2.2.1. Dịch vụ ngân hàng:
Cho đến nay, vẫn chƣa có một định nghĩa cụ thể về dịch vụ ngân hàng. Theo tổ chức thƣơng mại thế giới WTO: dịch vụ ngân hàng là một trong những loại hình của dịch vụ tài chính. Dịch vụ tài chính là là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính đƣợc cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác. Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS) của WTO cũng không nêu rõ khái niệm về dịch vụ ngân hàng mà chỉ liệt kê cụ thể dịch vụ thành 12 ngành lớn. Theo GATS dịch vụ ngân hàng bao gồm: nhận tiền gởi, cho vay, cho thuê tài chính, chuyển tiền, thanh toán thẻ, séc, bảo lãnh và cam kết, mua
bán các công cụ thị trƣờng tài chính, phát hành chứng khoán, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, dịch vụ thanh toán và bù trừ, cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, dịch vụ tƣ vấn, trung gian và hỗ trợ về tài chính. Còn Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 chỉ đề cập đến thuật ngữ “hoạt động ngân hàng” mà vẫn chƣa đƣa ra khái niệm về dịch vụ ngân hàng. Tại điều 4 khoản 12 Luật các tổ chức tín dụng định nghĩa: Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thƣờng xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả phân biệt hoạt động ngân hàng thành hai hoạt động cơ bản là: kinh doanh tiền tệ (chủ yếu là hoạt động huy động vốn và cho vay) và dịch vụ ngân hàng (là hoạt động ngoài hai hoạt động trên). Nói cách khác, dịch vụ ngân hàng đƣợc hiểu là các hoạt động phi tín dụng của ngân hàng bao gồm các dịch vụ sau: Dịch vụ thanh toán trong nƣớc; Dịch vụ thanh toán quốc tế; Dịch vụ thẻ; Dịch vụ Mobile Banking; Dịch vụ bán bảo hiểm; Dịch vụ kinh doanh ngoại hối và một số dịch vụ khác.
2.2.2. Doanh thu dịch vụ ngân hàng
Doanh thu dịch vụ ngân hàng đƣợc đề cập trong luận văn này bao gồm doanh thu các dịch vụ ngân hàng ngoài hoạt động kinh doanh tiền tệ, cụ thể:
Doanh thu dịch vụ ngân hàng=doanh thu hoạt động dịch vụ + doanh thu hoạt động kinh doanh ngoại hối + doanh thu hoạt động kinh doanh khác. Trong đó Doanh thu hoạt động dịch vụ = Thu nhập từ hoạt động dịch vụ (TK71)- Chi phí hoạt động dịch vụ (TK81); Doanh thu hoạt động kinh doanh ngoại hối = Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (TK72) – Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối (TK82). Doanh thu hoạt động kinh doanh khác = Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác (TK74) – Chi phí hoạt động kinh doanh khác (TK84). Ngoài ra công thức tính doanh thu từ hoạt động tín dụng = Thu nhập từ hoạt động tín dụng (TK71) – Chi phí hoạt động tín dụng (TK81).
2.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến doanh thu dịch vụ ngân hàng 2.2.3.1. Các công trình nghiên cứu trƣớc đây 2.2.3.1. Các công trình nghiên cứu trƣớc đây
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc. Vì vậy có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng, mỗi đề tài tác giả thƣờng đi sâu nghiên cứu về hoạt động ngân hàng, cụ thể nhƣ: hoạt động cho vay, hoạt động huy động vốn, hoạt động phát hành thẻ, hoạt động thanh toán, hoạt động bão lãnh,…Tuy nhiên cho đến nay đề tài nghiên cứu về các yếu tác động đến doanh thu dịch vụ ngân hàng còn rất hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu định lƣợng. Có một số đề tài nghiên cứu về doanh thu dịch vụ ngân hàng hoặc nghiên cứu về các yếu tố tác động đến phát triển sản phẩm dịch vụ nhằm tăng doanh thu dịch vụ ngân hàng nhƣng các đề tài này chủ yếu là nghiên cứu định tính. Một số đề tài nghiên cứu định lƣợng có liên quan đến luận văn đang thực hiện, cụ thể là các đề tài nghiên cứu về về hiệu quả hoạt động của ngân hàng điển hình nhƣ: Tác giả Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (Trƣờng Đại học Cần Thơ) có đề tài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006-2009”. Tác giả đã phân tích kết quả hoạt động của 22 ngân hàng thƣơng mại cổ phần giai đoạn 2006-2009 và đã rút ra kết luận các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này giai đoạn 2006-2009 gồm có 03 nhân tố chính là: Quy mô hoạt động ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin và nguồn nhân lực. Tác giả kết luận rằng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM cần tăng dần quy mô ngân hàng (tổng tài sản), nâng cao chất lƣợng công nghệ ngân hàng và tập trung đầu tƣ vào nguồn nhân lực hay nói cách khác là hiệu quả hoạt động ngân hàng tỉ lệ thuận với các yếu tố quy mô ngân hàng (tổng tài sản), công nghệ thông tin và nguồn nhân lực.
Tác giả Nguyễn Việt Hùng (Trƣờng Đại học kinh tế Quốc Dân), luận án tiến sĩ kinh tế năm 2008 của tác giả với đề tài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam”, tác giả đã phân tích
kết quả hoạt động của 32 NHTM (trong đó có cả NHTM Nhà nƣớc). Tác giả cũng đã chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng (bao gồm hoạt động cấp tín dụng và hoạt động dịch vụ) đều chịu ảnh hƣởng của các nhân tố: Môi trƣờng kinh tế - chính trị và xã hội; Môi trƣờng pháp lý; Năng lực tài chính của ngân hàng; Khả năng quản trị điều hành; Công nghệ thông tin; Trình độ, chất lƣợng cán bộ. Trong đó tác giả đã kết luận các yếu tố quy mô ngân hàng (tổng tài sản), công nghệ thông tin và chất lƣợng nguồn nhân lực tác động tỉ lệ thuận với hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Luận văn Thạc sĩ kinh tế năm 2008 của tác giả Phạm Thị Đan Phƣợng với đề tài “Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam” cũng đã đề cập đến nội dung tăng thu dịch vụ ngân hàng bằng cách phát triển tốt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ làm tăng nhanh nguồn thu này. Tác giả cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển tốt sản phẩm dịch vụ gồm có: nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, mô hình mạng lƣới, môi trƣờng pháp lý. Ngoài ra tác giả còn chỉ ra đƣợc yếu tố quan trọng và cần thiết trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ đó là sản phẩm mới và công tác Marketing của ngân hàng. Tác giả nhấn mạnh đến tầm quan trọng của viêc đào tạo nguồn nhân lực là mấu chốt quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Bên cạnh đó cần phải đầu tƣ nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại nhằm triển khai đƣợc các sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại nhằm tăng doanh thu dịch vụ ngân hàng. Theo tác giả, công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị là phƣơng thức hỗ trợ đắc lực cho việc cạnh tranh của ngân hàng với mục tiêu quảng bá sản phẩm tăng số lƣợng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm tăng nguồn thu dịch vụ lên cao. Nhƣ vậy theo tác giả thì doanh thu dịch vụ ngân hàng cũng có tác động cùng chiều với các yếu tố công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị.
Đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển chi nhánh Quảng Trị” của tác giả Lê Thị Tuyết Anh (Luận văn thạc sĩ năm
2012). Tác giả đã trình bày các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển sản phẩm dịch vụ bao gồm các yếu tố nhƣ đã trình bày trong các đề tài trên: nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, môi trƣờng pháp lý. Hơn thế nữa, tác giả đã nhấn mạnh đến yếu tố đối thủ cạnh tranh nhƣ: các công ty Bảo hiểm, công ty tài chính, Bƣu điện,…là các đối thủ chia sẽ đáng kể thị phần về sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thƣơng mại. Nếu số lƣợng đối thủ cạnh tranh trên địa bàn càng tăng thì thị phần sản phẩm dịch vụ của mỗi NHTM sẽ giảm, dẫn đến khả năng doanh thu dịch vụ sẽ giảm. Luận văn Thạc sĩ kinh tế năm 2010 của tác giả Lê Minh Thanh Nguyệt với đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam” đã nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hƣởng đến phát triển sản phẩm dịch vụ đó là nguồn nhân lực. Cần có nguồn nhân lực chất lƣợng cao, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giao tiếp và ứng xử hay làm hài lòng khách hàng. Để phát triển dịch vụ ngân hàng cần phải có hạ tầng công nghệ mạnh, hiện đại để có thể triển khai đầy đủ và hiệu quả tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm tăng doanh thu dịch vụ. Ngoài các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ: môi trƣờng pháp lý, mạng lƣới chi nhánh; tác giả còn đề cập đến yếu tố trình độ dân trí, thói quen và phong tục tập quán của dân cƣ cũng ảnh hƣởng đến phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Nhƣ vậy nguồn nhân lực và công nghệ thông tin cũng đã đƣợc tác giả xác định là các yếu tố tác động đến phát triển sản phẩm dịch vụ nhằm tăng doanh thu dịch vụ của ngân hàng.
Tác giả Lƣơng Huỳnh Anh Thƣ (Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2010 với đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận) cũng đã kết luận các yếu tố nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, quy mô ngân hàng, quảng cáo tiếp thị cũng là các yếu tố tác động đến phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm tăng doanh thu dịch vụ, nâng cao tỉ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng nguồn thu của ngân hàng, qua đó cho thấy rằng các yếu tố này tác động tỉ lệ thuận với tăng trƣởng doanh thu dịch vụ ngân hàng. Ngoài các yếu tố trên, tác giả cũng đề cập đến một số yếu tố khác cũng ảnh hƣởng đến phát triển sản
phẩm dịch vụ nhƣ: hành làng pháp lý, giá cả sản phẩm dịch vụ và mạng lƣới hoạt động của ngân hàng.
DeYoung and Rice (2004) đã đƣa ra mô hình hồi quy nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng, mô hình đó là:
Y = β1+ β2R + β3P + β4A + β5N + β6C + β7T + μ
Trong đó: biến Y (thu nhập ngoài lãi ) là biến phụ thuộc. Các biến độc lập gồm có: R là hiệu quả hoạt động ngân hàng, đƣợc đo bằng ROA; P đo bằng chi phí hoạt động/ tổng tài sản; A là tổng tài sản nƣớc ngoài đầu tƣ; N là số lƣợng chi nhánh các NHTM; C đo bằng nguồn vốn/tổng tài sản và T là công nghệ hiện đại (số lƣợng máy ATM).
Luận văn Thạc sĩ kinh tế năm 2011 của Peter Katsibayo Kagumya với đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thƣơng mại tại UGANDA, tác giả đã chạy mô hình hồi quy của DeYoung and Rice (2004), dữ liệu gồm có 32 quan sát của các NHTM tại UGANDA từ năm 2000 đến năm 2007. Kết quả chạy mô hình hồi quy:
Y= -0,038 + 135,90R -2.875,90P- 0,026A + 6,84N + 342,07C– 0,015T
Kết quả trên cho thấy thu nhập ngoài lãi tác động cùng chiều với số lƣợng các chi nhánh NHTM, tác động ngƣợc chiều với tổng tài sản nƣớc ngoài đầu tƣ và công nghệ hiện đại.
2.2.3. 2. Các yếu tố ảnh hƣởng
Đề tài nghiên cứu “Yếu tố ảnh hƣởng đến doanh thu dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bạc Liêu” chủ yếu tập trung nghiên cứu doanh thu dịch vụ của ngân hàng, nghiên cứu những yếu tố tác động đến doanh thu dịch vụ của ngân hàng. Đề tài nghiên cứu có không gian và thời gian mới hoàn toàn đó là nghiên cứu tại Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2007 đến 2014. Doanh thu dịch vụ ngân hàng chịu ảnh hƣởng của rất nhiều các yếu tố tác động làm tăng hoặc giảm doanh thu dịch vụ hàng năm . Tuy nhiên với kiến thức hạn hẹp của mình và trong khoảng thời gian nghiên cứu ngắn, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu một số yếu tố chủ yếu, quan trọng tác động đến doanh thu dịch vụ của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu.
a. Tổng tài sản
Theo Rose (2001), quy mô (thƣờng đƣợc đo thƣờng đƣợc đo bằng tổng tài sản, tiền gửi hay vốn chủ sở hữu) có một ảnh hƣởng rất lớn đến các chỉ tiêu hoạt động cũng nhƣ khả năng về sinh lời của ngân hàng. Tổng tài sản của các ngân hàng thƣơng mại tăng dần qua mỗi năm nhiều hay ít chủ yếu phụ thuộc vào việc tăng trƣởng dƣ nợ cho vay hoặc đầu tƣ vào tài sản cố định, mua sắm máy móc thiết bị. Tổng tài sản càng lớn, uy tín ngân hàng càng nhiều, niềm tin của khách hàng vào ngân hàng càng cao, khách hàng có xu hƣớng sử dụng dịch vụ ngân hàng này nhiều hơn, doanh thu dịch vụ ngân hàng tăng. Nhƣ vậy, tổng tài sản có tác động cùng chiều đến doanh thu dịch vụ ngân hàng.
b. Nguồn nhân lực
Để tăng doanh thu dịch vụ ngân hàng thì nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cần phải có nguồn nhân lực chất lƣợng cao, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng.
c. Công nghệ thông tin:
Cơ sở hạ tầng công nghệ đƣợc xem nhƣ là xƣơng sống để phát triển dịch vụ ngân hàng, một ngân hàng muốn phát triển dịch vụ cần có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đủ mạnh mới có thể triển khai đầy đủ và hiệu quả tất cả các dịch vụ ngân hàng. Một ngân hàng sử dụng hệ thống CoreBanking có dữ liệu tập trung là cơ sở để ngân hàng triển khai và phát triển các sản phẩm dịch vụ. Các ngân hàng sử dụng công nghệ lạc hậu có dữ liệu phân tán sẽ không thể phát triển và mở rộng sản phẩm dịch vụ đƣợc.
d. Tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị
Song song với công tác đào tạo nguồn nhân lực, phát triển công nghệ thông tin thì tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm dịch vụ là mảng không kém phần quan
trọng để tăng doanh thu dịch vụ ngân hàng, bởi vì một sản phẩm - dịch vụ khi đã hoàn thiện và đƣa ra thị trƣờng nếu không làm tốt công tác giới thiệu, quảng bá thì sản phẩm dịch vụ đó khó có thể đƣợc khách hàng đón nhận và sử dụng.
e. Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh giữa các NHTM, các tổ chức phi ngân hàng (công ty bảo hiểm, tiết kiệm bƣu điện, các doanh nghiệp kinh doanh vàng,…) trên địa bàn diễn ra ngày càng khốc liệt. Thị phần về dịch vụ của ngân hàng liên tục thay đổi hàng năm, mỗi năm thị phần dịch vụ của các ngân hàng có nguy cơ bị giảm dần vì số lƣợng đối thủ cạnh tranh trên địa bàn ngày càng tăng làm thị phần dịch vụ bị chia nhỏ, dẫn đến doanh thu dịch vụ ngân hàng cũng giảm theo.
f. Các yếu tố khác
▪ Năng lực quản lý, điều hành
Năng lực quản lý, điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc mang lại lợi nhuận tối ƣu và an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng. Các công cụ và cách thức quản lý điều hành của NHTM cần đáp ứng tiêu chuẩn của một NHTM hiện đại. Chiến lƣợc kinh doanh của các NHTM phải đầu tƣ theo chiều rộng và cả chiều sâu theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin, theo dõi