Các phân tích ở Chương 1 tổng quan về Ngân hàng xanh, các căn cứ xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh cùng thực trạng hoạt động Ngân hàng xanh tại một số NHTM Việt Nam, đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh gồm: 5 tiêu chuẩn và 16 tiêu chí. Cụ thể:
3.2.1. Tiêu chuẩn Chiến lƣợc xanh
Ngân hàng có kế hoạch, chính sách cụ thể trong hoạch định chính sách và chiến lược phát triển Ngân hàng xanh, thiết lập danh mục Tín dụng xanh phát triển ngân hàng bền vững thông qua những hành động, chính sách ban hành. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, phổ biến về hoạt động Ngân hàng xanh.
Tiêu chí 1: Hoạch định chính sách và chiến lược
Ngân hàng có trách nhiệm đề ra kế hoạch xây dựng chương trình, hoạch định chính sách và chiến lược Ngân hàng xanh trong ngắn hạn và dài hạn.
Ngân hàng xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, đề ra chính sách ưu đãi lãi suất nhằm khuyến khích hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội.
Ngân hàng được yêu cầu phải thành lập một Đơn vị chuyên phụ trách thiết kế, đánh giá các tiến độ mục tiêu Ngân hàng xanh đã đề ra trong nội bộ ngân hàng thông qua thiết lập SMART (cụ thể, đo lường được, đạt được, thực tế và kịp thời) và quản lý các vấn đề về hoạt động Ngân hàng xanh và báo cáo định kì hoạt động cho cấp trên.
Ngân hàng có trách nhiệm phê duyệt quỹ phân bổ ngân sách hàng năm cho Ngân hàng xanh. Ngân hàng xác định tỷ lệ phần trăm cố định giải ngân cho các dự án đầu tư xanh nhằm tăng dần tỷ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng của mình.
Tiêu chí 2: Xây dựng danh mục dự án Tín dụng xanh
Ngân hàng triển khai xây dựng danh mục dự án Tín dụng xanh. Tập trung ưu tiên cấp tín dụng xanh cho các dự án như:
Dự án không gây hại đến môi trường và giảm khí thải cacbon.
Dự án về năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng có hiệu quả, tiết kiệm năng lượng.
Dự án sử dụng công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường và xã hội, sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Dự án có tác động môi trường và phát triển bền vững (Xử lý rác thải, chất thải, khí thải…)
Dự án phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh.
Dự án đáp ứng tiêu chuẩn công trình xanh theo tiêu chuẩn chứng chỉ EDGE
Tiêu chí 3: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về hoạt động Ngân hàng xanh
Ngân hàng định kì tổ chức các hội thảo chuyên đề/hội nghị mở rộng để truyền thông, trao đổi thông tin, chính sách tín dụng – Ngân hàng xanh.
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của khách hàng, cộng đồng về vai trò, ý nghĩa tăng trưởng xanh, mục đích triển khai hoạt động Ngân hàng xanh, đề xuất những hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng trưởng xanh.
Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chương trình, hành động của chính ngân hàng về Ngân hàng xanh thông qua trang tin điện tử của ngân hàng, các hoạt động marketing quảng bá sản phẩm tín dụng xanh, các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện truyền thông khác.
3.2.2. Tiêu chuẩn Quy trình xanh
Để đạt được hiệu quả hoạt động Ngân hàng xanh, yêu cầu các ngân hàng đáp ứng tiêu chuẩn quy trình xanh nhằm tập trung xanh hóa nội bộ của ngân hàng, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, lập báo cáo phát triển bền vững, đồng thời thực hiện các hoạt động xanh, thân thiện với môi trường.
Tiêu chí 1: Quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng
Ngân hàng xây dựng bộ chuẩn mực riêng phù hợp với mình hoặc sử dụng toàn bộ các Nguyên tắc xích đạo (EP), đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường và xã hội bắt buộc đối với các dự án, phương án đầu tư được cấp tín dụng phải cam kết tuân thủ các nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: Xem xét và phân loại
Nguyên tắc 2: Đánh giá tác động môi trường và xã hội
Nguyên tắc 3: Các tiêu chuẩn môi trường và xã hội thích hợp
Nguyên tắc 4: Kế hoạch hành động và Hệ thống quản lý
Nguyên tắc 5: Tham vấn và Công khai thông tin
Nguyên tắc 6: Cơ chế khiếu nại
Nguyên tắc 8: Các điều khoản giao kèo
Nguyên tắc 9: Theo dõi và báo cáo độc lập
Ngân hàng căn cứ các quy định về môi trường và xã hội của các bộ, ngành chức năng để xem xét, đánh giá các rủi ro môi trường và xã hội tác động đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng khi thẩm định cấp tín dụng đối với khách hàng.
Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ đối với việc quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng, đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng trở thành nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao.
Tiêu chí 2: Thực hiện Báo cáo phát triển bền vững
Ngân hàng định kì hằng năm lập Báo cáo Phát triển bền vững theo Bộ tiêu chuẩn quốc tế về lập báo cáo phát triển bền vững (GRI Sustainability Reporting Standards) nhằm đo lường, ghi nhận và công bố các mục tiêu của doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững.
Thông qua báo cáo, ngân hàng có chính sách xây dựng các chỉ tiêu KPIs cụ thể trong từng lĩnh vực phát triển, xác định các vấn đề trọng yếu, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên liên quan, thực hiện theo dõi đánh giá và truyền thông một cách có hệ thống, nhìn nhận và đánh giá được những đóng góp về mặt xã hội và môi trường, từ đó giúp cân bằng các kế hoạch hoạt động sắp tới vì mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội.
Ngân hàng lập ra kế hoạch, báo cáo và dự báo xu hướng về rủi ro môi trường, biến đổi khí hậu trước khi đưa ra những quyết định có tính chiến lược lâu dài.
Tiêu chí 3: Quản trị rủi ro doanh nghiệp
Ngân hàng có kế hoạch, hướng dẫn về Quản trị rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management - ERM) cụ thể nhằm giúp ngân hàng giảm thiểu nguy cơ và rủi ro một cách hiệu quả hơn, đồng thời tối đa hóa cơ hội cho ngân hàng. Điển hình như Xây dựng khung quản trị rủi ro doanh nghiệp, quy trình quản trị rủi ro, bộ chỉ số rủi ro
chính (KRI), xây dựng kế hoạch phản hồi với rủi ro cũng như quy trình giám sát và tích hợp quản trị rủi ro trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin,…
Ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động, nhấn mạnh vai trò giám sát của hội đồng quản trị và ban kiểm soát đối với hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro.
Đặc biệt, quan tâm đến việc cập nhật và đánh giá đầy đủ tác động của các văn bản quy phạm pháp luật tới hoạt động ngân hàng; những thay đổi trong chính sách tín dụng nội bộ, chính sách thẩm quyền tín dụng; xây dựng chính sách KPI tuân thủ đảm bảo tính công bằng, chính xác khi xếp hạng Chi nhánh
Tiêu chí 4: Quản lý chi tiêu theo tiêu chuẩn kinh tế xanh
Ngân hàng thiết lập quy chế chi tiêu xanh trong đó chi đầu tư và chi thường xuyên của ngân sách ngân hàng phải ưu tiên mua sắm và sử dụng hàng hóa dán nhãn sinh thái, hàng hóa có khả năng tái chế. Ngân hàng chọn các nhà cung cấp theo đánh giá bền vững sản phẩm, dịch vụ và hoạt động.
Ưu tiên mua sắm các phương tiện giao thông đạt tiêu chuẩn khí thải, các loại phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch (điện, khí hóa lỏng) và xe lai (hybrid).
Ngân hàng ban hành hướng dẫn chung về quy định văn phòng “xanh” với sự tham gia, có trách nhiệm thực hiện của toàn thể nhân viên như tiết kiệm điện, nước, giấy, duy trì văn phòng làm việc sạch sẽ, vệ sinh, thực hiện mô hình phân loại rác thải tại nguồn theo phước pháp 3R gồm giảm thiểu – tái chế - tái sử dụng...
3.2.3. Tiêu chuẩn Sản phẩm và dịch vụ xanh
Ngân hàng định hướng và phát triển các dòng sản phẩm và dịch vụ xanh, đáp ứng nhu cầu sử dụng linh hoạt của khách hàng, quan tâm đến rủi ro môi trường, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành ngân hàng.
Tiêu chí 1: Thúc đẩy các sản phẩm ngân hàng – tín dụng xanh
Ngân hàng có chính sách tập trung nguồn vốn tín dụng cho các dự án, phương án kinh doanh, đầu tư cho các ngành/lĩnh vực giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, xây dựng và triển khai các chương trình tín dụng nhằm thức đẩy kinh
tế xanh phát triển (như các ngành công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, năng lượng xanh; sử dụng thiết bị, công nghệ thân thiện với môi trường và ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường), các chương trình tín dụng có chính sách khuyến khích đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có mục tiêu tăng trưởng xanh.
Yêu cầu trong báo cáo thẩm định tín dụng cần có nội dung thẩm định các điều kiện về bảo vệ môi trường, rà soát được rủi ro đối với môi trường. Đồng thời phải đánh giá đựợc mức độ ảnh hưởng đến môi trường của quá trình sản xuất và có biện pháp bảo vệ.
Tiêu chí 2: Ngân hàng điện tử
Ngân hàng cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch, sao kê ngân hàng hoặc thanh toán tự động linh hoạt thông qua Internet banking, Mobile banking và các hình thức di động khác.
Mở rộng, phát triển các tính năng mới, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường nhằm đa dạng hóa, tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi nhằm đem đến sự thuận tiện nhất trong việc sử dụng dịch vụ của các khách hàng, khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế thanh toán dùng tiền mặt và giảm lưu thông tiền giấy trên thị trường.
Phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp thêm các sản phẩm, dịch vụ để tạo điều kiện thanh toán qua ngân hàng điện tử, tiết kiệm thời gian và chi phí cho xã hội, bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu, phát triển các phương pháp, phương tiện thanh toán hiện đại, trực tuyến nhưng dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn, vùng sâu vùng xa góp phần xây dựng nông thông mới với lối sống thân thiện với môi trường.
Tiêu chí 3: Thẻ tín dụng xanh
Các ngân hàng hướng tới cung cấp thẻ tín dụng xanh. Phát hành các loại thẻ ngân hàng tự phân hủy sau ít năm trong một số môi trường và có thể tiêu hủy công nghiệp và tái chế.
Ngân hàng khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ tín dụng xanh thông qua các chương trình cho phép chủ thẻ nhận được phần thưởng hoặc điểm thưởng và có thể dùng để đóng góp cho các tổ chức từ thiện vì môi trường.
3.2.4. Tiêu chuẩn Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin xanh
Ngân hàng quan tâm đến các vấn để về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin xanh, nâng cao hiệu quả tối ưu, giảm năng lượng hoạt động.
Tiêu chí 1: Quy định sử dụng cơ sở vật chất công nghệ thông tin xanh
Ngân hàng ban hành chính sách sử dụng tối ưu công nghệ thông tin để quản lý sự bền vững của môi trường, hoạt động ngân hàng và chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ và nguồn tài nguyên trong ngân hàng.
Ngân hàng có quy định cụ thể về việc sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất Công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng thân thiện với môi trường. Điển hình trong việc hướng dẫn tránh lãng phí năng lượng khi sử dụng máy tính xách tay, máy tính để bàn và máy chủ trong ngân hàng.
Tiêu chí 2: Trung tâm dữ liệu công nghệ thông tin xanh
Ngân hàng triển khai xây dựng trung tâm dữ liệu công nghệ thông tin xanh giảm điện năng tiêu thụ, giảm lượng phát thải CO2, giảm thiểu mức tiêu thụ điện của các thiết bị phụ trợ như chiếu sáng, làm mát, cấp nguồn… để nâng cao hiệu suất sử dụng điện, phát triển cơ sở hạ tầng tối ưu về hiệu quả và năng lượng. Đồng thời vẫn phải đảm bảo tính sẵn sàng của trung tâm dữ liệu.
Trung tâm dữ liệu có khả năng tùy chỉnh theo yêu cầu với độ sẵn sàng và tính bảo mật cao, tạo ra môi trường công nghệ thông tin bền vững, linh hoạt hơn, giúp Ngân hàng đáp ứng kịp thời trước những thay đổi từ hoạt động nghiệp vụ và thị trường. Thiết lập một nền tảng lưu trữ dữ liệu Ngân hàng xanh, bao gồm cơ sở dữ liệu trực tuyến về tin tức, sự kiện, tài liệu, các báo cáo, ấn phẩm về tài chính và Ngân hàng xanh để khách hàng, đối tác, xã hội có thể nắm thông tin.
Tiêu chí 3: Tòa nhà xanh
Các ngân hàng triển khai hướng đến xây dựng và cấp tín dụng cho các dự án “Tòa nhà xanh”, theo đó, Tòa nhà xanh là tòa nhà sử dụng việc tăng hiệu suất sử dụng
các nguồn năng lượng, nước và vật liệu của tòa nhà. Đồng thời giảm các tác động của việc xây dựng, của các tòa nhà đến môi trường và sức khỏe con người.
Việc các ngân hàng hướng đến “Tòa nhà xanh” không chỉ giúp tăng thị phần, tăng cơ hội bán chéo sản phẩm cao hơn, cung cấp khoản vay giá trị lớn hơn cho người mua, tỷ lệ giữ khách hàng cao hơn, tỷ lệ vỡ nợ thấp hơn mà còn tăng uy tín và trách nhiệm với xã hội hơn. Ngân hàng có chính sách ưu đãi cho khách hàng khi hướng đến “Tòa nhà xanh” cũng mang lại lợi ích giảm chi phí hóa đơn tiền nước và tiêu thụ năng lượng, giá trị nhà xanh tăng lên, tỷ lệ vỡ nợ thấp góp phần giảm rủi ro tín dụng cho phía ngân hàng.
Các ngân hàng đề ra chính sách triển khai “chi nhánh xanh” trong hoạt động ngân hàng thông qua chiến lược giảm và giảm thiểu sự lãng phí về tài nguyên điện, nước, giấy, năng lượng...Thiết lập báo cáo điện tử (không dùng giấy tờ) cho cả nhân viên và khách hàng và các bên liên quan
3.2.5. Tiêu chuẩn Đội ngũ
Ngân hàng có trách nhiệm đảm bảo đội ngũ nhân viên đủ về số lượng và có hiểu biết về hoạt động Ngân hàng xanh, có đủ kiến thức để vận hành hệ thống, chuyên nghiệp trong xử lý, quản lý quan hệ khách hàng. Đồng thời có chính sách phát triển nguồn nhân lực cho tăng trưởng xanh.
Tiêu chí 1: Chất lượng đội ngũ
Cán bộ, nhân viên ngân hàng có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh. luôn có ý thức học hỏi phấn đấu vươn lên, đổi mới tư duy nắm bắt công nghệ thông tin mới trong thực hiện nhiệm vụ.
Đội ngũ nhân viên có đủ trình độ, kỹ năng chuyên sâu về thẩm định tín dụng xanh, kiến thức nền tảng về Ngân hàng xanh.
Tiêu chí 2: Phát triển nhận thức và đào tạo thường xuyên
Tổ chức, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân viên ngân hàng về vai trò, mục tiêu triển khai Ngân hàng xanh; ý thức trong việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong hoạt
động hằng ngày và trong tổ chức mua sắm công; tích cực hưởng ứng các phong trào về “lối sống xanh”, “tiêu dùng xanh” và các phong trào bảo vệ môi trường.
Định kỳ tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị, điều hành trong hoạt động Ngân hàng xanh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, hoạch định chính sách, chiến lược ngân hàng. Tổ chức đào tạo, tập huấn các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên từng chi nhánh về khả năng thực hiện công việc