Bộ tiêu chuẩn GRI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động ngân hàng xanh tại việt nam (Trang 34)

Các chỉ tiêu trong Bộ tiêu chuẩn GRI Sustainability Reporting Standards về lập Báo cáo phát triển bền vững là phiên bản được nâng cấp từ GRI4 Guidelines và được cấu trúc lại nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện báo cáo thuận tiện, minh bạch và hiệu quả hơn, được phát hành bởi Global Sustainability Standards Board (GSSB). Việc lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn GRI cung cấp một bức tranh tổng thể về các chủ đề trọng yếu của tổ chức và các tác động có liên quan cũng như cách thức quản lý những tác động này.

Tiêu chuẩn GRI thể hiện hệ thống thực hành tốt nhất toàn cầu dành cho báo cáo công khai hàng loạt các tác động về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Bộ chuẩn mực của GRI tăng cường tính so sánh và chất lượng của các thông tin về phát triển bền vững đảm bảo sự minh bạch hơn đối với các tác động kinh tế, môi trường và xã hội. Là một chuẩn mực chung được chấp nhận rộng rãi toàn cầu tạo ra một ngôn ngữ chung cho các tổ chức và các bên liên quan mà thông qua đó, các tác động của tổ chức được công bố và đánh giá.

Hình 1.5. Quy trình báo cáo theo GRI

Nguồn: Global Sustainability Standards Board (GSSB), 2016

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc thành một bộ các tiêu chuẩn có liên quan với nhau. Các tiêu chuẩn này được lập ra chủ yếu để được sử dụng kết hợp nhằm giúp tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững dựa trên các Nguyên tắc Báo cáo và chú trọng vào

Sự tham gia của các bên liên quan

Xác định các lĩnh vực trọng yếu và

các ranh giới

Xây dựng báo cáo Kiểm tra và trao

đổi thông tin Lập kế hoạch xây

các chủ đề trọng yếu, cung cấp thông tin về những tác động tích cực và tiêu cực của tổ chức đối với phát triển bền vững. Việc lập báo cáo theo Tiêu chuẩn GRI chứng tỏ rằng báo cáo đó mô tả đầy đủ và cân đối về các chủ đề trọng yếu của tổ chức và các tác động có liên quan, cũng như cách thức quản lý những tác động này.

Hiện tại, GRI toàn cầu đã tiến hành dịch Bộ tiêu chuẩn quốc tế về lập báo cáo phát triển bền vững qua tiếng Việt và đang từng bước phổ biến Bộ tiêu chuẩn này cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam

Hình 1.6. Tổng quan về Bộ tiêu chuẩn GRI

Nguồn: Global Sustainability Standards Board (GSSB), 2016

Bộ chuẩn mực của GRI bao gồm ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững: GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở , GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung, GRI 103: Phương pháp Quản trị. Tổ chức lựa chọn một số trong các tiêu chuẩn GRI để để báo cáo các chủ đề trọng yếu. Những Tiêu chuẩn này được chia thành 3 chủ đề: 200 (Chủ đề Kinh tế), 300 (Chủ đề Môi trường) và 400 (Chủ đề Xã hội) với nội dung cụ thể trong từng lĩnh vực:

 Kinh Tế: Các hoạt động kinh tế, sự hiện diện trên thị trường, các tác động kinh tế gián tiếp, thông lệ mua sắm, chống tham nhũng, các hành vi hạn chế cạnh tranh

 Môi trường: Nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đa dạng sinh học, khí thải, nước thải và chất thải, tuan thủ môi trường, đánh giá nhà cung cấp về môi trường.

 Xã hội: Công việc, mối quan hệ lao động, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, Giáo dục và đào tạo, đa dạng và cơ hội công bằng, không phân biệt, tự do lập hội và thỏa ước tập thể, lao động trẻ em, lao động bắt buộc và cưỡng bức, các phương thức bảo vệ tài sản, quyền của người bản địa, đánh giá về nhân quyền, cộng đồng địa phương, đánh giá nhà cung cấp về xã hội, chính sách cộng đồng, an toàn và sức khỏe của khách hàng, marketing và nhãn sản phẩm, tính riêng tư của khách hàng, tuân thủ về kinh tế xã hội.

1.2.4. Tiêu chuẩn Hoạt động Môi trƣờng và Xã hội

Trong Chương trình Tư vấn của IFC tại Đông Á - Thái Bình Dương, IFC đã đưa ra 8 tiêu chuẩn Hoạt động Môi trường và Xã hội, cụ thể:

Tiêu chuẩn hoạt động 1: Đánh giá và quản lý các rủi ro và tác động đến môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn này nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý hoạt động môi trường và xã hội xuyên suốt thời gian của một dự án. Một hệ thống quản lý môi trường và xã hội hiệu quả là một quá trình liên tục, năng động, khởi đầu và hỗ trợ thực hiện từ lãnh đạo cấp cao và có sự tham gia của khách hàng, người lao động của họ, và các cộng đồng địa phương trực tiếp bị ảnh hưởng bởi dự án (các cộng đồng bị ảnh hưởng), và trong một số trường hợp thích hợp, là một số đối tượng khác có liên quan. dựa trên các yếu tố của quá trình quản lý doanh nghiệp sẵn có đối với “kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, và hành động”, hệ thống đòi hỏi phải đánh giá có phương pháp và có hệ thống các rủi ro và tác động môi trường và xã hội thường xuyên. Một hệ thống quản lý tốt phù hợp với quy mô và tính chất của một dự án sẽ thúc đẩy hoạt động bền vững về môi trường và xã hội, và có thể góp phần nâng cao hiệu quả dự án về mặt tài chính, môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn hoạt động 2: Điều kiện làm việc và lao động.

Tiêu chuẩn này thừa nhận rằng việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế thông qua việc tạo ra việc làm và tạo thu nhập nên hài hòa với việc bảo vệ cho các quyền cơ bản của người lao động. Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, lực lượng lao động là một tài sản có giá trị, và một mối quan hệ tốt giữa người lao động và quản lý là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thất bại trong việc thành lập và nuôi dưỡng một mối quan hệ tốt giữa người lao động và quản lý có thể làm suy giảm cam kết và khả năng làm việc lâu dài của người lao động, và có thể gây trở ngại cho dự án. Ngược lại, thông qua một mối quan hệ có tính xây dựng giữa người lao động và quản lý, và thông qua việc đối xử với người lao động một cách công bằng và cung cấp cho họ điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh, khách hàng có thể tạo ra lợi ích hữu hình, chẳng hạn như tăng cường hiệu quả và năng suất hoạt động của mình.

Tiêu chuẩn hoạt động 3: Tiết kiệm nguồn tài nguyên và ngăn ngừa ô nhiễm.

Tiêu chuẩn này thừa nhận rằng hoạt động công nghiệp và đô thị hóa gia tăng thường làm tăng ô nhiễm không khí, nước, và đất, và sử dụng nguồn lực có hạn theo cách có thể đe dọa con người và môi trường trên phạm vi địa phương, khu vực và toàn cầu

Tiêu chuẩn hoạt động 4: Sức khỏe, an toàn và an ninh Cộng đồng.

Tiêu chuẩn này thừa nhận rằng các hoạt động, thiết bị và cơ sở hạ tầng dự án cũng có thể làm tăng khả năng tiếp xúc của cộng đồng với các rủi ro và tác động liên quan. Ngoài ra, đối với các cộng đồng đã bị ảnh hưởng bởi các tác động từ biến đổi khí hậu, họ có thể sẽ cảm nhận ảnh hưởng cộng hưởng do các hoạt động của dự án

Tiêu chuẩn hoạt động 5: Thu hồi đất và tái định cư không tự nguyện.

Tiêu chuẩn này thừa nhận việc thu hồi đất và hạn chế sử dụng đất liên quan tới dự án có thể có những tác động tiêu cực đến cộng đồng và những người sử dụng đất. Tái định cư không tự nguyện bao hàm dời chuyển vật lý (chuyển hoặc mất nơi trú ẩn) và dời chuyển kinh tế (mất tài sản hoặc khả năng tiếp cận tài sản dẫn đến mất nguồn thu nhập hoặc phương kế sinh nhai) do thu hồi đất phục vụ dự án.

Tiêu chuẩn hoạt động 6: Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý nguồn tài nguyên

thiên nhiên bền vững.

Tiêu chuẩn này thừa nhận rằng bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì các dịch vụ của hệ sinh thái và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững là vấn đề quan trọng của phát triển bền vững. Những yêu cầu đặt ra trong Tiêu chuẩn hoạt động này chủ yếu dựa vào Công ước về Đa dạng Sinh học, trong đó đa dạng sinh học được định nghĩa là sự đa dạng của cuộc sống trong mọi hình thức, bao gồm giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó; đa dạng sinh học có thể gồm cả đa dạng trong cùng một loài, giữa các loài và của các hệ sinh thái.

Tiêu chuẩn hoạt động 7: Người thiểu số bản địa

Tiêu chuẩn Hoạt động này nhận ra rằng người dân thiểu số bản địa,với tư cách là nhóm xã hội với bản sắc khác biệt với các nhóm chiếm ưu thế trong một quốc gia, thường nằm trong số các nhóm bị thiệt thòi và yếu thế. Trong nhiều trường hợp, tình trạng kinh tế, xã hội và pháp lý của họ thường giới hạn khả năng của họ trong việc bảo vệ quyền lợi của họ, và quyền tiếp cận đất đai và tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, và có thể hạn chế khả năng của họ tham gia vào và hưởng lợi từ sự phát triển.

Tiêu chuẩn hoạt động 8: Di sản văn hóa

Tiêu chuẩn hoạt động 8 ghi nhận tầm quan trọng của di sản văn hóa đối với các thế hệ hôm nay và mai sau. Tuân theo Công ước về Bảo vệ di sản Tự nhiên và văn hóa Thế giới, Tiêu chuẩn Hoạt động 8 này có mục đích đảm bảo khách hàng có trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, các yêu cầu của Tiêu chuẩn hoạt động này đối với việc sử dụng di sản văn hóa cho dự án còn dựa một phần vào các chuẩn mực của Công ước về Đa dạng Sinh học.

1.2.5. Hệ thống chứng chỉ EDGE

Hệ thống chứng chỉ EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies) của IFC

cầu cho công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả, đưa đến những giải pháp kỹ thuật xanh, đồng thời có khả năng giảm chi phí đầu tư và tiết kiệm của công trình.

Được công nhận và triển khai ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, những công trình đạt được chứng chỉ này đều góp phần không nhỏ vào xu hướng xây dựng “xanh”, giúp tiết kiệm năng lượng, nước và vật liệu dùng để xây dựng công trình, giúp giảm phát thải khí nhà kính. Đồng thời tạo nên không gian sống trong lành, góp phần phát triển cộng đồng bền vững.

EDGE áp dụng cho các loại hình công trình như nhà ở, chung cư, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, văn phòng, cơ sở y tế, trung tâm thương mại. Tại Việt Nam, hiện đã có nhiều dự án đáp ứng tiêu chuẩn công trình xanh EDGE như chung cư EHome 5 Nam Long TP HCM, dự án Ecolife Capitol hay Cụm công trình FPT TP Đà Nẵng… Các dự án này có giải pháp giảm tỷ lệ cửa sổ/tường, dùng kết cấu che nắng ngoài, sơn phản quang cho tường bao và mái, kính chỉ số chống nhiệt cao, pin mặt trời, hệ thống làm lạnh gas biến thiên hệ số COP cao… Không những thế, EDGE còn được trang bị phầm mềm trực tuyến EDGE, giúp các công trình có thể tự đánh giá với EDGE và ngay lập tức biết được mức tiết kiệm khi áp dụng các giải pháp xanh trong công trình của mình. Từ đó, các kiến trúc sư và kỹ sư dễ dàng tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho một công trình cụ thể cũng như thuận lợi hơn trong việc thuyết phục các chủ đầu tư nâng cao hiệu quả công trình của mình. Theo đó, các ngân hàng có thể sử dụng công cụ này để đánh giá công trình của các chủ đầu tư khi xét điều kiện cho vay.

1.2.6. Tiêu chí xếp hạng Ngân hàng xanh của Hãng tin Kinh tế uy tín Bloomberg của Mỹ Bloomberg của Mỹ

Hãng Hãng tin Kinh tế uy tín Bloomberg của Mỹ hàng năm xếp hạng các Ngân hàng xanh theo 2 tiêu chí:

 Đầu tư của ngân hàng vào các dự án năng lượng sạch

 Nỗ lực giảm thải và giảm dần cacbon của chính ngân hàng.

Năm 2012, Bloomberg Markets công bố danh sách 20 Ngân hàng xanh nhất toàn cầu dựa trên những thành tựu đầu tư vào năng lượng sạch và giảm phát thải carbon. Citigroup đứng đầu danh sách với thành công đầu tư vào một dự án phong điện đủ

cung cấp cho 44.000 hộ dân của thành phố New York. Ba tập đoàn tài chính lớn của Nhật Bản là Mitsubishi, Mizuho và Sumitomo Mitsui đều có mặt trong danh sách này với nỗ lực trong tài trợ các dự án năng lượng mặt trời. Nổi trội là Mitsubishi với danh mục đầu tư 19 tỷ đô la Mỹ cho các dự án năng lượng mặt trời vào năm 2016.

Bảng 1.1. Danh sách 10 Ngân hàng xanh nhất theo xếp hạng Bloomberg

Thứ tự Ngân hàng xanh nhất (2012) Thứ tự Ngân hàng xanh nhất (2012)

1 Citigroup 6 Goldman Sachs

2 Banco Santander 7 Deutsche Bank

3 JP Morgan Chase 8 Mizuho Financial Group

4 Mitsubishi UFJ Finance Group 9 Lloyds Banking Group

5 Credit Suisse Group 10 Barclays

Nguồn: Bloomberg, 2012

1.3. Kinh nghiệm triển khai Ngân hàng xanh của một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm triển khai Ngân hàng xanh của một số nƣớc trên thế giới 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Bangladesh

Bangladesh là một trong những nước kém phát triển nhất và cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng về môi trường nhiều nhất trên thế giới. Các lĩnh vực chính của sự suy thoái môi trường là: ô nhiễm không khí; ô nhiễm nguồn nước và sự khan hiếm; sự xâm lấn của các dòng sông; xử lý không đúng các chất thải công nghiệp, y tế và nhà giữ; nạn phá rừng; mất mát của không gian mở, và mất đa dạng sinh học. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2014, Bangladesh xếp hạng thứ tư trong bảng xếp hạng những nước ô nhiễm nặng với chỉ số PM2.5 trung bình là 79 microgram/m3.

Nhận thức rõ điều đó, năm 2011, ngân hàng Bangladesh đã đưa ra chính sách Ngân hàng xanh nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao sự bền vững tài chính. Ngân hàng Trung ương Bangladesh là ngân hàng Trung ương đầu tiên trên thế giới có cái nhìn và nhận thức sâu sắc với hoạt động Ngân hàng xanh (Lalon, 2015)

Nghiên cứu của Maruf (2010) cũng đưa ra các khuyến nghị là các hoạt động Ngân hàng xanh tại Bangladesh cần được xúc tác và hỗ trợ bởi các khoản đầu tư và chi tiêu công, đồng thời cải tiến các chính sách và các quy định của chính phủ.

Nghiên cứu của Rahman (2013) về triển vọng Ngân hàng xanh ở Bangladesh đã chỉ ra những thay đổi trong quản trị đầu tư, quản trị tiền gửi, tuyển dụng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và nâng cao ý thức cộng đồng là các yếu tố nền tảng cho sự phát triển của Ngân hàng xanh ở quốc gia này. Ngân hàng Trung ương đã ban hành các thông tư hướng dẫn, trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại đã xây dựng các sổ tay hướng dẫn và chính sach riêng của từng Ngân hàng để thực hiện các chiến lược và kế hoạch trên.

Bảng 1.2. Thống kê danh mục tài chính xanh tại Bangladesh 2015-2016

Đơn vị: Triệu Taka Bangladesh

Danh mục tài chính xanh SCBs DFIs PCBs FCBs NBFIs Tổng

Renewable energy (Năng lượng tái

tạo) 44.4 4.2 1605.0 182.0 3660.2 5495.7

Energy efficiency (Hiệu suất năng

lượng) 10.1 0.0 2394.3 0.6 125.3 2530.3

Solid waste management (Quản lý

chất thải rắn) 0.0 0.0 12.2 0.0 0.0 12.2

Liquid waste management (Quản lý

chất thải lỏng) 26.3 0.0 4326.5 36.2 449.0 4838.0

Alternative energy (Năng lượng thay

thế) 160.0 0.0 164.8 0.0 9.2 334.0

Fire burnt brick (Gạch chịu lửa) 1003.8 25.3 5353.9 0.0 775.0 7157.9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động ngân hàng xanh tại việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)