3.2.1. Đặc điểm kinh tế
3.2.1.1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Nằm ở vị trí đầu nguồn của hai con sông lớn: sông Đà và sông Mã, Sơn La khơng chỉ là địa bàn phịng hộ xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và hai cơng trình thuỷ điện lớn nhất nước, mà cịn là địa bàn có tiềm năng, lợi thế để phát triển rừng nguyên liệu với quy mô trên 20 vạn ha, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và sản xuất giấy, bột giấy.
Ngoài tiềm năng để phát triển một số cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc ăn cỏ, phát triển rừng nguyên liệu, Sơn La cịn có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại cây, con khác có giá trị kinh tế cao như dâu, tằm, cà phê, chè, rau sạch, hoa, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thú quý hiếm với quy mô công nghiệp. Mỗi năm, Sơn La thu hoạch 18 – 20 vạn tấn
ngô, đậu tương - nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.
Tiềm năng phát triển của sản phẩm nông – lâm nghiệp, hàng hoá như trên là tiền đề để Sơn La có thể phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông – lâm sản như chế biến chè, sữa, cà phê, tơ tằm, thịt, giấy, thức ăn gia súc…tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu.
3.2.1.2. Tiềm năng du lịch
Cơng trình thuỷ điện Sơn La khởi cơng sẽ tạo tiềm năng mới để Sơn La hội nhập kinh tế thị trường cùng với cả nước; hình thành, mở rộng và phát triển thêm hệ thống các dịch vụ, phục vụ quá trình thi công xây dựng thuỷ điện và thị trường cho các địa bàn tái định cư.
Theo quy hoạch của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Sơn La nằm trong tua du lịch vùng Tây Bắc, Hà Nội – Hồ Bình – Sơn La - Điện Biên - Lào Cai và là cửa ngõ sang các tỉnh phía Bắc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Mặt khác, được thiên nhiên ưu đãi với những vùng sinh thái đa dạng, cao nguyên Mộc Châu, vùng đất có tiểu khí hậu cận ơn đới, khu cơng trường xây dựng thuỷ điện Sơn La, các di tích lịch sử, hang động kỳ thú, vùng hồ sơng Đà có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình với 12 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có những sắc thái, những phong tục tập quán, nếp sống khác nhau – đây là những tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
3.2.2. Đặc điểm xã hội
Dân số trung bình tồn tỉnh Sơn La năm 2010 có: 1.092.700 người, mật độ bình quân 70 người/km2. Dân số khu vực thành thị chiếm 12%; dân số khu vực nông thôn chiếm 88% tổng số dân toàn tỉnh.
Toàn tỉnh có 12 dân tộc anh em (là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số), trong đó dân tộc Thái chiếm có dân số lớn nhất, chiếm gần 55% dân số tồn tỉnh. Các dân tộc có dân số đông tiếp theo là dân tộc Kinh 18%, dân tộc Mông
12%, dân tộc Mường 8,4%, dân tộc Dao 1,82%, dân tộc Khơ Mú 1,89%... Nhìn chung đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện đáng kể. Phong tục tập quán của các dân tộc được bảo tồn và phát huy cùng với việc du nhập các giá trị văn hoá mới, hiện đại. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan… đang dần được xố bỏ.
Đại bộ phận nhân dân các dân tộc Sơn La sống ở nông thôn với nghề nông là chủ yếu, vốn là những người cần cù lao động. Trình độ dân trí nhìn chung cịn thấp và đang từng bước được nâng lên, trên 80% trẻ em trong độ tuổi 6 -14 được phổ cập giáo dục tiểu học, trên 90% người lao động ở độ tuổi từ 15 - 35 tuổi được cơng nhận xố mù chữ. Kết quả tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật trong 10 năm qua được hơn 2 vạn người, hàng vạn lao động được chuyển giao kỹ thuật sản xuất dạy nghề, hàng nghìn cán bộ được đào tạo lại về lý luận quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, đặc biệt tập trung mạnh cho đào tạo cán bộ xã, phường. Số lao động có tri thức ngày càng được phát triển đã và đang tiếp cận với điều kiện mới của nền kinh tế thị trường, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một vấn đề quan trọng khác là phải di dân khỏi lịng hồ thuỷ điện. Đây là một nhiệm vụ vơ cùng to lớn. Ngay từ năm 1998, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổng công ty điện lực Việt Nam và UBND của 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu đã điều tra thống kê thiệt hại của Dự án thuỷ điện Sơn La theo các phương án tuyến và quy mơ cơng trình. Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2004. Theo Quy hoạch này thì số hộ trên địa bàn Sơn La cần phải di chuyển cho xây dựng thủy điện Sơn La là 12.500 hộ. Bên cạnh đó, các thủy điện Nậm Chiến, Huổi Quảng,... có cơng suất khá lớn từ 200 - 540MW đang trong giai đoạn khởi cơng cũng địi hỏi việc di dân, tái định cư.
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN