Kênh thanh toán xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động ngân hàng xanh tại việt nam (Trang 76)

Thanh toán trực tuyến qua ngân hàng điện tử (Internet banking, Mobile banking, SMS banking) ở Việt Nam chỉ mới phát triển vài năm gần đây nhưng đang thật sự bùng nổ khi lượng người dùng mua sắm hàng hóa, dịch vụ qua các ứng dụng này ngày càng tăng. Các tiện ích của dịch vụ Internet banking được các NHTM Việt Nam cung cấp hiện nay: tiết kiệm thông minh trực tuyến, vay thế chấp trực tuyến truy vấn tài khoản, tích hợp với các kênh thanh toán doanh nghiệp khác, ngân hàng kỹ thuật số, nạp tiền điện thoại, in sao kê, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, gửi tiền, ... Dịch vụ Internet banking lúc mới triển khai ở Việt nam chỉ có 3 ngân hàng sau đó tăng dần năm 2007 con số này đã lên đến 18 ngân hàng và năm 2012 có tới 46/50 (chiếm 92%) và đến năm 2014 tỉ lệ đó là 47/47 (đạt 100%).

Theo Vụ Thanh toán NHNN, hiện có 65 ngân hàng đã cung ứng dịch vụ Internet Banking, 35 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán Mobile Banking. Ngoài ra rất nhiều tổ chức trung gian thanh toán có thể hỗ trợ cho các khách hàng tham gia thanh toán online phục vụ Thanh toán điện tử. Một số NHTM đã chủ động đầu tư, ứng dụng các giải pháp công nghệ thanh toán mới, hiện đại để mang lại sự tiện lợi và an toàn trong giao dịch thanh toán điện tử, góp phần tăng trưởng kênh thanh toán xanh như: xác thực vân tay, sinh trắc, sử dụng mã QR code, thanh toán phi trực tiếp…để mang lại tiện lợi và an toàn trong giao dịch thanh toán điện tử. Do đó hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Tỷ trọng tiền mặt/Tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần, từ 14,02% năm 2010 xuống còn khoảng 12% hiện nay. Tỉ lệ người dân có tài khoản ngân hàng ở mức khá cao, đến cuối tháng 10/2016 đã đạt trên 67,4 triệu tài khoản cá nhân, tăng 4 lần so với 2010 ( 2010: 16,8 triệu tài khoản). Theo báo cáo Mobile Banking năm 2015 của KPMG, kênh mobile giúp tiết kiệm đến 43 lần so với một

chi nhánh, 13 lần so với call center, 13 lần so với ATM và hai lần so với kênh Internet Banking.

Cùng với sự gia tăng số lượng thẻ là doanh số sử dụng và doanh số thanh toán thẻ cũng tăng trưởng không ngừng. Nếu năm 2011, doanh số sử dụng đạt hơn 724.000 tỷ đồng và doanh số thanh toán hơn 895.000 tỷ đồng thì đến năm 2015, các con số này lần lượt là hơn 1.637.000 tỷ đồng và hơn 1.685.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt là 126% và 88%. Tính chung giai đoạn 2011-2015, việc sử dụng thẻ điện tử ở Việt Nam ngày càng tăng, đã giúp việc tiêu thụ hàng hóa tăng 0,22% và đóng góp của lưu hành thẻ vào GDP Việt Nam đạt hơn 800 triệu USD. Vào cuối năm 2015, giá trị giao dịch ATM đã đạt mức 1.564 nghìn tỷ đồng. Trong đó, thẻ ghi nợ chiếm 90,66%, thẻ tín dụng chiếm 3,53%, thẻ trả trước là 5,81%.

Nhìn chung, mạng lưới, cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ ngân hàng đã được cải thiện, các giao dịch qua ATM vẫn chủ yếu là giao dịch rút tiền mặt, chiếm 86,81% doanh số sử dụng của thẻ nội địa. Doanh số rút tiền mặt/ATM/năm vẫn tăng qua các năm (từ 60 tỷ đồng năm 2012 lên 106 tỷ đồng năm 2016), điều đó cho thấy thói quen sử dụng tiền mặt của người dân vẫn còn rất phổ biến. Năm 2016, kênh giao dịch tự động ATM tăng trưởng nhẹ do các ngân hàng chuyển hướng tập trung phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ POS. Đến 31/12/2016, toàn thị trường đã có 17.472 máy ATM và 263.427 máy POS/EFTPOS/EDC được lắp đặt, mức tăng trưởng lần lượt là 14.5% và 103.2% so với năm 2013. Với việc tất cả các chỉ số về thanh toán thẻ như tổng giá trị giao dịch qua các máy ATM, các tài khoản thanh toán cá nhân hay qua POS đều tăng. Có thể, nói xu hướng sử dụng thẻ trong thanh toán của người Việt đang ngày càng phổ biến.

Biểu đồ 2.4 cho thấy số liệu về số lượng thiết bị và giá trị (tỷ đồng) các giao dịch phát sinh trong kỳ báo cáo quý IV từ 2013-2016, được thực hiện tại ATM, POS/EFTPOS/EDC của TCTD báo cáo, gồm: Các giao dịch rút tiền mặt, các giao dịch chuyển khoản (Chuyển tiền; thanh toán hóa đơn; chi trả mua hàng hóa dịch vụ qua ATM, POS/EFTPOS/EDC), các giao dịch khác (gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn; các khoản thanh toán giữa TCTD và khách hàng (chi trả các khoản vay, nợ lãi hoặc phí,…)

Biểu đồ 2.4. Số lƣợng thiết bị và Giá trị các giao dịch đƣợc thực hiện tại ATM, POS/EFTPOS/EDC theo báo cáo quý IV 2013-2016

Đơn vị: Cái (Số lượng thiết bị) – Tỷ đồng (Giá trị)

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước (2013-2016)

Năm 2016, giá trị thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua Hệ thống chuyển mạch quốc gia NAPAS đạt 174% so với 2015. Nhất là sau khi hợp nhất, dịch vụ chuyển tiền điện tử với mạng lưới 39 ngân hàng triển khai trên tất cả các kênh giao dịch ATM, Mobile Banking, Interet Banking, SMS Banking doanh số dịch vụ chuyển tiền điện tử 24/7 qua Hệ thống chuyển mạch quốc gia NAPAS tăng gấp 3 lần so với năm 2015.

Tại Hội nghị thường niên Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (VBCA) 2017, theo báo cáo năm 2016 thị trường thẻ Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng, góp phần thúc đẩy hoạt động của các NHTM phát triển ổn định và bền vững, đồng thời đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ và NHNN. Kể từ khi thị trường Việt Nam phát hành thẻ ngân hàng lần đầu tiên (vào năm 1996), đến tháng 6/2016, số lượng thẻ phát hành đã đạt mức trên 106 triệu thẻ (tăng gấp 3,4 lần so với cuối năm 2010) với 48 ngân hàng phát hành.

- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000

IV/2013 IV/2014 IV/2015 IV/2016

ATM

POS/EFTPOS/EDC

Giá trị các giao dịch phát sinh tại ATM

Giá trị các giao dịch phát sinh tại POS/EFTPOS/EDC

Số lƣợng

Một số ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, Sacombank… bước đầu triển khai mạnh mẽ kênh thanh toán xanh tại Việt Nam, cụ thể:

a) Vietcombank là Ngân hàng có số lượng thẻ đang hoạt động nhiều nhất trên thị trường, mạng lưới merchant chấp nhận hiệu quả nhất. Độc quyền về phát hành và chấp nhận thẻ American Express ở Việt Nam. VCB có thế mạnh về thẻ đồng thương hiệu quốc tế với các đối tác lớn như VNairlines, Takashimaya, Coopmart...

Hiện nay Vietcombank vẫn đang duy trì vị thế số 1 của mình trên thị trường thẻ, được các tổ chức thẻ quốc tế Visa và MasterCard trao giải nhất cho VCB là ngân hàng có doanh số sử dụng thẻ và doanh số thanh toán tại đơn vị chấp nhận thẻ cao nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, Vietcombank còn là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam độc quyền phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ American Express.

Là ngân hàng hợp tác với nhiều đối tác lớn trong lĩnh vực thanh toán thẻ như: hàng không, Trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch,…

Là ngân hàng đầu tiên triển khai thanh toán trực tuyến năm 2007 và hiện nay đang dẫn đầu thị phần thanh toán trực tuyến, 96% thẻ quốc tế và 60% thẻ nội địa tại Việt Nam.

Là ngân hàng đầu tiên ứng dụng EMV trong phát hành và thanh toán thẻ.

Là ngân hàng duy nhất hiện nay chấp nhận thanh toán 7 thương hiệu thẻ quốc tế lớn nhất thế giới: American Express, Visa, MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay.

Là ngân hàng có hơn 2.500 máy ATM và 85.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc.

b) Vietinbank là Ngân hàng có số lượng thẻ phát hành lớn, chiếm thị phần 21,04%. Doanh số sử dụng thẻ cao, chiếm 18,76% thị phần. Được biết trong thời gian qua Vietinbank rất mạnh về việc triển khai dịch vụ công trên địa bàn TP.HCM (như: thu viện phí, thu học phí, thanh toán phí đường bộ…).

VietinBank đã cung cấp cho khách hàng rất nhiều các kênh thanh toán như thanh toán trực tuyến qua thẻ, thanh toán qua internet banking, mobile banking, thanh toán qua hệ thống của đối tác… trên nền tảng core banking mới triển khai rất thành công. Mấy năm gần đây VietinBank luôn đi đầu khi cho ra đời nhiều hình thức

thanh toán mới như thanh toán dùng QRCode, cung cấp mua sắm trực tuyến ngay trên ứng dụng ngân hàng thay vì qua Lazada, Amazon, thanh toán học phí, thanh toán cầu đường, thanh toán viện phí và rất nhiều hình thức thanh toán kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với từng cá nhân.

c) Sacombank là ngân hàng TMCP tuy số lượng thẻ phát hành chỉ chiếm thị phần 3,98% và Doanh số sử dụng thẻ chiếm 8,41% thị phần, nhưng là ngân hàng có mạng lưới ATM được khách hàng đánh giá là hiệu quả nhất, cũng là ngân hàng chủ lực về Thẻ học đường của Sở Giáo dục TP.HCM.

Toàn hệ thống Sacombank hiện có 1.084 máy ATM, chiếm 5,5% thị phần & đang xếp thứ 7 về số lượng ATM trên thị trường. Mạng lưới ATM Sacombank được đánh giá là một trong những NH có mạng lưới ATM hiệu quả. Là do phát triển mạng lưới ATM sao cho hiệu quả nhất bằng cách xây dựng các tiêu chí đánh giá khi chọn địa điểm lắp đặt ATM nhằm mang đến cho khách hàng sự thuận tiện nhất trong việc sử dụng thẻ. Giám sát hệ thống ATM 24x7, thường xuyên theo dõi hoạt động của hệ thống để cải tiến, nâng cấp kịp thời nhằm gia tăng hiệu năng xử lý của hệ thống, đảm bảo thời gian xử lý giao dịch nhanh và duy trì hệ thống ATM luôn hoạt động ổn định sẵn sàng đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng.

Có thể thấy sự khác biệt của ATM Sacombank hiện nay là dịch vụ tiện ích cung cấp đến khách hàng rất đa dạng từ những DV cơ bản như (Rút tiền, Tra cứu số dư, Sao kê giao dịch…) cho đến các DV đặc thù như (Chuyển tiền nhận bằng di động Cardless; Chuyển tiền nhanh đến thẻ bất kỳ thẻ Visa/Master được phát hành tại Việt Nam; Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng qua kênh ATM,…), luồng giao dịch thiết kế hợp lý, giao diện dễ sử dụng, hệ thống ổn định, thời gian xử lý giao dịch nhanh, cho phép 1 lần rút tiền đến 10 triệu đồng, tất cả yếu tố này đã tạo nên tiện lợi cho khách hàng khi giao dịch tại ATM Sacombank.

2.4.4. Thực hiện môi trƣờng xanh trong hoạt động ngân hàng

Triển khai Quyết định số 2544/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016- 2020 và Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 31/3/2017 về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017, Thống

đốc đã ban hành các Quyết định số 791/QĐ-NHN và 792/QĐ-NHNN ngày 18/4/2017 về Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020 và năm 2017 để áp dụng trong toàn ngành Ngân hàng. Mục tiêu của Chương trình nhằm đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngành Ngân hàng, tập trung xây dựng các giải pháp quyết liệt để nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng.

Nhận thấy những tác hại về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của đất nước, ban lãnh đạo Ngân hàng Bưu điện Liên Việt quyết định triển khai Chương trình Ngân hàng xanh để đưa hoạt động bảo vệ môi trường trở thành một trong các hoạt động xã hội trọng tâm về lâu dài, hướng tới mục đích cải thiện môi trường, chất lượng cuộc sống, bảo vệ tự nhiên thông qua các mục tiêu như giảm thiểu sử dụng các loại khí thải, rác thải gây ô nhiễm. Đồng thời xây dựng hình ảnh Ngân hàng phát triển bền vững, mở rộng các hoạt động Xanh hướng tới công chúng, thông qua việc đầu tư và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường và các chương trình Marketing như E-banking, Tiết kiệm Xanh, Tín dụng Xanh và Thứ Hai Xanh … Chương trình “Ngân hàng xanh” của Bưu điện Liên Việt được triển khai ở đồng thời hai môi trường nội bộ và bên ngoài. Trong môi trường nội bộ, nội dung của Chiến dịch này là Chương trình “Hành động xanh” gồm 3 hoạt động chính:

 Xây dựng Văn phòng Xanh (Green Office): là hình thức phát động thi đua tiết kiệm điện, văn phòng phẩm, sử dụng điện thoại và tiết giảm trong việc sử dụng các tài sản công cộng như nước, giấy vệ sinh… để tạo ra không gian làm việc cũng chính là không gian sống Xanh-Sạch-Đẹp.

 Đổi giấy lấy cây Xanh (Green Paper): là phong trào phát động thu gom và tái sử dụng giấy vào các mục đích hướng tới môi trường.

 Xây dựng Quầy giao dịch Xanh vì nụ cười Khách hàng (Green Smile): Cải thiện hình ảnh thẩm mỹ, ngăn nắp, sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh khu vực Quầy giao dịch, xây dựng hình ảnh nhân viên LienVietPostBank thân thiện, chuyên nghiệp.

Theo Báo cáo Phát triển bền vững thường niên của Sacombank cũng ghi nhận các nỗ lực, thực hành nội bộ nhằm đóng góp cải thiện môi trường như thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí hoạt động thông qua sử dụng năng lượng hiệu quả (xăng dầu, điện nước sinh hoạt, di chuyển, thiết bị văn phòng), hạn chế sử dụng giấy in (mô hình văn phòng không giấy E-ofice), chuẩn hóa quy trình và không gian làm việc nhằm giảm tiêu thụ điện năng và phát thải, tăng cường nhận thức môi trường cho cộng đồng khách hàng và đối tác (như khuyến khích sử dụng sao kê điện tử) Ngân hàng Agribank cũng chỉ đạo toàn hệ thống nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng gắn với quản lý môi trường – xã hội, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về hoạt động cấp tín dụng xanh, nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng...

2.5. Đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam 2.5.1. Mặt đƣợc 2.5.1. Mặt đƣợc

 Cơ sở pháp lý về “Ngân hàng xanh”.

Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan đã ban hành nhiều kế hoạch, nghị quyết, nghị định, quyết định nhằm tăng cường bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường. Triển khai lồng ghép chủ trương chính sách Pháp luật của Đảng và Nhà nước có thể thấy ngành ngân hàng đã có những bước đi ban đầu trong việc thể chế hóa vào các chính sách của ngành.

Về quan điểm trong chỉ đạo điều hành tín dụng: không khuyến khích cấp vốn cho các dự án khai khoáng, sản xuất, chế biến có tạo ra chất thải ô nhiễm môi trường, khuyến khích sản xuất và dịch vụ thương mại thân thiện với môi trường. Đồng thời, hướng dòng tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn, dự án thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, xanh sạch. Gần nhất là chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 của Thống đốc NHNN đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, các công việc cần triển khai như: cấp tín dụng phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng; cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững; rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế tín dụng cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh; tập trung cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội, góp

phần hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh, qua đó thực hiện được mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế bền vững.

 Các Ngân hàng bước đầu quan tâm đến hoạt động Ngân hàng xanh”.

Trên cơ sở những văn bản pháp lý, hướng dẫn của Chính phủ và cơ quan quản lý về đẩy mạnh việc thực hiện tăng trưởng xanh, trong đó có hoạt động Ngân hàng xanh, bước đầu thúc đẩy một số ngân hàng thương mại quan tâm nhiều hơn đến hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động ngân hàng xanh tại việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)