Giải thích các yếu tố không ảnh hƣởng đến doanh thu dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bạc liêu (Trang 70)

4.5.1. Đối thủ cạnh tranh

Kết quả hồi quy cho thấy, đối thủ cạnh tranh không tác động đến doanh thu dịch vụ, trái với cơ sở lý thuyết ở chƣơng 2. Để lý giải điều này tác giả cho rằng, theo lý thuyết thị phần của NHTM sẽ bị chia nhỏ khi số lƣợng đối thủ cạnh tranh ngày một tăng, doanh thu dịch vụ ngày một giảm. Nhƣng trong thực tế, doanh thu dịch vụ của các NHTM tăng khi số đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều. Bởi vì, mặc dù số lƣợng chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM khác có mặt trên địa bàn nhiều nhƣng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng càng tăng nhanh hơn nhiều. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng, đặc biệt là triển khai thành công hệ thống Corebanking của các NHTM đã tạo ra một bƣớc ngoặc lớn trong phát triển dịch vụ ngân hàng nhất là việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, từ đó giúp cho khách hàng có điều kiện thuận lợi hơn khi sử dụng các tiện ích về dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Vì thế, đối thủ cạnh tranh không có ý nghĩa thống kê khi xem xét tác động của nó tới doanh thu dịch vụ ngân hàng. 4.5.2. Tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị

Kết quả hồi quy cho thấy, công tác tuyên truyền quảng cáo tiếp thị không tác động đến doanh thu dịch vụ ngân hàng mặc dù kết quả về dấu tuân theo cơ sở lý thuyết ở chƣơng 2.

Các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hàng năm đã dành một khoản chi khá lớn cho tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm dịch vụ của mình, họ kỳ vọng rằng thông qua quảng cáo, tiếp thị thì sản phẩm phẩm dịch vụ của họ sẽ đƣợc nhiều khách hàng biết đến, đón nhận và sử dụng nó. Từ đó sẽ giúp cho ngân hàng tăng doanh thu dịch vụ năm sau cao hơn năm trƣớc. Nhƣng thực tế xảy ra lại không đúng nhƣ vậy, hầu hết khách hàng chỉ thích chọn một ngân hàng duy nhất để giao dịch, đặc biệt là đối với đối tƣợng khách hàng là hộ nông dân, họ luôn trung thành với ngân hàng mà họ đã giao dịch từ lâu đời ví dụ nhƣ Agribank, là ngƣời bạn

đồng hành cùng ngƣời nông dân từ những năm 1988. Dó đó dù cho chi phí bỏ ra cho tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị của các NHTM nhiều hay ít cũng không làm thay đổi việc chọn lựa ngân hàng giao dịch của khách hàng.

Mặc khác việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động ngân hàng giúp cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của NHTM này sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu so sánh với sản phẩm dịch vụ của NHTM khác cung cấp. Vì vậy, với lợi thế đó nên Vietcombank Bạc Liêu luôn có doanh thu dịch vụ hàng năm rất cao mặc dù chi phí cho quảng cáo, tiếp thị sản phẩm dịch vụ là thấp nhất trong các NHTM trên địa bàn. Từ những nguyên nhân trên cơ bản đã giải thích đƣợc vì sao tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lại không có ý nghĩa thống kê khi xem xét tác động của nó tới doanh thu dịch vụ ngân hàng.

Tóm tắt chƣơng 4: Mô hình hồi quy REM phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và đã đƣợc tác giả chọn để chạy hồi quy. Kết quả hồi quy cho thấy với mức ý nghĩa 1% các biến ASSET, HUMAN và TECHNO đều có ý nghĩa thống kê. Các biến COST và COMPET không có ý nghĩa thống kê. Do vậy tác giả kết luận mô hình cốt lõi bao gồm những yếu tố tác động mạnh nhất đến doanh thu dịch vụ ngân hàng là ASSET, HUMAN và TECHNO. Giá trị R2 = 0,898917 cho thấy các biến giải thích của mô hình cốt lõi ảnh hƣởng 89,89% đến biến phụ thuộc là doanh thu dịch vụ ngân hàng; 10,11% còn lại là ảnh hƣởng từ nhiễu và các yếu tố khác ngoài mô hình. Cuối cùng tác giả đã phân tích kết quả hồi quy dựa trên cơ sở lý thuyết và hiểu biết về thực trạng hoạt động ngân hàng để phân tích sự ảnh hƣởng của các yếu tố trong mô hình cốt lõi: tổng tài sản, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin, đồng thời lý giải tại sao các yếu tố đối thủ cạnh tranh và quảng cáo, tiếp thị không tác động đến doanh thu dịch vụ ngân hàng.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Chương cuối cùng sẽ tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu, từ đó nêu ra những chính sách dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã khẳng định được, đồng thời nêu ra những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.

5.1. Kết luận

Đề tài luận văn tốt nghiệp “Yếu tố ảnh hƣởng đến doanh thu dịch vụ tại Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu” đƣợc thực hiện với mục đích làm thấy rõ sự cần thiết đầu tƣ phát triển sản phẩm dịch vụ nhằm tăng doanh thu dịch vụ của các NHTM là hƣớng đi đúng và vững chắc của các NHTM nói chung và của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Để tăng doanh thu dịch vụ, ta cần xác định đƣợc các yếu tố chính, cốt lõi tác động đến doanh thu dịch vụ. Vì thế tác giả đã thu thập và xử lý dữ liệu của 11 NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu từ năm 2007 đến năm 2014 để thực hiện chạy mô hình hồi quy REM, đó là mô hình phù hợp nhất với dữ liệu nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố chính, cốt lỗi tác động đến doanh thu dịch vụ ngân hàng gồm có: tổng tài sản, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin; còn các yếu tố đối thủ cạnh tranh, quảng cáo và tiếp thị không tác động đến doanh thu dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về các yếu tố tác động đến doanh thu dịch vụ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nói riêng và hệ thống NHTM nói chung. Từ đó phần nào giúp Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu định hƣớng xây dựng chiến lƣợc phát triển sản phẩm dịch vụ, chú trọng đến tăng doanh thu sản phẩm dịch vụ đƣợc xem là hƣớng đi đúng đắn và bền vững đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu trên đã góp phần giúp cho các nhà quản trị của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có điều kiện tự đánh giá, so sánh kết quả hoạt động sản phẩm dịch vụ của chính mình với các NHTM khác trên địa bàn thông qua bảng số liệu thu thập đƣợc và kết quả chạy mô hình hồi quy. Từ đó biết đƣợc hoạt động sản phẩm dịch vụ của mình đang đứng ở vị trí nào và quan trọng là biết cần phải làm gì để tăng doanh thu dịch vụ trong những năm kế tiếp. Cuối cùng tác mong muốn các NHTM cần có một cơ cấu thu nhập hợp lý để giảm thiểu rủi ro từ hoạt động tín dụng, đảm bảo cho lợi nhuận ngân hàng luôn tăng trƣởng bền vững.

5.2. Kiến nghị

Dựa vào những kết luận ở trên, cùng với tình hình thực tế về hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu, luận văn đƣa ra những kiến nghị nhƣ sau: Thứ nhất: Tăng tổng tài sản hiện nay của ngân hàng chủ yếu là từ tăng trƣởng dƣ nợ. Trƣớc tình hình kinh tế thế giới còn đang suy thoái, doanh nghiệp trong nƣớc hoạt động cầm chừng, sản xuất đình đốn, hàng hóa tồn kho nhiều không bán đƣợc do sức mua ngƣời tiêu dùng giảm, nợ xấu tăng cao chƣa có hƣớng xử lý triệt để. Vì vậy tăng dƣ nợ là vấn đề khó khăn mà các NHTM đang phải đau đầu để giải bài toán này. Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì không muốn mở rộng thêm sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận tăng thêm không nhiều, trái lại các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, nợ ngân hàng nhiều có khả năng chuyển nợ xấu cao thì muốn vay thêm nợ để trả nợ gốc và nợ lãi. Tuy nhiên hoạt động vay nợ này dễ bị phát hiện và là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động ngân hàng, nên các doanh nghiệp sẽ sử dụng hình thức vay từ ngân hàng khác để trả nợ cho ngân hàng mà doanh nghiệp đang vay.

Chính vì thế để cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, ngân hàng cần thực hiện thẩm định dự án hoặc phƣơng án kinh doanh của doanh nghiệp một cách cẩn thận, đảm bảo dự án, phƣơng án đó thật sự hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và có nguồn để trả nợ ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng cần xem xét các thông tin từ CIC, thông tin từ địa phƣơng nơi doanh nghiệp hoạt động và thông tin

từ các đối tác của doanh nghiệp nhằm tổng hợp đƣợc nguồn thông tin thật chính xác về hoạt động của doanh nghiệp để có quyết định đúng đắn trong việc cho vay khách hàng.

Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay, ngân hàng nên tăng mức đầu tƣ cho các đối tƣợng là hộ nông dân, khách hàng vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Đối với hộ nông dân thì đây là đối tƣợng khách hàng có thiện chí trả nợ cao nhất, thu nhập theo vụ mùa khá ổn định, do đó đối tƣợng khách hàng này luôn trả nợ ngân hàng đúng hạn. Ngƣời nông dân khi bị thiên tai bão lũ, mùa màng thất bát họ mới không có khả năng trả nợ, tuy nhiên khi có nguồn thu nhập khác họ lại nghĩ đến trách nhiệm phải trả nợ ngân hàng. Mặt khác Nhà nƣớc luôn có chính sách hỗ trợ cho ngƣời nông dân vay vốn khi bị thiên tai, lũ lụt nên khả năng ngân hàng thu đƣợc nợ từ đối tƣợng này là chắc chắn. Đối với đối tƣợng vay tiêu dùng công nhân viên thì đây là đối tƣợng có khả năng trả nợ ngân hàng cao. Thu nhập hàng tháng của các đối tƣợng này chủ yếu từ lƣơng mang tính ổn định cao. Ngoài ra khi đối tƣợng công nhân viên nghỉ việc hoặc nghỉ hƣu thì họ cũng có nguồn thu từ Bảo hiểm chi trả cho họ, ngân hàng có thể phối hợp với đơn vị nơi khách hàng công tác để thu dứt điểm các khoản nợ vay ngân hàng trƣớc khi khách hàng nghỉ việc hoặc nghỉ hƣu vì trƣớc khi vay lãnh đạo đơn vị có ký cam kết bảo lãnh khoản vay với ngân hàng. Đặc biệt khi cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy hải sản, thì tài sản thế chấp là hàng tồn kho dễ xảy ra rủi ro nhất, do việc kiểm tra giám sát hàng tồn kho rất khó thực hiện vì kho thủy sản đặt ở xa nơi cho vay, kho lạnh dƣới 0o C nên cán bộ ngân hàng khó có thể giám sát và kiểm tra hàng tồn kho có đúng theo báo cáo của doanh nghiệp hay không. Nhiều khi kho rỗng không mà trên báo cáo hàng tồn kho còn rất lớn cho đến khi doanh nghiệp bị phá sản mới vỡ lẽ thì đã muộn, không còn tài sản thế chấp để xử lý nợ vay của khách hàng.

Thứ hai: Đảm bảo cân đối nguồn vốn huy động và cho vay theo nguyên tắc có tăng trƣởng nguồn vốn mới tăng trƣởng cho vay. Vì huy động vốn không đủ nguồn cho

vay, khi đó ngân hàng phải vay vốn từ Hội sở chính của ngân hàng hoặc vay từ các tổ chức tín dụng khác với lãi suất cao dẫn đến chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra thấp, thậm chí là lỗ khi cho vay. Chỉ có duy nhất nguồn vốn từ huy động mới tạo ra đƣợc mức chênh lệch lãi suất đảm bảo lợi nhuận cho hoạt động ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động cao hơn nhiều so với cho vay thì ngân hàng sẽ dƣ nguồn, phần nguồn vốn dƣ sẽ cho Hội sở chính ngân hàng vay với lãi suất thấp hoặc đầu tƣ chứng khoán, giấy tờ có giá của các tổ chức khác. Việc sử dụng nguồn vốn nhƣ thế không mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho ngân hàng và có thể làm tăng thêm rủi ro từ hoạt động đầu tƣ bên ngoài. Vì vậy ngân hàng cần có kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn sao cho phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo tài chính cho đơn vị.

Thứ ba: Đối với nguồn nhân lực, đây là yếu tố hết sức quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhƣng hiện nay nguồn nhân lực tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đƣợc đánh giá là rất thấp so với các sở ban ngành khác trên địa bàn nhƣ: ngành giáo dục, ngành y tế,..hầu hết các sở ban ngành, cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là khá nhiều thì ngƣợc lại tại các NHTM, cán bộ có trình độ thạc sĩ rất ít, cả hệ thống NHTM trên địa bàn chỉ có vài cán bộ có trình độ thạc sĩ, thậm chí nhiều NHTM đến nay trình độ cán bộ chỉ tốt nghiệp đại học.

Thực tế tại các NHTM còn có rất nhiều cán bộ học trái ngành nghề, chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng hoặc chuyên ngành kinh tế, vì vậy cán bộ chƣa am hiểu về lĩnh vực đang phụ trách, làm theo lối mòn ngƣời đi trƣớc chỉ ngƣời đi sau, không tuân thủ bám sát quy trình nghiệp vụ dẫn đến vi phạm, sai phạm làm thất thoát tài sản ngân hàng và ảnh hƣởng đến uy tín của cả hệ thống ngân hàng. Tại một số NHTM, lãnh đạo đơn vị còn có tƣ tƣởng khi tuyển dụng chỉ cần tuyển những sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và không quan tâm đến trình độ tin học ngoại ngữ mà chỉ cần đến hình dáng bên ngoài kha khá là đƣợc tuyển dụng, vì họ cho rằng những ngƣời tốt nghiệp đại học, trên đại học sẽ không

làm việc cố định tại ngân hàng, khi có công việc nào đó tốt hơn thì họ bỏ ngân hàng mà đi; mặt khác tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh nghèo, không có khách hàng là ngƣời nƣớc ngoài thì cần chi trình độ ngoại ngữ. Chính những suy nghĩ đó mà các ngân hàng không chú trọng đến tuyển dụng cán bộ có trình độ cao, thông thạo ngoại ngữ tin học.

Thực ra, ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao, đƣợc đào tạo bài bản thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao, sự hiểu biết chuyên sâu về nghiệp vụ giúp cho cán bộ ngân hàng tuân thủ quy trình nghiệp vụ, biết sáng tạo cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin càng nhiều vào hoạt động ngân hàng. Đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi sẽ tham mƣu giúp cho lãnh đạo ngân hàng xây dựng đƣợc các chiến lƣợc kinh doanh khả thi đạt hiệu quả cao, mang lại lợi nhuận tối đa cho đơn vị. Cán bộ thông thạo về tin học ngoại ngữ sẽ có khả năng tự nghiên cứu tài liệu bằng tiếng Anh trên mạng Internet của các Nhà kinh tế, của các tác giả trong và ngoài nƣớc trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng sẽ giúp đƣợc lãnh đạo ngân hàng giải quyết đƣợc những bài toán khó về tăng trƣởng dƣ nợ, tăng huy động vốn, tối đa hóa lợi nhuận hàng năm của đơn vị bằng cách đƣa ra những giải pháp phù hợp xử lý những khó khăn, tồn tại trong hoạt động ngân hàng.

Vì vậy các NHTM cần tuyển dụng đội ngũ chuyên gia giỏi phụ trách một số mảng quan trọng trong hoạt động ngân hàng; Thƣờng xuyên đƣa đội ngũ cán bộ nhân viên đi đào tạo và đào tạo lại kiến thức về Tài chính- Ngân hàng giúp cho cán bộ cập nhật đƣợc kiến thức mới, hiện đại nhằm áp dụng kiến thức này vào công việc đang đảm nhận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao. Khuyến khích, động viên cán bộ tự tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách tham gia học các lớp văn bằng 2, học Thạc sĩ, Tiến sĩ vào các ngày Thứ bảy, Chủ Nhật. Có chính sách đãi ngộ cán bộ có trình độ cao nhƣ bố trí vị trí công tác, tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bạc liêu (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)