Tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS phân vùng điều kiện lập địa thích nghi trồng cây sơn tra (docynia indica) trên địa bàn tỉnh sơn la​ (Trang 39 - 40)

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Sơn La có nhiều loại khống sản khác nhau (gần 150 điểm), song chủ yếu là mỏ nhỏ, phân bố rải rác trên khắp địa bàn tỉnh, trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác không thuận lợi.

+ Than: Có đủ các loại than mỡ, than gầy, than bùn, than nâu, tổng số trên 10 mỏ và điểm than nhiên liệu với trữ lượng tiềm năng trên 40 triệu tấn, trong đó trữ lượng đã thăm dị trên 3 triệu tấn. Tuy trữ lượng không lớn nhưng trên dưới 50% là than mỡ, có khả năng luyện cốc, loại than mà hiện nay nước ta rất thiếu và phải nhập khẩu với giá cao.

Các mỏ than tương đối lớn ở Sơn La có mỏ than Suối Bàng - Mộc Châu (trữ lượng vài triệu tấn), mỏ than Quỳnh Nhai (trữ lượng 578 ngàn tấn), mỏ than Hang Mon - Yên Châu (trữ lượng 1 triệu tấn), mỏ than Mường Lựm - Yên Châu (trữ lượng trên 80 ngàn tấn), mỏ than Suối Lúa - Phù Yên… dự kiến sản lượng khai thác trong vài năm tới đạt 2-3 vạn tấn than/năm và ngoài năm 2000 nâng lên 20-25 vạn tấn than/năm, để dần dần thay thế việc phải đưa than từ Quảng Ninh lên vùng Tây Bắc.

+ Nguồn đá vôi và sét: Với trữ lượng khá lớn, phân bố tương đối rộng,

đang được khai thác, cho phép phát triển mạnh sản xuất xi măng, gạch ngói phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xây dựng cơng trình thủy điện Sơn La. Đáng kể

có mỏ sét xi măng Nà Pó trữ lượng 16 triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữ lượng 760 ngàn tấn.

+ Ni ken-đồng có 8 điểm quặng và mỏ: Bản Mông, Bản Khoa, Bản

Phúc, Bản Chang, Vạn Sài, Suối Ba, Suối Đơn và Hua Păng. Song đáng kể là mỏ Bản Phúc huyện Bắc Yên có trữ lượng 984.000 tấn quặng với hàm lượng ni ken 3,55%, đồng 1,3%. Đã có dự án khả thi liên doanh với các Công ty tài ngun khống sản nước ngồi, thời gian khai thác 13 năm với tổng lợi nhuận thu được 60,52 triệu USD và giá trị lãi rịng bình qn/năm từ 1,3 đến 1,56 triệu USD.

+ Vàng: Có 4 mỏ sa khoáng và 3 điểm vàng gốc đều thuộc loại mỏ nhỏ

C1 + C2 < 500 kg, có triển vọng là mỏ vàng sa khoáng Pi Toong huyện Mường La, Mu Lu huyện Mai Sơn. Cần khuyến khích và thu hút đầu tư, tranh thủ công nghệ tiên tiến nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này.

+ Bột tan có nhiều điểm mỏ, đáng kể là mỏ tan Tà Phù huyện Mộc

Châu có trữ lượng 2,3 vạn tấn, có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS phân vùng điều kiện lập địa thích nghi trồng cây sơn tra (docynia indica) trên địa bàn tỉnh sơn la​ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)