Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động ngân hàng xanh tại việt nam (Trang 96 - 109)

 Đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành

Thứ nhất, rà soát, hoàn thiện, bổ sung những chính sách, công cụ của chính sách tiền tệ hỗ trợ phát triển tín dụng xanh, Ngân hàng xanh. Thực hiện rà soát, hoàn thiện, bổ sung một số chính sách như chính sách tái cấp vốn/ tái chiết khấu theo hướng ưu tiên nguồn vốn cho phát triển tín dụng xanh thông qua chính sách tái cấp vốn/tái chiết khấu trái phiếu xanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát trong từng thời kỳ. Nghiên cứu giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng có tỷ trọng từ 10% tổng dư nợ trở lên được đánh giá là dư nợ tín dụng xanh, mức giảm về tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ cao dần tương ứng tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh. Cần thiết kế riêng một thông tư về quản trị rủi ro môi trường và xã hội, trong đó có điều khoản thể hiện khuyến khích về tỷ lệ dư nợ/huy động vốn (LTD); tỷ lệ an toàn vốn mà cụ thể là

điều chỉnh tỷ lệ quy đổi của khoản dư nợ tín dụng xanh xuống mức thấp hơn khoản tín dụng khác khi tính toán tài sản có rủi ro.

Thứ hai, thực hiện rà soát, hoàn thiện khung chính sách tài chính nhằm phát triển thị trường vốn xanh và các sản phẩm tài chính xanh. Theo đó, các hoạt động trên thị trường vốn sẽ được thiết lập một khung tài chính xanh như: Ban hành các quy định, điều kiện khi niêm yết cổ phiếu (niêm yết xanh), báo cáo (trong báo cáo bền vững) và trong giám sát (theo các tiêu chí tài chính xanh). Đồng thời, huy động vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh thông qua thị trường vốn cho các doanh nghiệp, dự án và sản phẩm xanh thông qua niêm yết, phát hành cổ phiếu xanh; Phát hành trái phiếu, chứng chỉ đầu tư... cho các dự án, chương trình và lĩnh vực xanh; Xây dựng các bộ chỉ số xanh để theo dõi, đánh giá và giao dịch trên thị trường vốn; Ban hành quy chế hoặc hướng dẫn về quản trị rủi ro môi trường xã hội cho các tổ chức thị trường, cho các thành viên thị trường là các định chế tài chính và các doanh nghiệp niêm yết. Ngoài ra, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và ngân hàng tiếp cận “Nguồn vốn xanh quốc tế.

Thứ ba, xây dựng chính sách chính sách ưu đãi về thuế và ổn định giá đầu ra đối với các dự án đầu tư xanh của doanh nghiệp. Đây cũng chính là hỗ trợ các NHTM có cơ sở thẩm định về hiệu quả, khả năng trả nợ của khách hàng có dự án xanh, cụ thể:

 Ưu đãi về thuế, phí, lệ phí: mức thuế, phí, lệ phí cụ thể được hưởng ưu đãi tùy theo từng loại hoạt động môi trường được ưu đãi.

 Cam kết bảo đảm ổn định giá đầu ra trong nhiều năm cho các dự án sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, phong điện, địa diện.

 Khuyến khích chi tiêu mua sắm công của các cơ quan nhà nước trong tiêu thụ sản phẩm thân thiện môi trường

 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Thứ nhất, tiếp tục rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế về tài chính và tín dụng phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh. Tiến hành xây dựng định hướng phát triển Ngân hàng xanh, hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp và góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh. Đồng thời tăng cường năng lực cho hệ thống ngân hàng trong thực hiện ngân hàng – tín dụng xanh

Thứ hai, xây dựng mô hình và những tiêu chuẩn đánh giá Ngân hàng xanh. Tạo điều kiện cho các NHTM có cơ sở xây dựng mô hình Ngân hàng xanh phù hợp tại chính ngân hàng mình.

Thứ ba, thành lập Quỹ tín dụng xanh. Quỹ dành cho hoạt động cho vay, hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh đối với tín dụng xanh từ các nguồn vốn như các khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; một phần từ nguồn tín dụng phát triển hàng năm của Chính phủ; một phần phí bảo vệ môi trường… Thứ tư, quy định chế độ báo cáo về hoạt động Ngân hàng xanh mức độ triển khai hoạt động Ngân hàng xanh đối với xã hội, ngân hàng trên cơ sở đó đánh giá mặt được, chưa được… căn cứ đánh giá mặt được và chưa được.

 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Tiếp tục phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và các Bộ, ngành, đơn vị liên quan tổ chức các hội thảo, đào tạo cho các NHTM về chủ đề liên quan đến “Tín dụng xanh” và điều kiện tiếp cận các “Chương trình tài trợ Xanh” của IFC.

 Đối với Ngân hàng Thƣơng mại

Thứ nhất, cần ưu tiên cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có mục tiêu tăng trưởng xanh. Các NHTM cần thực hiện “xanh hóa” các danh mục đầu tư bằng cách gia tăng tài trợ tín dụng cho doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới trang thiết bị, công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng, xử lý chất thải hay các doanh nghiệp hoạt động thân thiện với môi trường. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung các tiêu chí cho vay và nâng cao năng lực thẩm định cho vay đối với các dự án, công trình có mục tiêu tăng trưởng xanh. Với việc các ngân hàng dần ý thức được tầm quan trọng của lĩnh vực kinh tế xanh, thì tương lai sẽ là của Ngân hàng xanh.

Thứ hai, nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng xanh, có các chính sách khuyến khích đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có mục tiêu tăng trưởng xanh. Ngân hàng có chiến lược hướng tới cung cấp thẻ tín dụng xanh, xây dựng các kênh thanh toán xanh.

Thứ ba, ngân hàng cần chuyển đổi hoạt động sang sử dụng nền tảng công nghệ hiện đại. Áp dụng công nghệ trong việc quản lý dữ liệu thông tin giúp hạn chế nguồn nhân lực và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Thứ tư, các ngân hàng cũng cần triển khai xây dựng trụ sở xanh. Việc xây dựng trụ sở xanh, giúp nâng cao nhận thức của khách hàng về hoạt động Ngân hàng xanh, bên cạnh đó, giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu của ngân hàng, tăng lợi thế cạnh tranh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong Chương 3, luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

 Lý giải sự khách quan cần thiết của việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam

 Thiết kế nội dung tiêu chí của từng nhóm trong hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam với 5 tiêu chuẩn và 16 tiêu chí được đề xuất

 Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng xanh tại các NHTM Việt Nam

KẾT LUẬN CHUNG

Nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Chính phủ, việc triển khai hoạt động Ngân hàng xanh là cần thiết. Để triển khai hoạt động Ngân hàng xanh cần có các tiêu chí cụ thể, chính vì vậy luận văn “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam” đã tập trung đi vào giải quyết các vấn đề với các nội dung chính như sau:

(i) Tổng quan về Ngân hàng xanh và hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam với ba chủ đề trọng tâm:

- Tổng quan lý luận về Ngân hàng xanh.

- Lý giải một số căn cứ xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh. - Nghiên cứu kinh nghiệm triển khai Ngân hàng xanh của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

(ii) Phân tích thực trạng triển khai hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam trong thời gian qua với ba chủ đề trọng tâm:

- Định hướng của Chính phủ và cơ sở pháp lý trong việc triển khai hoạt động Ngân hàng xanh ở Việt Nam

- Đánh giá chung thực trạng triển khai Ngân hàng xanh trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam trong thời gian qua

- Đánh giá mặt được, hạn chế và nguyên nhân hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam trong thời gian qua.

(iii) Xác định nội dung tiêu chí của hệ thống các tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam. Theo đó, hệ thống các tiêu chí này được phân ra 5 nhóm cơ bản:

- Các tiêu chí đánh giá Chiến lược xanh - Các tiêu chí đánh giá Quy trình xanh

- Các tiêu chí đánh giá Sản phẩm và dịch vụ xanh

- Các tiêu chí đánh giá Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin xanh - Các tiêu chí đánh giá Đội ngũ

(iv) Đề xuất một số khuyến nghị phát triển hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam đối với Chính phủ, các Bộ, ngành; Ngân hàng Nhà nước; Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các Ngân hàng Thương mại.

Luận văn đã xây dựng được cơ sở, mối quan hệ của hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống ban đầu được xây dựng theo hướng mở, trong quá trình triển khai hoạt động Ngân hàng xanh, hệ tiêu chí đánh giá sẽ tiếp tục cập nhật, bổ sung và không ngừng hoàn thiện trong mỗi giai đoạn lịch sử xã hội nhất định.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa đơn vị nào đưa ra văn bản, quyết định, phương pháp quản lý, đánh giá hoạt động bằng tiêu chí cụ thể, trên thế giới mô hình Ngân hàng xanh cũng mới phát triển ở một số quốc gia dẫn đến công tác thu thập thông tin, dữ liệu cơ sở lý luận về Ngân hàng xanh cũng như những tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh còn nhiều khó khăn, thiếu sót, chưa đánh giá bao quát sâu về hoạt động Ngân hàng xanh ngang tầm quốc gia.

Mặt khác, thực tiễn hoạt động Ngân hàng xanh đang triển khai tại một số NHTM Việt Nam chưa bắt buộc công bố trong các báo cáo thường niên, thông tin còn rời rạc, không đồng nhất cũng như thời gian nghiên cứu giới hạn vẫn phải làm công tác chuyên môn tại cơ quan, việc thực hiện khảo sát đánh giá lại chất lượng hệ tiêu chí chưa được thực hiện. Do vậy luận văn chắc chắn không tránh khỏi còn thiếu sót, các giải pháp, khuyến nghị còn mang tính chủ quan, tôi rất mong các thầy cô, đồng nghiệp, các chuyên gia quan tâm và đóng góp để luận văn càng hoàn thiện và góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế bền vững đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt

Anh, T. Q. (2014). Vấn đề nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam và giải pháp xử lý. Truy cập tại http://dl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/9883/1/Van de no xau o cac ngan hang_Trinh Quang Anh.pdf

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo cập nhật hai năm một lần Lần thứ nhất của Việt Nam cho công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Hà Nội, Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chỉ thị số 03/CT-NHNN, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, ngày 24/3/2015

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 1552/QĐ-NHNN, ban hành kế hoạch Hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 ngày 06/08/2015

Nguyễn Hữu Huân (2014), “Xây dựng Ngân hàng xanh tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập Số 14 (24), 4-9

Nguyễn Thị Minh Huệ và Trần Thị Thanh Tú (2015), Vai tr và các sản phẩm của ngành ngân hàng hướng tới phát triển và đầu tư xanh truy cập tại <

http://gdprte.ueb.edu.vn> [ngày truy cập: 06/02/2017]

Phạm Xuân Hòe và Nguyễn Đình Đạt (2015), Hoàn thiện khung chính sách khuyến khích phát triển Ngân hàng xanh, tín dụng xanh, Thị trường Tài chính Tiền tệ Số 16/2015,s 17-20

Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 403/QĐ-TTg, phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020, ngày 20/03/2014

Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1393/Qđ-TTg, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 ngày

Trần Thanh Thủy, Nguyễn Hồng Anh và Nguyễn Việt Dũng (2016), Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Trung tâm Con người và Thiên nhiên. Hà Nội, Việt Nam.

Trung tâm con người và thiên nhiên 2006, Nguyên tắc xích đạo – Chuẩn mực môi trường, xã hội tự nguyện cho các nhà đầu tư tài chính, truy cập tại <

http://nature.org.vn.>, [truy cập ngày 01/06/2006]

TS. Cấn Văn Lực (2016), Vai trò của Ngân hàng xanh trong phát triển kinh tế bền vững – thực trạng và giải pháp đối với Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Vai trò Ngân hàng xanh trong xanh hóa nền kinh tế, tháng 9/2016.

Vũ Thị Kim Oanh (2015), “Ngân hàng xanh. Kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị cho Việt Nam”, Thị trường tài chính tiền tệ Số 16 (433), 21-24 Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2013), Tài chính và Ngân hàng xanh: Công cụ để hỗ trợ tăngtrưởng xanh. Hội thảo về Tài chính xanh và Ngân hàng xanh, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) - Ngân hàng Nhà nước – Bộ Tài chính Việt Nam, Hà Nội.

Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Anh

Bal, Y., Faure, M., Liu, J.2014, “The role of China’s banking sector in providing green finance”, Duke Environmental law and policy forum Vol. XXIV June 2016].

Global Sustainability Standards Board (GSSB), 2016. Available from < www.globalreporting.org/standards/. >

Indian Banks Association (2014), Green Banking Innovations; Indian Banks' Association. Available from <http://www.theindianbanker.co.in/html/sto_5.htm> [Accessed 18 February 2016]

Institute of Development and Research in Banking Technology (2014). Publications: IDRBT. Available from

<http://www.idrbt.ac.in/publications/Frameworks/Green%20Banking%20Framewor k%20(2013).pdf> [Accessed 18 March 2016]

Islam & MT (2015), “Green banking and its present scenario in Bangladesh”, The Daily Observer.

Islam, S.M. & Das, C.P. (2013), “Green Banking practices in Bangladesh”, IOSR Journal of Business and Management, Vol.8, Issue 3, pp.39-44

Jeena Gupta (2015), Role of Green Banking in Environment Sustainability – A study of selected Commercial Banks in Himachal Pradesh, Published online August, Volume: 2, Issue: 8, 349-353, e-ISSN: 2349-4182, p-ISSN: 2349-5979

Jha, N. & Bhome, S (2013)., “A Study of green banking trends in India”,

International Monthly Refereed Journal of Research In Management & Technology, Abhinav,ISSN – 2320-0073

K.Shaumya ,A.A. Arulrajah (2016), “Measuring Green Banking Practices:

Evidence from Sri Lanka”, 13th International Conference on Business Management 2016

Kaeufer (2010), Banking as a Vehicle for Socio-economic Development and Change, CaseStudies of Socially Responsible and Green Banks, Presencing Institute, Cambridge, MA.

Lalon, R M (2015), “Green banking: Going green”, International Journal of

Economics, Finance and Management Sciences, Published online January 23, 2015, ISSN: 2326-9553

Loman, H. (2015). Vietnam country report. Available from

<https://economics.rabobank.com/publications/2015/february/country%2Drepor t%2Dvietnam/>

Naser Azad, Vahid Rashid Samanlou (2016), Identifying and Ranking the Affecting Factors of the Green Banking on Banks Competitive Market (State-Owned Banks and Private Population of Tehran), The Caspian Sea Journal, Volume 10, Issue 1, ISSN: 1578-7899

Nath, V. & Nayak, N. & Goel, A. (2014), Green banking practices – A review, IMPACT: IJRBM, Vol. 2, Issue 4, pp. 45-62

Pravakar Sahoo, Bibhu Prasad Nayak (2008), Green banking in India, Discussion Paper Series No. 125/2008.

Pricewaterhouse Coopers Consultants - PWC (2013), Exploring Green Finance Incentives in China, Available from

<https://www.pwchk.com/en/migration/pdf/green-finance-incentives-oct2013- eng.pdf> [Accessed October, 2013]

SBI, July 2010, Green channel counters policy, [www.sbi.co.in]

The Annual Report of Bangladesh Bank for the financial year 2015-2016, Bangladesh Bank, Available from

<https://www.bb.org.bd/pub/annual/anreport/ar1516/full_2015_2016.pdf >, [30 June 2016].

Trần Thị Thanh Tú & Trần Thị Hoàng Yến (2015), Green Bank: International Experiences and Vietnam Perspectives, ISSN 1911-2017, Asian Social Science; Vol. 11, No. 28

Ullah, M M (2013), “Green Banking in Bangladesh - A Comparative Analysis”,

World Review of Business Research, Vol.3, No.4, pp.74 – 83 UN ESCAP (2012), Green Finance, Available from

<http://www.unescap.org/sites/default/files/28.%20FS-Green-Finance.pdf> [Accessed 13 March 2016]

Yang, J. & Ahmed, K.T. (2009),Recent trends and developments in e-banking in an underdeveloped nation – an empirical study. Int. J. Electronic Finance, 3 (2),115– 132

PHỤ LỤC 1

Danh mục công ƣớc, cam kết quốc tế Việt Nam đã ký kết trong lĩnh vực tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động ngân hàng xanh tại việt nam (Trang 96 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)