3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.5. Tài nguyên rừng
Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát triển lâm nghiệp khá lớn (chiếm 73% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hố có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý hiếm, có các khu đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch, sinh thái trong tương lai. Đến năm 2012 diện tích rừng của Sơn La là 635,231 ha, trong đó rừng tự nhiên là 611,636 ha, độ che phủ của rừng đạt 44.6% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn, 2013). Sơn La có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu) 27.084 ha; Sốp Cộp 18.709 ha; Copi A (Thuận Châu) 19.354 ha; Tà Xùa (Bắc Yên) 17.650 ha.
Về trữ lượng rừng: Theo số liệu kiểm kê của Đoàn điều tra quy hoạch và phát triển nơng thơn tỉnh Sơn La, tồn tỉnh có 16,5 triệu m3 gỗ và 203,3 triệu cây tre nứa, chủ yếu là rừng tự nhiên, còn đối với rừng trồng chỉ có trữ lượng gỗ 154 ngàn m3 và 220 ngàn cây tre nứa.
Tồn tỉnh có 543.043,67 ha đất chưa sử dụng (chiếm 38,45% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất có khả năng phát triển nông lâm nghiệp khoảng
440.719 ha (phần lớn dùng cho phát triển lâm nghiệp). Đây cũng là nguồn tài nguyên quý giá, một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2010-2020.
Khi có thuỷ điện Sơn La sẽ có 1 phần rừng và đất rừng bị ngập, theo tính tốn có khoảng 2.451 ha rừng sẽ bị ngập, trong đó chủ yếu là rừng phịng hộ. Nhiệm vụ quan trọng là phải tận thu cây trong lòng hồ trước khi nước ngập và sau đó là trồng rừng phịng hộ dọc theo 2 bên sơng Đà và tồn lưu vực để bảo vệ nguồn nước cho cơng trình thuỷ điện quan trọng này.