Các nhân tố địa hình và thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS phân vùng điều kiện lập địa thích nghi trồng cây sơn tra (docynia indica) trên địa bàn tỉnh sơn la​ (Trang 46 - 48)

4.2. Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây Sơn tra

4.2.1. Các nhân tố địa hình và thổ nhưỡng

Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài sử dụng 2 nhân tố địa hình để đánh giá điều kiện lập địa gồm: độ cao tuyệt đối, độ dốc bề mặt.

4.2.1.1. Độ cao tuyệt đối

Độ cao tuyệt đối là độ cao so với mực nước biển được thể hiện trên bản đồ địa hình bằng các đường đồng mức. Độ cao tuyệt đối là nhân tố sinh thái có mối quan hệ chặt chẽ đến sự phân bố của cây Sơn tra cũng như ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của chúng. Bản đồ độ cao tuyệt đối thể hiện dưới dạng dữ liệu ơ lưới hay cịn gọi là bản đồ mơ hình số hóa độ cao (DEM) thể hiện sự thay đổi của độ cao so với mực nước biển ở Hòn Dấu, Hải Phòng.

4.2.1.2. Độ dốc bề mặt

Độ dốc ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của các trạng thái rừng trồng và hiệu quả kinh tế - môi trường. Độ dốc càng cao khả năng xói mịn càng lớn khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng cho cây trồng càng giảm. Bên cạnh đó, độ dốc cịn ảnh hưởng đến các giải pháp kỹ thuật, nguồn đầu tư và hiệu quả kinh doanh của mơ hình. Độ dốc là yếu tố địa hình phụ thuộc vào sự thay đổi của bề mặt địa hình và độ cao tuyệt đối có ảnh hưởng đến các đặc điểm khác của đất như: độ dầy tầng đất, độ ẩm đất…. Bản đồ độ dốc sẽ thể hiện sự thay đổi của độ dốc trên bề mặt địa hình, độ dốc được tính tốn dựa vào độ chênh cao và khoảng cách giữa 2 điểm trên bề mặt địa hình.

4.2.1.3. Độ dầy tầng đất

Trong các yếu tố thổ nhưỡng, độ dầy tầng đất là yếu tố thổ nhưỡng quan trọng đối với cây trồng liên quan đến khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng, nước cho cây Sơn tra. Tuy nhiên, độ dầy tầng đất lại phụ thuộc nhiều vào các yếu tố địa hình, che phủ mặt đất. Ở những khu vực có độ dốc cao, ít che phủ thì độ dầy tầng đất mỏng hơn những khu vực độ dốc nhỏ, có thực vật che phủ. Bản đồ độ dầy tầng đất sẽ thể hiện sự biến đổi của độ dầy tầng đất trên bề mặt địa hình, dữ liệu độ dầy tầng đất mặt được kế thừa từ bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh Sơn La tỷ lệ 1/50.000 do Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp xây dựng. Sử dụng phần mềm ArcGIS 10.1 xây dựng bản đồ độ dầy

tầng đất cho tỉnh Sơn La với độ phân giải 90x90 m.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS phân vùng điều kiện lập địa thích nghi trồng cây sơn tra (docynia indica) trên địa bàn tỉnh sơn la​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)