Thực trạng triển khai một số chỉ tiêu đánh giá về hoạt động Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động ngân hàng xanh tại việt nam (Trang 66)

xanh của các NHTM Việt Nam

2.4.1. Chiến lƣợc và quản trị Ngân hàng xanh

4.2% 3.6% 3.7% 2.9% 2.8% 54% 62% 58% 66% 57% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ dự phòng RRTD/nợ xấu

Ngân hàng được coi là lĩnh vực kinh doanh ít phát thải và thân thiện với môi trường. Là bên cung cấp vốn đầu tư thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng có vai trò quan trọng, thậm chí quyết định, đối với việc triển khai các dự án phát triển, mà trong đó nhiều loại dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường và xã hội. Như vậy, ngân hàng có thể gián tiếp gây ra ô nhiễm môi trường, mất rừng, suy thoái đa dạng sinh học, thậm chí cả bất ổn xã hội. Từ đó, có thể thấy việc quản lý môi trường trong cấp tín dụng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động Ngân hàng xanh mới chỉ bước đầu được một số các ngân hàng thương mại quan tâm triển khai bởi những lợi ích của việc trở thành Ngân hàng xanh chưa thực sự rõ ràng. Cuộc khảo sát về tình hình nhận thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với quản lý rủi ro môi trường xã hội của Trung tâm Con người và thiên nhiên được thực hiện năm 2012 cho thấy có đến 80% ngân hàng thương mại không biết đến bất kì tài liệu hướng dẫn hay tiêu chí nào về quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong ngành tài chính và có đến 93% ngân hàng thương mại cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên có hướng dẫn về quản lý rủi ro môi trường.

Vài năm gần đây, nhờ sự tham gia và yêu cầu của cổ đông chiến lược nước ngoài, một NHTMCP đã áp dụng chính sách quản lý rủi ro môi trường xã hội khá chặt chẽ. Ngân hàng duy trì yêu cầu trong báo cáo thẩm định tín dụng phải có nội dung thẩm định các điều kiện bảo vệ môi trường. Trong đó, báo cáo phải đánh giá đựợc mức độ ảnh hưởng đến môi trường của quá trình sản xuất và biện pháp bảo vệ. Ngoài ra, thẩm định cho vay tín dụng phải rà soát được rủi ro đối với môi trường khi khách hàng vi phạm quy định bảo vệ môi trường.

Trên thực tế, trong vài năm gần đây, một số Ngân hàng trong nước đã bắt đầu triển khai thực hiện hoạt động liên quan đến Ngân hàng xanh. Các quy định về chính sách này đã thấy ở VietinBank, Techcombank, ABBANK, Sacombank … Xu hướng tín dụng hướng tới phát triển toàn diện và bền vững có thể còn mạnh hơn trong thời gian tới với sự hỗ trợ mạnh mẽ về chính sách của cơ quan quản lý. Điển hình thông qua một số ngân hàng như:

a) Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank)

Năm 2011, VietinBank ban hành chính sách môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Trong đó, quy định việc đánh giá tác động của phương án, dự án đến môi

trường xã hội và đưa ra các giải pháp khắc phục các vấn đề môi trường xã hội nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của VietinBank nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Theo quy trình thẩm định hiện hành của VietinBank, ngân hàng phải đánh giá tác động của dự án đến môi trường, xã hội, thẩm định yếu tố rủi ro về môi trường và an sinh xã hội của dự án trước khi cấp tín dụng, kiểm tra trong hồ sơ xin vay vốn phải có bản đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; loại trừ hoặc hạn chế cấp tín dụng đối với các dự án có khả năng ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng đến môi trường xã hội. Từ kết quả đánh giá tác động của dự án đến môi trường - xã hội, ngân hàng phải đưa ra các biện pháp quản lý đối với dự án. Tác động và ảnh hưởng của dự án đến môi trường xã hội càng cao thì các biện pháp quản lý càng chặt chẽ và yêu cầu khách hàng phải có biện pháp xử lý, khắc phục các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường xã hội.

Để phòng tránh các rủi ro khi cấp tín dụng cho các dự án không đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, VietinBank đã đưa công tác quản lý rủi ro về môi trường và xã hội vào hoạt động thẩm định đầu tư, cấp tín dụng. Đồng thời tiếp tục cải thiện danh mục đầu tư, cấp tín dụng thông qua việc đánh giá hệ thống các rủi ro môi trường, xã hội trong quy trình thẩm định đầu tư hay tín dụng; thường xuyên, định kỳ kiểm tra giám sát việc quản lý rủi ro môi trường và xã hội đối với khoản tín dụng đã cấp cho khách hàng. Việc kiểm soát chặt ngay từ khâu thẩm định tín dụng, hạn chế cấp tín dụng cho các dự án tác động xấu đến môi trường và xã hội góp phần hạn chế những rủi ro về mặt môi trường, xã hội. Ngoài ra, còn có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh sạch và an toàn hơn. Theo ông Lê Đức Thọ - Tổng Giám đốc Vietinbank cho biết VietinBank đã ban hành kế hoạch hành động với nội dung rất cụ thể:

Thứ nhất, VietinBank xây dựng định hướng phát triển “Ngân hàng xanh” thông qua ban hành quyết định thành lập Ban Triển khai đề án. Tiến hành hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp để hướng tới các mục tiêu: Rà soát/cập nhật các nội dung của chính sách về quản lý môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng cho phù hợp với mô hình mới của VietinBank; xây dựng định hướng tín dụng hằng năm, trong

đó có nội dung về quản lý môi trường; xây dựng hướng dẫn thẩm định môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.

Thứ hai, VietinBank tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên trong thực hiện “Ngân hàng - tín dụng xanh” với những bước đi cụ thể thông qua tổ chức đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động “Ngân hàng - tín dụng xanh”; nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa VietinBank và Công ty Tài chính quốc tế (IFC) ở lĩnh vực tài trợ hiệu quả năng lượng, IFC hỗ trợ VietinBank xây dựng chiến lược tài trợ năng lượng hiệu quả, phối hợp với nhóm chuyên trách tại VietinBank tổ chức đào tạo nghiệp vụ thẩm định, cho vay dự án tiết kiệm năng lượng hiệu quả, nhận diện dự án, xây dựng sản phẩm tài trợ tiết kiệm năng lượng tại VietinBank, xây dựng và quảng bá hình ảnh “Ngân hàng xanh”. Ngoài ra, VietinBank chủ động tiếp cận nguồn vốn quốc tế xanh thông qua các đầu mối, hoặc tiếp cận trực tiếp các định chế tài chính (Ngân hàng Thế giới WB, Ngân hàng phát triển Châu Á ADB, Ngân hàng đầu tư Châu Âu EIB… hoặc tổ chức phi Chính phủ. Đồng thời, công bố các chương trình cho vay lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và tích cực tìm kiếm khách hàng phù hợp.

Thứ ba, VietinBank xây dựng giải pháp thúc đẩy sản phẩm “Ngân hàng - tín dụng xanh”, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh; khuyến khích tập trung nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho các dự án, phương án kinh doanh, đầu tư cho các ngành/lĩnh vực giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

b) Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank)

Là một ngân hàng phát triển theo định hướng an toàn bền vững và tiên phong nhận các nguồn vốn ủy thác từ các định chế tài chính quốc tế như IFC, FMO, ADB… Sacombank đưa ra chương trình đánh giá các tác động đến môi trường và xã hội đối với các khoản vay từ khâu thẩm định cho đến suốt quá trình sử dụng vốn của các khách hàng. Ngoài ra, Sacombank cũng đã ban hành danh mục các ngành nghề không cấp tín dụng dựa theo đánh giá mức độ rủi ro đến môi trường và xã hội.

Với sự tư vấn của Price waterhouse Coopers (PwC) Hà Lan về tăng cường quản lý các tác động đến môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đến các khách hàng, ngày 10/12/2012, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS) theo chuẩn mực quốc tế. Hệ thống ESMS mới của Sacombank được xây dựng theo các chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện tại Việt Nam thông qua việc đưa vào áp dụng nguyên tắc xích đạo và các chuẩn mực thực thi của IFC kết hợp với tiêu chuẩn về môi trường - xã hội của Việt Nam. Hệ thống này bao gồm bộ văn bản lập quy về chính sách môi trường - xã hội và quy trình thẩm định tác động đến môi trường - xã hội, bộ công cụ thẩm định tác động đến môi trường - xã hội và một chương trình đào tạo, triển khai hệ thống quản lý môi trường - xã hội trong quy trình cấp tín dụng. Bên cạnh đó, Sacombank còn thành lập nhóm ESMS tham gia vào quá trình thẩm định tác động đến với môi trường - xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng vay vốn tại Sacombank.

Chính sách môi trường của Sacombank dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững, luôn gắn kết trách nhiệm về môi trường trong các hoạt động kinh doanh, bao gồm:

 Phân loại rủi ro môi trường trong hoạt động kinh doanh.

 Duy trì và lưu tâm đến trách nhiệm bảo vệ MT-XH trong hoạt động kinh doanh.

 Tập trung bảo vệ môi trường và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên cũng như tuân thủ các nguyên tắc xã hội khi tài trợ nguồn vốn tín dụng cho bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào.

 Cân đối các vấn đề môi trường và xã hội với những ưu tiên tài chính.

Với sự đầu tư nghiên cứu và xây dựng các hệ thống chính sách quản lý môi trường xã hội được thiết lập, cùng với kế hoạch triển khai các gói tín dụng xanh trên phạm vi toàn hệ thống, Sacombank đang thể hiện những nỗ lực hướng đến một Ngân hàng xanh.

c) Ngân Hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam (Techcombank)

Theo khảo sát của Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) – 2012, hiện có 3 ngân hàng thương mại Việt Nam có hệ thống quản lý rủi ro môi trường và

xã hội, trong đó có ngân hàng Techcombank sử dụng bộ tiêu chuẩn của IFC. Techcombank đã được Quỹ tín dụng xanh (GCTF) của Ban thư ký về các vấn đề Kinh tế của Chính phủ Thụy Sĩ (SECO) chọn là ngân hàng tài trợ cho các dự án đầu tư vào công nghệ sản xuất có hiệu suất cao và thân thiện với môi trường. Theo đó, Techcombank sẽ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn dưới 5 triệu USD và dưới 500 nhân công) trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp khoản vay ưu đãi trong thời hạn từ 2 đến 5 năm với hạn mức tối đa là 1 triệu USD. Các dự án đầu tư của các doanh nghiệp cần phải đạt được tiêu chuẩn như cải thiện được các chỉ tiêu về môi trường tối thiểu là 30% theo đánh giá của Trung tâm sản xuất sạch VN - VNCPC. Nếu mức độ cải thiện môi trường lớn hơn 30% và nhỏ hơn 50% thì mức hỗ trợ không hoàn lại là 15% giá trị khoản tín dụng đầu tư vào thiết bị cải thiện môi trường. Nếu mức độ cải thiện môi trường lớn hơn 50% thì mức hỗ trợ không hoàn lại là 25% giá trị khoản tín dụng đầu tư.

Ngoài ra, Techcombank còn cung cấp các gói giải pháp tài chính toàn diện cùng với những ưu đãi là nền tảng tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các giải pháp tiết kiệm năng lượng thông qua việc nâng cấp hệ thống dây chuyền sản xuất, công nghệ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đạt hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao giá trị thương hiệu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Giữa năm 2015, Ngân hàng Techcombank đã ký thỏa thuận hợp tác với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam về hỗ trợ các sáng kiến sử dụng năng lượng hiệu quả trong lĩnh vực tư nhân, theo thỏa thuận này, các doanh nghiệp trong ba lĩnh vực gạch, gốm sứ và chế biến thực phẩm có thể nhận được nguồn hỗ trợ tài chính 50% giá trị khoản vay thông qua bảo lãnh Ngân hàng dành cho các dự án đầu tư về tiết kiệm năng lượng.

2.4.2. Tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tƣ

Các chính sách tín dụng xanh (tín dụng qua các quỹ môi trường, tín dụng đầu tư nhà nước...) đã từng bước được củng cố thông qua các kênh cho vay hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động dự án bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch như:

- Tín dụng ưu đãi qua Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF, Bộ Tài nguyên và Môi trường): Thực hiện các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi ưu tiên cho các dự án bảo vệ môi trường như: Xử lý chất thải công nghiệp (khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp); xử lý nước thải, khí thải; xử lý rác thải sinh hoạt; triển khai công nghệ sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, sản xuất các sản phẩm bảo vệ môi trường; xã hội hóa thu gom rác thải. Theo đó, thời hạn cho vay tối đa không quá 10 năm; mức lãi suất cho vay tối đa không vượt quá 50% mức lãi suất cho vay thương mại (năm 2015, mức lãi suất cho vay đang áp dụng là 3,6%/năm).

- Chính sách ưu đãi tín dụng, hỗ trợ về vốn, đất đai đối với các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ môi trường: Theo Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020, Nhà nước cũng có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường. Theo đó, các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ môi tường được hưởng các chính sách hỗ trợ về đất đai, vốn; ưu đãi về tín dụng ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật.

- Chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước bao gồm các chính sách cho vay ưu đãi đối với các dự án năng lượng sạch, có khả năng tái tạo theo Nghị định 75/2011/NĐ- CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và chính sách ưu đãi đối với các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả theo Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 08/6/2015 của Chính phủ quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Theo đó, các chính sách hỗ trợ cho vay được thực hiện đối với: (i) Hoạt động đầu tư sản xuất sản phẩm, thiết bị, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm; (ii) Các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả (hoạt động thu gom nước mưa, khử muối từ nước lợ, nước mặn thành nước ngọt, áp dụng công nghệ, kỹ thuật, biện pháp tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp).

Hiện nay, một số ngân hàng đã triển khai các gói hỗ trợ tín dụng xanh hỗ trợ doanh nghiệp như: Năm 2015, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) hợp tác với Công ty VWS tài trợ 90 triệu USD cho dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước tại TP. Hồ Chí Minh, và làm đầu mối giải ngân 620 triệu USD cho 04 dự án tài chính nông thôn do World Bank (WB) tài trợ từ năm 1999 đến nay. Cùng với

BIDV, ba ngân hàng là Agribank, Sacombank và Vietcombank đã tham gia cho vay thí điểm các dự án kinh doanh năng lượng tái tạo, xử lý tái chế rác thải môi trường, giảm thiểu các tác hại từ biến đổi khí hậu mang lại với tổng giá trị lên đến 2.000 tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động ngân hàng xanh tại việt nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)