4.3. Xây dựng bản đồ phân vùng lập địa thích nghi cho trồng cây Sơn tra tạ
4.3.3. Xây dựng bản đồ phân vùng lập địa thích nghi của cây Sơn tra
Để xây dựng bản đồ phân vùng lập địa thích nghi của cây Sơn tra, đề tài sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ có tính đến hệ số tầm quan trọng của các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây Sơn tra. Để xác định hệ số tầm quan trọng cho các nhân tố sinh thái, đề tài đưa ra một số cơ sở sau:
- Kết quả xác định phân bố của cây Sơn tra, kết quả phân vùng thích nghi của cây Sơn tra với từng nhân tố sinh thái thì có thể thấy rằng nhân tố độ cao là nhân tố quan trọng. Các kết quả nghiên cứu về khí hậu đã chỉ ra rằng, sự phân hóa nhiệt độ và lượng mưa theo đai cao là rõ ràng và đã được chứng minh: Khi độ cao tuyệt đối tăng lên 100m thì nhiệt độ trung bình sẽ giảm xuống 0,60C. Thông qua việc ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân tố nhiệt độ, lượng mưa, độ cao cũng ảnh hưởng gián tiếp đến q trình phong hóa, hình thành đất (độ dày tầng đất). Độ cao tuyệt đối càng cao làm cho các yếu tố địa hình càng phức tạp, trong đó độ dốc địa hình cũng càng tăng lên. Như vậy có thể nói nhân tố độ cao là một nhân tố sinh thái đặc biệt quan trọng, nó khơng những ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Sơn tra mà còn gián tiếp tác động đến các nhân tố sinh thái khác, chi phối sự sinh trưởng, phát triển của rừng trồng Sơn tra.
- Độ dầy tầng đất là một nhân tố sinh thái quan trọng thứ hai sau độ cao tuyệt đối có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của Sơn tra. Độ đầy tầng đất tối thiểu cho sinh trưởng cây Sơn tra > 0,5 m. Trong khí đó, diện tích có độ dầy tầng đất > 0,5 m tại khu vực Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng rất hạn chế do tác động của xói mịn.
- Độ dốc là nhân tố sinh thái có tác động đến các yếu tố khác như: độ ẩm, dinh dưỡng của đất thơng qua đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây Sơn tra. Tuy nhiên, độ dốc cũng không phải là nhân tố quyết định
vùng phân bố tự nhiên của Sơn tra. Theo kết quả xác định phân bố tự nhiên của cây Sơn tra tại tỉnh Sơn La thì cây Sơn tra chủ yếu tập trung ở những khu vực có độ cao, độ dốc lớn.
- Kết quả phân vùng thích nghi của cây Sơn tra với các nhân tố khí tượng có thể kết luận rằng: các yếu tố khí tượng khơng phải là yếu tố chính quyết định đến phân bố tự nhiên của cây Sơn tra. Trên phạm vi tồn tỉnh, có nhiều vùng có chế độ nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm tương đồng nhưng Sơn tra chỉ phân bố tự nhiên ở một số xã thuộc 4 huyện: Mường La, Bắc Yên, Phù Yên và Thuận Châu của tỉnh Sơn La.
Vì vậy, đề tài xác định hệ số tầm quan trọng cho các nhân tố sinh thái trong đánh giá tác động tổng hợp của chúng đến vùng thích nghi của cây Sơn tra. Hệ số tầm quan trọng của các nhân tố sinh thái ghi tại bảng 4.5.
Bảng 4.5: Hệ số tầm quan trọng các nhân tố sinh thái STT Nhân tố sinh thái Kí hiệu Fi Trọng số Ki
1 Độ cao tuyệt đối F1 3
2 Độ dốc F2 1
3 Độ dầy tầng đất F3 2
4 Lượng mưa F4 1
5 Nhiệt độ F5 1
6 Độ ẩm F6 1
Sử dụng công thức 3.1 để cộng bản đồ, kết quả xác định được điểm đánh giá tổng hợp nhỏ nhất là 4 điểm, điểm đánh giá tổng hợp lớn nhất là 27 điểm. Đề tài phân cấp thành 4 cấp thích nghi nên khoảng cách điểm của mỗi cấp thích nghi tích theo cơng thức 3.2 cho kết quả là 6 điểm. Điểm đánh giá tổng hợp của từng cấp thích nghi được xác định như bảng 4.6.
Bảng 4.6: Điểm đánh giá tổng hợp của từng cấp thích nghi STT Cấp Xmin Xmax 1 S1 22 27 2 S2 16 21 3 S3 10 15 4 N 4 9
Căn cứ vào điểm đánh giá tổng hợp của từng cấp thích nghi, tiến hành phân cấp, kết quả được bản đồ phân vùng lập địa thích nghi của cây Sơn tra như trong hình 4.25.
Hình 4.25: Bản đồ phân vùng lập địa thích nghi của cây Sơn tra
Phân tích bản đồ xác định tỷ lệ diện tích của từng cấp thích nghi trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.7.
Bảng 4.7: Tỷ lệ diện tích của các cấp thích nghi tồn tỉnh Sơn La Cấp Mức độ thích nghi Diện tích (ha) Tỷ lệ diện tích (%) S1 Rất thích nghi 342074,52 24,29 S2 Thích nghi trung bình 521177,03 37,01 S3 Ít thích nghi 512840,50 36,42 N Khơng thích nghi 32139,25 2,28 Tổng 1.408.231,30 100
Kết quả tại bảng 4.7, cho thấy trong tổng số diện tích tồn tỉnh là 1.408.231,3 ha. Trong đó, có 342.074,52 ha rất thích nghi với cây Sơn tra chiếm 24,29% diện tích tồn tỉnh; có 521.177,03 ha thích nghi trung bình với cây Sơn tra chiếm 37.01% diện tích tồn tỉnh; có 512.840,5 ha ít thích nghi với cây Sơn tra chiếm 36.42% diện tích tồn tỉnh và 32.139,25 ha khơng thích nghi cho trồng cây Sơn tra chiếm 2,28% diện tích tồn tỉnh. Như vậy, có thể thấy diện tích thích nghi trung bình cho trồng cây Sơn tra chiếm tỷ lệ nhiều nhất 37.01%. Sự khác nhau về tỷ lệ diện tích từng cấp thích nghi trên địa bản tồn tỉnh được thể hiện trong hình 4.26.
Để đánh giá điều kiện lập địa từng huyện, đề tài tiến hành phân tích bản đồ xác định tỷ lệ diện tích của từng cấp thích nghi trên địa bàn từng huyện. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.8.
Bảng 4.8: Diện tích từng cấp thích nghi của các huyện
TT Tên huyện Diện tích cấp thích nghi (ha) Tổng
S1 S2 S3 N 1 Vân Hồ 16290,64 50343,68 34855,35 1561,18 103050,85 2 Thuận Châu 56527,94 45718,05 45779,37 8218,14 156243,50 3 Quỳnh Nhai 12113,86 36997,40 47435,94 2992,91 99540,10 4 Mường La 23675,81 49801,99 65657,41 2894,96 142030,17 5 Yên Châu 21923,85 28964,93 32873,42 1549,26 85311,45 6 Sông Mã 27443,77 46105,57 89824,66 974,36 164348,36 7 Sốp Cộp 62783,74 73339,83 10092,75 331,31 146547,64 8 Bắc Yên 20585,81 32383,69 53410,68 3180,28 88974,65 9 Phù Yên 25862,15 63833,90 32331,73 1164,29 123192,07 10 Mộc Châu 51969,59 40194,71 8218,99 280,21 100663,51 11 Mai Sơn 21916,18 47402,73 69272,06 3984,30 142575,27 12 Tp, Sơn La 981,17 6090,57 23088,13 5008,05 35167,92
Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị trực thuộc, phân bố từng cấp thích nghi của các huyện được thể hiện rõ qua hình 4.27.
Qua hình 4.27, cho thấy: diện tích các cấp thích nghi của các huyện có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể:
- Huyện Vân Hồ: Diện tích vùng thích nghi trung bình nhiều nhất (50.343,68 ha) chiếm 48,85% diện tích tồn huyện, diện tích vùng ít thích nghi đứng thứ hai (34.855,35 ha) chiếm 33,82% diện tích tồn huyện, diện tích vùng rất thích nghi đứng thứ 3 (16.290,64 ha) chiếm 15,81% diện tích tồn huyện, diện tích vùng khơng thích nghi nhỏ nhất (1.561,18 ha) chiếm 1,51% diện tích tồn huyện.
- Huyện Thuận Châu: Diện tích vùng rất thích nghi nhiều nhất (56.527,94 ha) chiếm 36,18% diện tích tồn huyện, diện tích vùng ít thích nghi đứng thứ hai (45.779,37 ha) chiếm 29,3% diện tích tồn huyện, diện tích vùng thích nghi trung bình đứng thứ 3 (45.718,05 ha) chiếm 29,26% diện tích tồn huyện, diện tích vùng khơng thích nghi nhỏ nhất (8.218,14 ha) chiếm 5,26% diện tích tồn huyện.
- Huyện Quỳnh Nhai: Diện tích vùng ít thích nghi nhiều nhất (47.435,94ha) chiếm 47,66% diện tích tồn huyện, diện tích vùng thích nghi trung bình đứng thứ hai (36.997,40 ha) chiếm 37,17% diện tích tồn huyện, diện tích vùng rất thích nghi đứng thứ 3 (12.113,86 ha) chiếm 12,17% diện tích tồn huyện, diện tích vùng khơng thích nghi nhỏ nhất (2.992,91 ha) chiếm 3.01% diện tích tồn huyện.
- Huyện Mường La: Diện tích vùng ít thích nghi nhiều nhất (65.657,41 ha) chiếm 46,23% diện tích tồn huyện, diện tích vùng thích nghi trung bình đứng thứ hai (49.801,99 ha) chiếm 35,06% diện tích tồn huyện, diện tích vùng rất thích nghi đứng thứ 3 (23.675,81 ha) chiếm 16,67% diện tích tồn huyện, diện tích vùng khơng thích nghi nhỏ nhất (2.894,96 ha) chiếm 2.04% diện tích tồn huyện.
- Huyện Yên Châu: Diện tích vùng ít thích nghi nhiều nhất (32.873,42 ha) chiếm 38,53% diện tích tồn huyện, diện tích vùng thích nghi trung bình đứng thứ hai (28.964,93 ha) chiếm 33,95% diện tích tồn huyện, diện tích vùng rất thích nghi đứng thứ 3 (21.923,85 ha) chiếm 25,7% diện tích tồn huyện, diện tích vùng khơng thích nghi nhỏ nhất (1.549,26 ha) chiếm 1.82% diện tích tồn huyện.
- Huyện Sơng Mã: Diện tích vùng ít thích nghi nhiều nhất (89.824,66 ha) chiếm 38,53% diện tích tồn huyện, diện tích vùng thích nghi trung bình đứng thứ hai (28.964,93 ha) chiếm 33,95% diện tích tồn huyện, diện tích vùng rất thích nghi đứng thứ 3 (21.923,85 ha) chiếm 25,7% diện tích tồn huyện, diện tích vùng khơng thích nghi nhỏ nhất (1.549,26 ha) chiếm 1.82% diện tích tồn huyện.
- Huyện Sốp Cộp: Diện tích vùng thích nghi trung bình nhiều nhất (73.339,83 ha) chiếm 50,05% diện tích tồn huyện, diện tích vùng rất thích nghi đứng thứ hai (62.783,74ha) chiếm 42,84% diện tích tồn huyện, diện tích vùng ít thích nghi đứng thứ 3 (10.092,75 ha) chiếm 6,89% diện tích tồn huyện, diện tích vùng khơng thích nghi nhỏ nhất (331,31 ha) chiếm 0,23% diện tích tồn huyện.
- Huyện Bắc Yên: Diện tích vùng ít thích nghi nhiều nhất (53.410,68 ha) chiếm 60,03% diện tích tồn huyện, diện tích vùng thích nghi trung bình đứng thứ hai (32.383,69 ha) chiếm 36,4% diện tích tồn huyện, diện tích vùng rất thích nghi đứng thứ 3 (20.585,81 ha) chiếm 23,14% diện tích tồn huyện, diện tích vùng khơng thích nghi nhỏ nhất (3.180,28 ha) chiếm 3.57 % diện tích tồn huyện.
- Huyện Phù Yên: Diện tích vùng thích nghi trung bình nhiều nhất (63.833,90 ha) chiếm 51,82% diện tích tồn huyện, diện tích vùng ít thích nghi đứng thứ hai (32.331,73 ha) chiếm 26,24% diện tích tồn huyện, diện
tích vùng rất thích nghi đứng thứ 3 (25.862,15 ha) chiếm 20,99% diện tích tồn huyện, diện tích vùng khơng thích nghi nhỏ nhất (1.164,29 ha) chiếm 0,95% diện tích tồn huyện.
- Huyện Mộc Châu: Diện tích vùng rất thích nghi nhiều nhất (51.969,59 ha) chiếm 51,63% diện tích tồn huyện, diện tích vùng thích nghi trung bình đứng thứ hai (40.194,71 ha) chiếm 39,93% diện tích tồn huyện, diện tích vùng ít thích nghi đứng thứ 3 (8.218,99 ha) chiếm 8,16% diện tích tồn huyện, diện tích vùng khơng thích nghi nhỏ nhất (280,21 ha) chiếm 0,28% diện tích tồn huyện.
- Huyện Mai Sơn: Diện tích vùng ít thích nghi nhiều nhất (69.272,06 ha) chiếm 48,59% diện tích tồn huyện, diện tích vùng thích nghi trung bình đứng thứ hai (47.402,73 ha) chiếm 33,25% diện tích tồn huyện, diện tích vùng rất thích nghi đứng thứ 3 (21.916,18 ha) chiếm 15,37% diện tích tồn huyện, diện tích vùng khơng thích nghi nhỏ nhất (3.984,3 ha) chiếm 2.79 % diện tích tồn huyện.
- Thành phố Sơn La: Diện tích vùng ít thích nghi nhiều nhất (23.088,13 ha) chiếm 65,65% diện tích tồn huyện, diện tích vùng thích nghi trung bình đứng thứ hai (6.090,57 ha) chiếm 17,32% diện tích tồn huyện, diện tích vùng khơng thích nghi đứng thứ 3 (5.008,05 ha) chiếm 14,24% diện tích tồn huyện, diện tích vùng rất thích nghi nhỏ nhất (981,17 ha) chiếm 2.79 % diện tích tồn huyện.