Sự cần thiết đầu tƣ phát triển sản phẩm dịch vụ nhằm tăng doanh thu dịch vụ là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bạc liêu (Trang 38 - 43)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3. Sự cần thiết đầu tƣ phát triển sản phẩm dịch vụ nhằm tăng doanh thu dịch vụ là

vụ là hƣớng đi vững chắc trong hoạt động ngân hàng

2.3.1. Cơ cấu thu nhập của ngân hàng một số nƣớc

Đối với phần lớn ngân hàng Việt Nam, nguồn thu nhập chính vẫn là thu nhập lãi thuần, chiếm khoảng 86% tổng thu nhập, còn lại là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi chiếm khoảng 14%.

Bảng 2.1. Thu nhập lãi thuần và ngoài lãi của ngân hàng các nƣớc năm 2012 Quốc gia Tỷ lệ thu nhập từ lãi Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi

Việt Nam 86% 14% Trung Quốc 79% 21% Úc 67% 33% Thái Lan 64% 36% Singapore 60% 40% Nguồn: KPMG (2013)

Trong khi đó hai nƣớc trong khu vực ASEAN gần Việt Nam nhất là Singapore và Thái Lan có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi lần lƣợt là 40% và 36%. Tỷ lệ thu nhập ngoài

các ngân hàng Việt Nam. Điều này cho chúng ta thấy rõ rằng hoạt động của các ngân hàng Việt Nam vẫn chƣa đa dạng hóa và phát triển bằng nƣớc bạn, chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng.

2.3.2. Vì sao cần tăng doanh thu dịch vụ ngân hàng

Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt với hai hoạt động kinh doanh chính là hoạt tín dụng và và hoạt động dịch vụ, trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống đã đƣợc các ngân hàng khai thác một cách triệt để, còn hoạt động dịch vụ chƣa đƣợc nhiều NHTM quan tâm đầu tƣ đúng mức. Trong khi đó hoạt động dịch vụ nếu đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển sẽ mang lại khoản thu nhập lớn với rủi ro thấp nhất. Điều này cũng đã đƣợc thể hiện rõ ràng trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 09 ngân hàng đƣợc niêm yết trên Thị trƣờng Chứng khoán năm 2012:

Hình 2.1. Thu nhập từ lãi và ngoài lãi của 09 ngân hàng năm 2012

Nguồn: VPBS (2014)

Các ngân này có tỷ lệ doanh thu từ lãi/tổng doanh thu hoạt động ngân hàng (phần tô đậm trên hình) xoay quanh con số 80%, số còn lại là tỷ lệ doanh thu ngoài lãi chiếm tỷ lệ thấp. Điều này chứng tỏ cơ cấu về thu nhập giữa thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi chƣa hợp lý, các ngân hàng thƣơng mại quá tập trung cho công tác tín dụng trong tổng thể hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ doanh thu từ lãi quá chênh lệch so với tỷ lệ doanh thu ngoài lãi, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro

lớn khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn, không thể tiếp tục phát triển, thu nhập hoạt động của ngân hàng sẽ giảm vì doanh thu từ lãi giảm trong khi đó hoạt động dịch vụ còn yếu, doanh thu dịch vụ không đủ sức để bù lại khoản giảm này, tình hình tài chính của ngân hàng sẽ sụt giảm nhiều.

Hình 2.2. Tổng huy động và tín dụng Hình 2.3. Tăng trƣởng hàng năm (Nghìn tỷ VND) của tổng huy động và tín dụng (Nghìn tỷ VND) của tổng huy động và tín dụng

Nguồn: VPBS (2014)

Chúng ta thấy từ năm 2011 đến 2013, tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong ba năm này giảm đáng kể. Tăng trƣởng tín dụng năm 2012 chỉ đạt 9,14%. Trong ba quý đầu năm 2013, tăng trƣởng tín dụng chỉ đạt 6,87%, thấp hơn nhiêu chỉ tiêu 12% của NHNN đặt ra, và chậm hơn nhiều so với sự tăng trƣởng huy động. Lần đầu tiên từ năm 2000, tỷ lệ tín dụng/ huy động của toàn hệ thống ngân hàng rơi xuống thấp hơn một (đạt 0,94 vào Quý 3/2013). Tín dụng không tăng trƣởng đƣợc và chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra thấp là nguyên nhân làm doanh thu từ lãi sẽ giảm, một số ngân hàng buộc phải áp dụng thu một số khoản phí nhƣ: phí thẩm định, phí thu xếp vốn, phí định giá tài sản đảm bảo, phí giải ngân, phí rút tiền mặt từ tài khoản tiền vay dẫn đến vi phạm những quy định của NHNN trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, những năm gần đây nợ xấu tăng cao dẫn đến trích lập dự phòng nợ rủi ro nhiều làm thu nhập ngân hàng giảm.

Hình 2.4. Trích lập dự phòng nợ rủi ro của 09 ngân hàng niêm yết Đơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng

.

(

Nguồn: Hoàng Anh (2015)

Hầu hết các ngân hàng đều tăng mức trích lập dự phòng trong năm 2014. Đặc biệt Eximbank, SHB và NVB có mức trích lập dự phòng tăng mạnh trong năm 2014. SHB từ mức hoàn nhập dự phòng 493 tỷ trong năm 2013 thì năm 2014 đã trích lập 638 tỷ. Eximbank, NVB thì tăng mức trích lập gần 3 lần so với năm 2013 dẫn tới lợi nhuận sụt giảm mạnh.

Bảng 2.2. Nợ xấu của 09 ngân hàng thƣơng mại niêm yết

Nợ xấu 2010 2011 2012 2013 2014 BID 2,60% 2,80% 2,77% 2,26% 1,92% CTG 1,27% 0,74% 1,46% 1,00% 1,12% VCB 2,91% 2,10% 2,26% 2,73% 2,31% ACB 1,07% 0,89% 2,50% 3,03% 2,18% SHB 1,40% 2,20% 8,51% 4,06% 2,03% STB 0,52% 0,57% 1,89% 1,46% 1,19% EIB 1,40% 1,61% 1,32% 1,98% 2,46% MBB 1,30% 1,59% 1,86% 2,46% 2,87% NVB 2,20% 2,92% 5,60% 6,07% 2,52%

Từ năm 2010 đến năm 2013 nợ xấu tại các NHTM hầu hết dƣới mức 3%, tuy nhiên có 02 ngân hàng là SHB và NVB có nợ xấu tăng cáo (SHB: năm 2012 là 8,51% và năm 2013 là 4,06%; NVB: năm 2012 là 5,60% và năm 2013 là 6,07%). Năm 2014 nợ xấu có giảm thấp hơn so với năm 2013, tuy nhiên nợ xấu tăng đối với 03 ngân hàng là CTG, EIB, MBB. Tuy vậy, CTG vẫn có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong hệ thống ngân hàng, đạt 1,12%. EIB trong năm 2014 có nợ xấu tăng cao cùng với việc trích lập dự phòng rủi ro nhiều nên thu nhập đã giảm mạnh.

Thực tế nợ xấu tiềm ẩn tại các ngân hàng thƣơng mại là lớn hơn nhiều so với con số báo cáo, con số này có thể lớn gấp hai lần (Nhật Minh, 2012). Mặc khác giải pháp xử lý nợ xấu bằng cách bán nợ xấu cho VAMC chỉ là giải pháp tình huống, tạm thời chƣa xử lý triệt để tình trạng nợ xấu đang tồn tại ở các ngân hàng thƣơng mại (Hà Tâm, 2015). Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thì nợ xấu trong năm 2015 có khả năng gia tăng bởi vì Thông tƣ 09 về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ngân hàng buộc các ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo Thông tƣ này bắt đầu từ quý II/2015 (Kim Tiền, 2015). Do đó, nhiều khả năng các kết quả phân loại này sẽ làm nợ xấu của các ngân hàng tăng lên và điều này sẽ làm các khoản trích lập dự phòng tăng theo, khiến lợi nhuận các ngân hàng giảm xuống. Froot và Stein(1998) cho rằng đa dạng hóa là cách phòng vệ để chống lại rủi ro vỡ nợ và giảm sự xuất hiện của khủng hoảng tài chính; Thu nhập ngoài lãi có thể giảm các biến động mang tính chu kỳ của lợi nhuận do lợi nhuận từ các hoạt động của ngân hàng không tƣơng quan hoàn hảo (Carlson, 2004). Nguyễn Thị Cành (2015) đã khẳng định: Để nâng cao lợi nhuận của mình các ngân hàng cần phải không ngừng mở rộng sang các hoạt động khác, nhất là hoạt động dịch vụ bên cạnh hoạt động tín dụng. Đây chính là xu thế phát triển tất yếu của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, cạnh tranh trong ngành ngày càng quyết liệt.

Qua việc phân tích các nội dung trên, tác giả mong muốn các NHTM quan tâm đến việc đầu tƣ phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng nhằm tăng dần doanh thu dịch vụ, nâng cao tỉ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu của ngân hàng, giảm dần phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bạc liêu (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)