Nhân tố khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS phân vùng điều kiện lập địa thích nghi trồng cây sơn tra (docynia indica) trên địa bàn tỉnh sơn la​ (Trang 48 - 52)

4.2. Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây Sơn tra

4.2.2. Nhân tố khí hậu

Các nhân tố khí hậu sử dụng để đánh giá điều kiện lập địa gồm: lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm trung bình năm dựa trên số liệu quan trắc khí tượng của 15 trạm đo mưa tại khu vực Tây Bắc trong thời gian liên tục 30 năm.

Bảng 4.2: Số liệu khí tượng trung bình năm của các trạm

TT Trạm độ Kinh độ Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) 1 Lai Châu 22,05 103,15 2115,80 23,10 81,00 2 Tuần Giáo 21,58 103,42 1527,20 21,40 82,30 3 Sông Mã 21,07 103,73 1163,20 22,50 80,50 4 Yên Châu 21,05 104,28 1187,90 23,10 79,00 5 Mộc Châu 20,85 104,63 1593,20 18,60 85,40 6 Than Uyên 22,02 103,92 1861,10 21,40 81,40 7 Mù Cang Chải 21,85 104,83 1742,70 19,40 80,40 8 Yên Bái 21,70 104,87 1868,20 22,80 85,80 9 Mai Châu 20,65 105,05 1741,30 23,10 81,10 10 Pha Din 21,57 103,50 1817,80 17,50 84,00 11 Sơn La 21,33 103,90 1299,00 22,00 81,00 12 Điện Biên 21,35 103,00 1583,10 21,80 85,00 13 Phù Yên 21,27 104,65 1600,00 19,00 80,00 14 Bắc Yên 21,25 104,42 1500,00 19,25 81,00 15 Cò Nòi 21,13 104,15 1410,00 21,00 80,50

4.2.2.1. Lượng mưa trung bình năm

Lượng mưa là một nhân tố khí tượng có ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển và sản lượng của cây Sơn tra, đặc biệt trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu gia tăng thì diễn biến của mưa ngày càng phức tạp, có thể thấy rõ nhất sự phân bố không đều của lượng mưa đã gây ra những hiện tượng thời tiết bất thường như lũ quét, hạn hán cục bộ, sạt lở đất... Biến đổi của lượng mưa thể hiện rõ qua biểu đồ 4.1.

Hình 4.4: Biểu đồ lượng mưa trung bình năm

Tại tỉnh Sơn La chế độ mưa phân hóa rất mạnh mẽ do có nhiều kiểu địa hình khác nhau. Hình 4.4, cho thấy lượng mưa trung bình năm tại các trạm khí tượng có sự khác biệt rõ rệt, cao nhất là trạm Lai Châu lượng mưa trung bình năm là 2.115,80 mm. Để đánh giá sự biến đổi của lượng mưa trên địa bàn tỉnh, đề tài sử dụng số liệu lượng mưa trung bình năm trong vịng 30 năm liên tiếp của 15 trạm khí tượng ở khu vực Tây Bắc để tiến hành nội suy theo phương pháp nghịch đảo khoảng cách.

4.2.2.2. Nhiệt độ trung bình năm

Trong nghiên cứu sinh thái và phân vùng thích nghi, chỉ tiêu nhiệt độ được xem là một chỉ tiêu khí hậu quan trọng bởi nó có ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây Sơn tra, quyết định sản lượng quả Sơn tra, đặc biệt trong hồn cảnh biến đổi khí hậu gia tăng thì nhiệt độ khơng khí ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhiệt độ khơng khí phụ thuộc vào vị trí địa lý, đặc điểm địa hình của từng vùng, càng lên cao nhiệt độ khơng khí càng giảm. Tại các vùng đồi núi, nhiệt độ khơng khí có thể chịu tác động của các dãy núi đá làm biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm tăng cao. Biến đổi của nhiệt độ khơng khí thể hiện rõ qua hình 4.5.

Hình 4.5: Biểu đồ nhiệt độ khơng khí trung bình năm

Hình 4.5, cho thấy nhiệt độ trung bình năm tại các trạm khí tượng có sự khác biệt rõ rệt, cao nhất là 23,1oC, thấp nhất là 17,5oC. Để đánh giá sự biến đổi của nhiệt độ, đề tài sử dụng số liệu nhiệt độ trung bình năm trong vịng 30 năm liên tiếp của 15 trạm khí tượng ở khu vực Tây Bắc để tiến hành nội suy theo phương pháp nghịch đảo khoảng cách.

4.2.2.3. Độ ẩm khơng khí trung bình năm

Độ ẩm khơng khí là yếu tố khí hậu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhiệt độ khơng khí và và tỷ lệ thuận với lượng mưa. Độ ẩm khơng khí cũng là một yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến q trình ra hoa, tạo quả của cây Sơn tra. Biến đổi của độ ẩm khơng khí thể hiện rõ qua hình 4.6.

Hình 4.6, cho thấy độ ẩm khơng khí trung bình năm tại các trạm khí tượng có sự khác biệt rõ rệt, cao nhất là 85,8%, thấp nhất là 79,0%. Để đánh giá sự biến đổi của độ ẩm khơng khí, đề tài sử dụng số liệu độ ẩm khơng khí trung bình năm trong vịng 30 năm liên tiếp của 15 trạm khí tượng ở khu vực Tây Bắc để tiến hành nội suy theo phương pháp nghịch đảo khoảng cách. Kết quả xây dựng các bản đồ nhân tố sinh thái với sự hỗ trợ của phần mềm Mapinfor 11.5 và ArcGIS 10.1 được thể hiện từ hình 4.7 đến hình 4.12.

Hình 4.7: Bản đồ độ cao tuyệt đối Hình 4.8: Bản đồ độ dốc bề mặt

Hình 4.9: Bản đồ độ dầy tầng đất Hình 4.10: Bản đồ lượng mưa

- Bản đồ độ cao tuyệt đối có độ phân giải 90x90 m được xây dựng từ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 của tỉnh Sơn La, độ chênh cao toàn tỉnh là 2863 m, độ cao tuyệt đối nhỏ nhất là 42 m, độ cao tuyệt đối lớn nhất là 2905 m.

- Bản đồ độ dốc của khu vực nghiên cứu được xây dựng từ bản đồ mơ hình số hóa độ cao (DEM) của tỉnh Sơn La, độ dốc nhỏ nhất là 0 độ, độ dốc lớn nhất là 62,9 độ.

- Bản đồ độ dầy tầng đất được xây dựng từ bản đồ thổ nhưỡng có tỷ lệ 1:50.000 của tỉnh Sơn La, độ dày tầng đất nhỏ nhất là 0 m, độ dầy tầng đất lớn nhất là 0,97 m.

- Bản đồ lượng mưa trung bình năm được xây dựng bằng cách nội suy không gian theo phương pháp nghịch đảo khoảng cách, lượng mưa trung bình năm nhỏ nhất của khu vực là 1.163 mm, lượng mưa trung bình năm lớn nhất của khu vực là 1.803 mm.

- Bản đồ nhiệt độ trung bình năm được xây dựng bằng cách nội suy không gian theo phương pháp nghịch đảo khoảng cách, nhiệt độ trung bình năm nhỏ nhất của khu vực là 17,69oC, nhiệt độ trung bình năm lớn nhất của khu vực là 23,1 oC.

- Bản đồ độ ẩm khơng khí trung bình năm được xây dựng bằng cách nội suy không gian theo phương pháp nghịch đảo khoảng cách, độ ẩm trung bình năm nhỏ nhất của khu vực là 79%, độ ẩm trung bình năm lớn nhất của khu vực là 85,4%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS phân vùng điều kiện lập địa thích nghi trồng cây sơn tra (docynia indica) trên địa bàn tỉnh sơn la​ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)