em đòi hỏi tính năng động và độc lập cao hơn nhiều so với ở THCS và Tiểu học. Đặc biệt, ở cuối bậc THPT, các em đã xác định được cho mình một hứng thú nhất định đối với môn học hoặc lĩnh vực tri thức nhất định nào đó có liên quan tới việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lại. Bởi vậy, các em càng có ý thức rõ ràng hơn về nhiệm vụ, động cơ học tập của bản thân và có một thái độ học tập tích cực, tự giác. Mặt khác, ở lứa tuổi thanh niên tính chủ động được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức: Tri giác có mục đích đã đạt tới mức độ cao. Quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ. Bên cạnh ghi nhớ có chủ định, khả năng ghi nhớ trừu tượng và ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng lên rõ rệt trong hoạt động trí tuệ. Do sự phát triển của hệ thần kinh và chức năng của não, hoạt động tư duy của học sinh có sự thay đổi. Các em có khả năng tư duy lí luận và tư

duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo trong những đối tượng đã quen biết ở trường. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, nhất quán hơn…

Sự phát triển của lứa tuổi HS THPT ngày càng hoàn thiện. Chứng tỏ các em có khả năng tư duy một vấn đề văn học. Người GV trong quá trình dạy học phải biết cách tổ chức hoạt động dạy học nhằm khơi gợi tư duy và tính tích cực, chủ động của HS.

1.1.4.2. Nhu cầu nâng cao phát triển năng lực của học sinh

Dựa vào những quan sát về hoạt động của học sinh trong môi trường sống có thể nhận thấy rằng, học sinh tiến hành đọc hiểu để đáp ứng 3 loại nhu cầu chính: nhu cầu về học tập, nhu cầu mở rộng hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu giải trí.

Để đáp ứng nhu cầu về học tập, HS phải đọc các văn bản văn hoá, khoa học như: sách giáo khoa các môn học, sách tham khảo, các tài liệu trực tuyến (trên mạng Internet) phục vụ cho việc tham khảo trong học tập.

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng hiểu biết, kinh nghiệm sống, HS tìm đọc các văn bản truyền thông như: bài báo, tạp chí, sách phổ biến kiến thức khoa học thường thức dạng in và dạng văn bản kĩ thuật số (trên máy tính, truyền hình).

Để đáp ứng nhu cầu giải trí, HS tìm đọc các tác phẩm văn học dạng in (truyện tranh, truyện cổ tích, truyện hiện đại, truyện viễn tưởng, kí, tiểu thuyết, kịch bản, thơ,...), các tác phẩm văn học trên mạng.

Với nhu cầu đọc hiểu để học và để mở rộng hiểu biết, kinh nghiệm, HS thường có thói quen thực hành, trải nghiệm những điều đã đọc được trên thực tế. Chẳng hạn các em đọc sách về địa lí thì thích xem bản đồ, đọc sách về thực vật thì thích sưu tầm hoặc làm thí nghiệm trồng cây... Với nhu cầu đọc giải trí thì các em thường đọc các tác phẩm văn học đương đại có hình tượng gần với bối cảnh sống của các em, dễ tạo cho các em những xúc cảm thẩm mĩ và những bài học về tư tưởng, tình cảm phù hợp. Khi đọc sách văn học, các em thường học theo cách nói, cách ứng xử của nhân vật trong tác phẩm, thậm chí học theo cả cách ăn mặc của nhân vật để tạo cá tính trong trang phục của cá nhân...

Nhu cầu về đọc của HS cung cấp cho các nhà giáo dục những căn cứ để thiết kế chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu sau:

Chọn kiểu loại văn bản phù hợp với nhu cầu đọc hiểu của học sinh, cụ thể về thể loại bao gồm văn bản thông tin không có hư cấu (gồm văn bản khoa học, văn

hoá, đưa tin tức) và văn bản nghệ thuật (văn học), mà chủ yếu là văn bản nghệ thuật nương đại. Tỉ lệ hai loại văn bản này khác nhau ở cấp trung học và cấp tiểu học. Ở tiểu học, văn bản thông tin khoảng 60-70%, văn bản văn học khoảng 30 - 40%; còn ở trung học, văn bản thông tin và văn bản văn học có tỉ lệ khoảng 60% và 40%.

Trong các yêu cầu về đọc hiểu cần có những yêu cầu kết nối văn bản với đời sống để HS có thể rút ra bài học cho mình từ văn bản, liên hệ ý tưởng của văn bàn với cuộc sống để thấy sự cần thiết của ý tưởng đó, vận dụng ý tưởng của văn bàn vào giải quyết những nhiệm vụ và thách thức trong học tập, trong đời sống của các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)