Kinh nghiệm triển khai Ngân hàng xanh của một số nƣớc trên thế giới và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động ngân hàng xanh tại việt nam (Trang 40)

bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm triển khai Ngân hàng xanh của một số nƣớc trên thế giới 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Bangladesh

Bangladesh là một trong những nước kém phát triển nhất và cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng về môi trường nhiều nhất trên thế giới. Các lĩnh vực chính của sự suy thoái môi trường là: ô nhiễm không khí; ô nhiễm nguồn nước và sự khan hiếm; sự xâm lấn của các dòng sông; xử lý không đúng các chất thải công nghiệp, y tế và nhà giữ; nạn phá rừng; mất mát của không gian mở, và mất đa dạng sinh học. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2014, Bangladesh xếp hạng thứ tư trong bảng xếp hạng những nước ô nhiễm nặng với chỉ số PM2.5 trung bình là 79 microgram/m3.

Nhận thức rõ điều đó, năm 2011, ngân hàng Bangladesh đã đưa ra chính sách Ngân hàng xanh nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao sự bền vững tài chính. Ngân hàng Trung ương Bangladesh là ngân hàng Trung ương đầu tiên trên thế giới có cái nhìn và nhận thức sâu sắc với hoạt động Ngân hàng xanh (Lalon, 2015)

Nghiên cứu của Maruf (2010) cũng đưa ra các khuyến nghị là các hoạt động Ngân hàng xanh tại Bangladesh cần được xúc tác và hỗ trợ bởi các khoản đầu tư và chi tiêu công, đồng thời cải tiến các chính sách và các quy định của chính phủ.

Nghiên cứu của Rahman (2013) về triển vọng Ngân hàng xanh ở Bangladesh đã chỉ ra những thay đổi trong quản trị đầu tư, quản trị tiền gửi, tuyển dụng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và nâng cao ý thức cộng đồng là các yếu tố nền tảng cho sự phát triển của Ngân hàng xanh ở quốc gia này. Ngân hàng Trung ương đã ban hành các thông tư hướng dẫn, trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại đã xây dựng các sổ tay hướng dẫn và chính sach riêng của từng Ngân hàng để thực hiện các chiến lược và kế hoạch trên.

Bảng 1.2. Thống kê danh mục tài chính xanh tại Bangladesh 2015-2016

Đơn vị: Triệu Taka Bangladesh

Danh mục tài chính xanh SCBs DFIs PCBs FCBs NBFIs Tổng

Renewable energy (Năng lượng tái

tạo) 44.4 4.2 1605.0 182.0 3660.2 5495.7

Energy efficiency (Hiệu suất năng

lượng) 10.1 0.0 2394.3 0.6 125.3 2530.3

Solid waste management (Quản lý

chất thải rắn) 0.0 0.0 12.2 0.0 0.0 12.2

Liquid waste management (Quản lý

chất thải lỏng) 26.3 0.0 4326.5 36.2 449.0 4838.0

Alternative energy (Năng lượng thay

thế) 160.0 0.0 164.8 0.0 9.2 334.0

Fire burnt brick (Gạch chịu lửa) 1003.8 25.3 5353.9 0.0 775.0 7157.9

Recycling & recyclable product (Tái

chế & sản phẩm tái chế) 99.1 0.0 4179.6 80.0 518.8 4877.4

Green industry (Ngành công nghiệp

xanh) 380.0 0.0 4106.2 283.6 256.0 5025.8

Safety and security of factory (An

toàn và an ninh của nhà máy) 0.0 0.0 1817.1 34.8 95.5 1947.4

Others (Khác) 290.1 0.6 467.9 151.7 19.3 929.6

Tổng 2013.7 30.1 24427.6 768.8 5908.2 33148.4

Nguồn: Sustainable Finance Department, Bangladesh Bank

Theo báo cáo thường niên 2015-2016, Ngân hàng Bangladesh đã được tích hợp "tính bền vững" vào các hoạt động ngân hàng cốt lõi thông qua Ngân hàng xanh, trách nhiệm xã hội của công ty, bao gồm tài chính và giáo dục tài chính. Các hoạt động ngân hàng theo định hướng xã hội và môi trường dần dần tạo ra khái niệm về

ngân hàng bền vững. Ngân hàng Bangladesh đã và đang theo đuổi chính sách và hướng dẫn trong tất cả các lĩnh vực có thể có của ngân hàng bền vững cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Hoạt động Ngân hàng xanh ở Bangladesh không chỉ là việc xây dựng các chính sách tín dụng xanh theo cách thân thiện với môi trường, mà còn là việc các ngân hàng thương mại thực hiện cách mạng xanh trong chính các hoạt động của ngân hàng, sử dụng các nguồn năng lượng mới, số hóa và các biện pháp khác nhằm giảm phát thải các bon của chính các ngân hàng. Hướng dẫn Văn phòng Xanh (Green Office Guide) cũng được truyền đến toàn bộ người lao động nhằm sử dụng có hiệu quả điện, nước, giấy,.. Các phương thức giao tiếp trực tuyến được sử dụng thay cho việc in ấn tốn kém giấy, mực trong công tác quản lý văn phòng, các máy in được đặt ở chế độ in hai mặt để tiết kiệm giấy, phông chữ Ecofont được sử dụng để tiết kiệm mực, sử dụng các bóng đèn Led để tiết kiệm điện, khuyến khích nhân viên mua các xe ô tô tiết kiệm năng lượng nhằm giảm việc tiêu thụ gas và xăng dầu. Các hoạt động ngân hàng trực tuyến cũng được triển khai phát triển mạnh mẽ, giảm chi phí in ấn, bưu cục… (Islam và MT, 2015)

Hình 1.7. Các hoạt động của Ngân hàng xanh tại Bangladesh

Nguồn : Bangladesh Bank - Green

Sáng kiến hoạt động chi tiết

1. Lắp đặt HT thiết bị điện năng lượng mặt trời 2. Dùng máy để tiêu hủy tiền bị hư hỏng thay vì

đốt

3. Trong nội bộ bắt buộc xây dựng mục tiêu giảm lượng khí thải

Sáng kiến mở rộng mạng lƣới:

- Kết nối trụ sở Ngân hàng Bangladesh và các chi nhánh thông qua máy tính (LAN/WAN)

- Đã đưa ra cho Ngân hàng Bangladesh theo những điều khoản của thương mại điện tử - Mạng lưới dựa trên hệ thống e-tendering - Phát lương và tư vấn, thiết lập các đơn hàng văn

phòng trực tuyến,…

Văn phòng tự động

- Hệ thống xử lý séc tự động Bangladesh (BACPS).

- Mạng lưới chuyển khoản điện tử của Bangladesh (BEFTN) - Phần mềm quản lí nguồn lực

doanh nghiệp (ERP)

- Thông tin đáng tin cậy trực được thông qua bởi các dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại, Thiết lập một chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng (NPS) và kho dữ liệu doanh nghiệp (EDW)…

Hoạt động của Ngân hàng xanh ở Bangladesh giống như từng thành viên trong cùng một ngôi nhà, có sự tác động và hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Những hoạt động Ngân hàng xanh minh họa hình sau được thiết lập một các cụ thể, tạo thành một khuôn mẫu trong hoạt động của các Ngân hàng xanh ở nước này.

Hoạt động Ngân hàng xanh ở Bangladesh không chỉ là việc xây dựng các chính sách tín dụng xanh theo cách thân thiện với môi trường, mà còn là việc các Ngân hàng Thương mại thực hiện cách mạng xanh trong chính các hoạt động của ngân hàng, sử dụng các nguồn năng lượng mới, số hóa và các biện pháp khác nhằm giảm phát thải cacbon của chính các ngân hàng (Vũ Thị Kim Oanh 2015)

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Đức

Là một trong những nước đầu tiên khởi xướng khái niệm Ngân hàng xanh,, cũng chủ động tham gia vào quá trình hình thành và thúc đẩy việc thực hiện các Nguyên tắc Xích Đạo, Đức đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ tài chính cho các NHTM thực hiện dự án bảo vệ môi trường. Ngân hàng Tái thiết Đức (German Development Bank – KfW) thành lập năm 1948 đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế các sản phẩm tài chính xanh và đã đưa ra rất nhiều các sản phẩm tài chính xanh khác nhau. Chính phủ Đức chỉ thực hiện các khoản cho vay tái chiết khấu đối với KfW hoặc xây dựng khung pháp lý để điều hành hiệu quả và công bằng trong hệ thống Ngân hàng xanh.

Các sản phẩm tài chính của KfW cho bảo vệ môi trường và bảo tồn năng lượng đều không chịu sự can thiệp của Chính phủ, từ giai đoạn tài trợ đầu tiên cho đến giai đoạn sau của quá trình bán sản phẩm, tất cả các hoạt động đều được thực hiện công khai. Vai trò của chính phủ Đức là cung cấp các khoản chiết khấu lãi suất và hỗ trợ các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn công bằng và hiệu quả. Năm 2015, tổng khối lượng tài chính của ngân hang KfW lên đến 79.3 tỉ EUR. Với số tài chính đó, KfW không chỉ đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà họ còn tập trung vào việc đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường, liên quan đến khí hậu…Cụ thể là KfW đã chi 29.5 tỉ EUR, chiếm khoảng 37% tổng khối lượng quảng bá kinh doanh. Điều này cho thấy rằng, trong năm 2015 KfW đã dành hơn 1/3 quỹ quảng cáo dành cho việc bảo vệ khí hậu và môi trường.

Hình 1.8. Cơ chế hoạt động thị trƣờng các sản phẩm tín dụng xanh của Đức

Nguồn : Vũ Thị Kim Oanh (2015)

KfW là ngân hàng có rất nhiều thành công với tín dụng xanh, theo Vũ Thị Kim Oanh (2015), kinh nghiệm thành công của ngân hàng phát triển KfW có thể tóm tắt như sau:

Thứ nhất, trước khi cấp tín dụng, KfW đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án và phê duyệt cho vay dựa trên mô hình quản lý rủi ro của NHTM. Khi phê duyệt khoản tín dụng dự án, KfW sẽ xác định xem dự án đó có tuân theo các Nguyên tắc Xích đạo và các hướng dẫn về môi trường, sức khỏe và an toàn (Hướng dẫn EHS) hay không, đồng thời, đánh giá tác động và rủi ro (gồm cả sức khỏe và an toàn) mà dự án đem lại cho xã hội và môi trường, và sau đó là đưa ra các biện pháp giảm thiểu và quản lý các tác động tiêu cực đó.

Thứ hai, là ngân hàng sở hữu nhà nước, KfW chịu trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển của các công ty và nền kinh tế Đức, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thúc đẩy việc bảo vệ môi trường và khí hậu. Ngân hàng KfW đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy toàn bộ hệ thống tài chính xanh và phát hành những gói sản phẩm tài chính xanh rất đa dạng. Các gói sản phẩm tín dụng của KfW hướng đến việc bảo vệ môi trường, giảm lượng phóng xạ carbon, góp phần tái tạo và bảo tồn năng lượng được thực hiện một cách độc lập mà không có sự can thiệp của chính phủ. Ngoài ra, KfW còn có các gói sản phẩm liên quan đến việc nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, giao thông, cải cách kinh tế…

Thứ ba, KfW không cạnh tranh với các NHTM mà bán buôn vốn cho các NHTM, tức là KfW không trực tiếp cấp tín dụng cho khách hàng mà chuyển qua các NHTM

KfW NHTM

Tài trợ thị trường vốn

Trợ cấp lãi suất

Chính phủ

Đức Lãi suất 0.66% Biên rủi ro tín dụng và lãi suất 0.75%

Lãi suất Khoản vay 20 năm Khoản vay 20 năm

đến tay người vay vốn, do đó tạo nên các mối quan hệ hợp tác hơn là cạnh tranh với các NHTM.

Thứ tư, dù là ngân hàng sở hữu nhà nước và ban kiểm soát do chính phủ chỉ định, hoạt động của KfW không chịu sự can thiệp chính phủ. Quy trình đánh giá các dự án của ngân hàng KfW chặt chẽ, rõ ràng, theo trình tự nhất định.

Thứ năm, KfW không phụ thuộc vào trợ cấp của chính phủ trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính xanh. Được hỗ trợ bời sự bảo lãnh của Chính phủ, KfW nhận được sự tài trợ với chi phí tương đối thấp trên thị trường vốn quốc tế.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ở Ấn Độ, việc thực hiện Ngân hàng xanh vì môi trường phát triển bền vững đã được triển khai từ hơn 20 năm nay tuy nhiên nó vẫn đang trong giai đoạn đầu, chủ yếu là các chương trình vay vốn cho phụ nữ, cấp tín dụng cho các dự án phát triển kinh tế địa phương… Từ tháng 7/2010, Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ (SBI) đã thực thi chương trình “Quầy kênh xanh (Green channel counters - GCC)” và “Ngân hàng không xếp hàng” tại hơn 5.000 chi nhánh trên khắp Ấn Độ, như một bước đổi mới theo hướng “Ngân hàng xanh” không cần giấy tờ cho các giao dịch gửi, rút và chuyển tiền, thanh toán trong và ngoài nước (Pravakar Sahoo et all, 2008)

Hình 1.9. Mô hình những tiêu chuẩn đánh giá Ngân hàng xanh

Nguồn: Institute of Development and Research in Banking Technology

Xếp hạng xanh Chất thải Cacbon Công trình xanh Thủ tục giấy tờ Đầu tư xanh Tái sử dụng/Tái chế/Cải tạo Điểm thưởng xanh

Nghiên cứu “Ngân hàng xanh ở Ấn Độ” của Nayak P., (2008) đã chứng minh tầm quan trọng của Ngân hàng xanh, đồng thời khuyến nghị những phương pháp và sáng kiến chính trị có tính khả thi để thúc đẩy phát triển Ngân hàng xanh ở Ấn Độ. Theo nghiên cứu của Institute of Development and Research in Banking Technology năm 2013 cũng đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá Ngân hàng xanh cho các ngân hàng tại Ấn Độ. Theo hệ thống đánh giá này, cả cơ sở hạ tầng và các hoạt động ngân hàng đều được nghiên cứu.

1.3.1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc với nền kinh tế phát triển lớn thứ hai trên thế giới, đã kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở các quốc gia nó đầu tư. Trung Quốc đã vượt qua Mỹ và trở thành nước hát thải nhiều cacbon nhất trên thế giới vào năm 2007. Trước tình trạng bùng nổ về chi phí xã hội và môi trường, từ giữa những năm 1980, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu có những quy định nhằm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường và tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp khác nhau. Điểm khác biệt của Trung Quốc là trực tiếp nhấn mạnh vào vai trò của các ngân hàng. Tại Trung Quốc, có rất ít các ngân hàng tự nguyện sử dụng các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường quốc tế trong hoạt động của mình. Do đó, chính phủ Trung Quốc đã quyết định can thiệp bằng cách đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào hệ thống cải cách tài chính.

Năm 2007, Trung Quốc đã ban hành "Chính sách Tín dụng xanh" nhằm khuyến khích các ngân hàng cấp tín dụng cho các dự án ít gây ô nhiễm, thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo. Việc triển khai chính sách tín dụng xanh đã nhận được sự hỗ trợ rộng rãi và những ý kiến tích cực từ chính quyền trung ương và khu vực ngân hàng Trung Quốc, cũng đã đạt được những kết quả ban đầu khá ấn tượng với sự gia tăng đáng kể nguồn vốn vào các dự án xanh tại Trung Quốc, tạo dựng nền tảng cho hoạt động cho vay xanh và hỗ trợ khu vực ngân hàng tiến tới tài chính xanh.

Một trong những khó khăn lớn nhất của việc thực hiện chính sách này ở Trung Quốc là việc thiếu đi một hệ thống đánh giá đáng tin cậy về các ngành nghề và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường để làm căn cứ cho các ngân hàng phân loại dự án,

đặc biệt là khi nhiều ngành gây ô nhiễm cũng đang là những ngành mang lại lợi nhuận cao cho nhiều địa phương.

Bảng 1.3. Thống kê về các khoản vay cho các dự án bảo vê môi trƣờng và tiết kiệm năng lƣợng trong khu vực ngân hàng Trung Quốc (2007 -2010)

Năm

Đầu tƣ cho các dự án bảo vệ môi trƣờng và tiết kiệm năng lƣợng

(Tỷ RMB) % Doanh số cho vay Số lƣợng dự án liên quan đến các hoạt động Số lƣợng doanh nghiệp liên quan đến hoạt động đầu 2007 341.1 2.70 2.715 3.505 2008 371.0 3.11 2.983 3.615 2009 865.0 8.93 6.412 4.099 2010 1010.7 - - -

Nguồn: Bal et al, 2014

Để các ngân hàng có thể thực hiện hệ thống đánh gí rủi ro, các hướng dẫn tín dụng xanh đã được ban hành vào năm 2012. Các quy định này hướng dẫn các ngân hàng tích hợp hoạt động phát triển bền vững vào hoạt động cho vay của mình cả trên thị trường trong nước và nước ngoài. Ba ngân hàng chính sách là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ hỗ trợ bảo vệ môi trường trong hoạt động đầu tư của mình.

1.3.1.5. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Một ví dụ điển hình của Ngân hàng xanh là tại Hoa Kỳ. Trong bối cảnh khó khăn vừa qua, khi mà các ngân hàng tại Hoa Kỳ áp dụng mức thu phí cao và tạo ra nhiều khoản nợ xấu thì một loại hình ngân hàng mới đang nổi lên. Đó là các ngân hàng có lương tâm xã hội áp dụng nguyên tắc phát triển bền vững và trách nhiệm đối với mô hình kinh doanh và các sản phẩm của mình. Một hình mẫu tuyệt vời của làn sóng mới của Ngân hàng xanh là sự ra mắt của GreenChoice Bank trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động ngân hàng xanh tại việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)