2.3.2.1. Phương pháp thu thập cơ sở dữ liệu:
Để thực hiện các nội dung trên, đề tài đã thu thập và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu về điều kiện lập địa gồm:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La
- Bản đồ địa hình tỉnh Sơn La do Tổng cục Địa chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng.
Thiết kế Nông nghiệp xây dựng.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sơn La năm 2010 tỷ lệ 1/50.000 từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La.
- Số liệu lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm của 15 trạm khí tượng thuỷ văn tại khu vực Tây Bắc trong thời gian 30 năm liên tiếp từ năm 1980 đến năm 2009.
- Các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng Sơn tra của các chương trình dự án tại tỉnh Sơn La: Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng Sơn tra của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng Sơn tra của Trung tâm khuyến nông tỉnh Yên Bái, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng Sơn tra của Bản quan lý dự án 661 huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Các tài liệu này được thu thập, lựa chọn các thông tin để xác định đặc điểm sinh thái học của cây Sơn tra.
2.3.2.2. Phương pháp điều tra thực địa
- Phương pháp xác định vùng phân bố tự nhiên của cây Sơn tra: Việc xác định vùng phân bố tự nhiên của cây Sơn tra được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh. Tại mỗi huyện phỏng vấn 03 cán bộ khuyến nông để xác định các xã có cây Sơn tra phân bố tự nhiên làm cơ sở cho việc khảo sát lựa chọn vị trí lập ô tiểu chuẩn (OTC) điều tra.
- Phương pháp điều tra sinh trưởng của cây Sơn tra: Tiến hành khảo sát sơ bộ tại các vùng có Sơn tra phân bố tự nhiên, lập 36 OTC có diện tích 3.000 m2 theo phương pháp ngẫu nhiên. Trong mỗi OTC, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng bằng các dụng cụ đo sau: Sử dụng thước dây đo chu vi thân cây tại vị trí 1.3 m (C1.3), sử dụng thước sào có chia vạch đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc), sử dụng thước dây đo đường kính tán (DT).
+ Phương pháp xác định vị trí OTC: Trong quá trình điều tra sinh trưởng cây Sơn tra tại các OTC, sử dụng thiết bị định vị GPS Garmin 78s xác
định tọa độ, độ cao tuyệt đối của các OTC theo hệ quy chiếu UTM_WGS84_Zone 48N.
+ Phương pháp xác định sản lượng quả Sơn tra: Tại các địa phương, quả Sơn tra được thu hái nhiều lần, người dân thường thu hái các quả già trước, nên để đánh giá được sản lượng của từng cây, đề tài kết hợp với các hộ dân sinh sống tại khu vực có Sơn tra phân bố để nhờ họ theo dõi xác định sản lượng quả Sơn tra bằng cách cân quả của mỗi lần thu hái.