2.2.1. Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050
Ngày 25 tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1393/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050” với mục tiêu chung là tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Chiến lược với 3 mục tiêu cụ thể:
Một là nhằm mục tiêu tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao.
Hai là nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu
Ba là nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.
Để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050, quyết định nêu cụ thể ba nhiệm vụ chiến lược cần thực hiện bao gồm: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Xanh hóa sản xuất và Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Với các giải pháp thực hiện cụ thể:
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện.
Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại.
Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông vận tải.
Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia.
Giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp.
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các ngành sản xuất, dần hạn chế những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới.
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên.
Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để tạo thêm việc làm, nâng thu nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên.
Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: Hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị
Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn
Đô thị hóa bền vững
Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh
Huy động nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, ban hành hệ thống tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và thông tin dữ liệu về tăng trưởng xanh
Hợp tác quốc tế
2.2.2. Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trƣởng xanh giai đoạn 2014-2020
Nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, ngày 20/03/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 403/QĐ-TTg phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020”.
Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh bao gồm 04 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm vụ hành động cụ thể:
Chủ đề 01: Xây dựng thể chế và Kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương bao gồm 08 hoạt động theo 02 nhóm sau:
Xây dựng thể chế bao gồm 05 hoạt động.
Kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương bao gồm 03 hoạt động.
Chủ đề 02: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Bao gồm 20 hoạt động theo 04 nhóm sau:
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng bao gồm 08 hoạt động.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải bao gồm 03 hoạt động.
Đổi mới kỹ thuật canh tác và hoàn thiện quản lý để giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong nông lâm nghiệp, thủy sản bao gồm 06 hoạt động.
Phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo bao gồm 03 hoạt động.
Rà soát, kiến nghị điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và xây dựng đề án tái cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh bao gồm 10 hoạt động.
Sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn lực tự nhiên và phát triển khu vực kinh tế xanh bao gồm 09 hoạt động.
Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững bao gồm 03 hoạt động.
Thúc đẩy phong trào "doanh nghiệp phát triển bền vững", nâng cao năng lực và thị trường dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và quản lý phục vụ tăng trưởng xanh bao gồm 03 hoạt động.
Chủ đề 04: Thực hiện Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững: Bao gồm 13 hoạt động theo 02 nhóm sau:
Phát triển đô thị xanh và bền vững bao gồm 07 hoạt động.
Thúc đẩy thực hiện lối sống xanh bao gồm 06 hoạt động.
Để đạt được nội dung đề ra, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-20201 nêu rõ những giải pháp thực hiện như sau:
Thứ nhất, những hoạt động thuộc Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cần được triển khai đồng bộ và phù hợp các nội dung về: Nâng cao nhận thức; hoàn thiện thể chế; thay đổi cơ cấu kinh tế ngành, địa phương và doanh nghiệp và đổi mới công nghệ.
Thứ hai, các Bộ, ngành, địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan có liên quan được giao chủ trì thực hiện các hoạt động thuộc Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh chịu trách nhiệm đưa ra các giải pháp triển khai thực hiện theo kế hoạch cho giai đoạn 2014 - 2020.
Thứ ba, về nguồn vốn thực hiện các hoạt động bao gồm: Từ ngân sách nhà nước trong Chương trình hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu; từ nguồn lực của các doanh nghiệp; từ cộng đồng và từ nguồn viện trợ của quốc tế. Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm huy động, quản lý nguồn lực từ ngân sách nhà nước, (bao gồm cả Trung ương và địa phương), nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Nhà nước ưu tiên và dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương để thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh, đặc biệt cho nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo. Nhà nước tạo cơ sở pháp lý khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp đầu tư nguồn lực để thực hiện các hoạt động của Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh.
2.2.3. Thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng xanh và Quản lý rủi ro môi trƣờng và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng
Nhằm triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Đây được coi là những bước đi đầu tiên trong định hướng hoạt động ngân hàng hướng tới mục tiêu Quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Điều đó cho thấy, ngành ngân hàng đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng, cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người trong hoạt động cấp tín dụng của mình. Ngoài ra, ngành ngân hàng cũng chú trọng thực hiện rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế tín dụng cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh; tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh, qua đó thực hiện được mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế bền vững.
Hoạt động của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong những năm qua, đã có nhiều hoạt động nhằm thực hiện các chương trình tín dụng để hướng tới thực hiện theo các tiêu chuẩn tín dụng xanh và bảo vệ môi trường. Cụ thể, trong Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015,
Thứ nhất, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020.
Thứ hai, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai xây dựng và thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh theo định hướng, mục tiêu Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được phê duyệt; đầu mối tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm tăng cường năng lực cho hoạt động tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội; hướng dẫn các tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội.
Thứ ba, các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế rà soát, nghiên cứu, xây dựng quy định về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thứ nhất, chủ động nắm bắt tình hình kinh tế-xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp thực hiện công tác quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn.
Thứ hai, chủ động thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tổ chức tín dụng về tăng trưởng xanh trong hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng.
Đối với các tổ chức tín dụng
Thứ nhất, căn cứ Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được phê duyệt và các chương trình, kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, chủ động triển khai xây dựng chương trình, chính sách tín dụng xanh nhằm tăng dần tỷ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng của mình. Cụ thể:
Xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh nhằm khuyến khích hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường và
xã hội: nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng xanh, triển khai các chương trình tín dụng có các chính sách khuyến khích đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có mục tiêu tăng trưởng xanh.
Cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng tín dụng xanh, quan tâm tài trợ các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thực hiện tăng trưởng xanh.
Tập trung ưu tiên cấp tín dụng xanh cho các ngành kinh tế thực hiện bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường, sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thứ hai, nghiên cứu xây dựng và triển khai các giải pháp quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Cụ thể:
Chủ động nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng thông qua việc cải thiện các chính sách, nguồn lực, quy trình và thủ tục cấp tín dụng để tăng cường sự phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường xã hội và quản lý tín dụng.
Căn cứ các quy định về môi trường và xã hội của các bộ, ngành chức năng để xem xét, đánh giá các rủi ro môi trường và xã hội (như lạm dụng tài nguyên và năng lượng, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, tổn hại đến di sản văn hóa, đe dọa an toàn, an ninh và sức khỏe con người và cộng đồng dân cư, lao động bất bình đẳng và cưỡng bức tái định cư) tác động đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng khi thẩm định cấp tín dụng đối với khách hàng.
Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ đối với việc quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng, đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng trở thành nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, triển khai tích cực công tác thông tin, truyền thông về quản lý rủi ro môi trường và xã hội và chính sách tín dụng xanh của tổ chức tín dụng để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận, doanh nghiệp đối với mục tiêu tăng trưởng tín dụng xanh của tổ chức tín dụng nói riêng và ngành ngân hàng nói chung.
2.2.4. Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh đến năm 2020.
Nhằm triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020, ngày 06/08/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1552/QĐ-NHNN về “Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020”. Theo đó, mục tiêu và yêu cầu Kế hoạch hành động ngành ngân hàng là thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng xanh, hướng tới một nền kinh tế các - bon thấp, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh; nâng cao nhận thức, vai trò và năng lực của ngành ngân hàng trong thực hiện cấp tín dụng cho các ngành kinh tế xanh, phát triển các sản phẩm và dịch vụ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh.
Kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu để triển khai thực hiện trong toàn ngành ngân hàng như rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng phù hợp với những mục tiêu tăng trưởng xanh. Cụ thể:
Thứ nhất, rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng phù