Nợ xấu của 09 ngân hàng thƣơng mại niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bạc liêu (Trang 41 - 45)

Nợ xấu 2010 2011 2012 2013 2014 BID 2,60% 2,80% 2,77% 2,26% 1,92% CTG 1,27% 0,74% 1,46% 1,00% 1,12% VCB 2,91% 2,10% 2,26% 2,73% 2,31% ACB 1,07% 0,89% 2,50% 3,03% 2,18% SHB 1,40% 2,20% 8,51% 4,06% 2,03% STB 0,52% 0,57% 1,89% 1,46% 1,19% EIB 1,40% 1,61% 1,32% 1,98% 2,46% MBB 1,30% 1,59% 1,86% 2,46% 2,87% NVB 2,20% 2,92% 5,60% 6,07% 2,52%

Từ năm 2010 đến năm 2013 nợ xấu tại các NHTM hầu hết dƣới mức 3%, tuy nhiên có 02 ngân hàng là SHB và NVB có nợ xấu tăng cáo (SHB: năm 2012 là 8,51% và năm 2013 là 4,06%; NVB: năm 2012 là 5,60% và năm 2013 là 6,07%). Năm 2014 nợ xấu có giảm thấp hơn so với năm 2013, tuy nhiên nợ xấu tăng đối với 03 ngân hàng là CTG, EIB, MBB. Tuy vậy, CTG vẫn có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong hệ thống ngân hàng, đạt 1,12%. EIB trong năm 2014 có nợ xấu tăng cao cùng với việc trích lập dự phòng rủi ro nhiều nên thu nhập đã giảm mạnh.

Thực tế nợ xấu tiềm ẩn tại các ngân hàng thƣơng mại là lớn hơn nhiều so với con số báo cáo, con số này có thể lớn gấp hai lần (Nhật Minh, 2012). Mặc khác giải pháp xử lý nợ xấu bằng cách bán nợ xấu cho VAMC chỉ là giải pháp tình huống, tạm thời chƣa xử lý triệt để tình trạng nợ xấu đang tồn tại ở các ngân hàng thƣơng mại (Hà Tâm, 2015). Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thì nợ xấu trong năm 2015 có khả năng gia tăng bởi vì Thông tƣ 09 về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ngân hàng buộc các ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo Thông tƣ này bắt đầu từ quý II/2015 (Kim Tiền, 2015). Do đó, nhiều khả năng các kết quả phân loại này sẽ làm nợ xấu của các ngân hàng tăng lên và điều này sẽ làm các khoản trích lập dự phòng tăng theo, khiến lợi nhuận các ngân hàng giảm xuống. Froot và Stein(1998) cho rằng đa dạng hóa là cách phòng vệ để chống lại rủi ro vỡ nợ và giảm sự xuất hiện của khủng hoảng tài chính; Thu nhập ngoài lãi có thể giảm các biến động mang tính chu kỳ của lợi nhuận do lợi nhuận từ các hoạt động của ngân hàng không tƣơng quan hoàn hảo (Carlson, 2004). Nguyễn Thị Cành (2015) đã khẳng định: Để nâng cao lợi nhuận của mình các ngân hàng cần phải không ngừng mở rộng sang các hoạt động khác, nhất là hoạt động dịch vụ bên cạnh hoạt động tín dụng. Đây chính là xu thế phát triển tất yếu của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, cạnh tranh trong ngành ngày càng quyết liệt.

Qua việc phân tích các nội dung trên, tác giả mong muốn các NHTM quan tâm đến việc đầu tƣ phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng nhằm tăng dần doanh thu dịch vụ, nâng cao tỉ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu của ngân hàng, giảm dần phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.

2.4. Phân tích doanh thu của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu. 2.4.1. Khái quát về Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu 2.4.1. Khái quát về Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu

Năm 1997 tỉnh Minh Hải đƣợc tách ra thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Bạc Liêu có diện tích tự nhiên là 2.594 km2, Bạc Liêu hiện nay gồm có 01 thành phố, 01 thị xã và 05 huyện. Dân số toàn tỉnh là 856.250 ngƣời, trong đó dân số nông thôn 561.000 ngƣời, chiếm 74,4% tổng dân số của tỉnh. Bạc Liêu là tỉnh ven biển, có vùng nƣớc mặn - lợ ven bờ với tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản, Bạc Liêu có nhiều cửa sông lớn nhƣ Gành Hào, Cái Cùng, Chùa Phật, Nhà Mát là nơi có khả năng phát triển nghề cá và du lịch rất tốt. Vị trí của Bạc Liêu có lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản, du lịch, dịch vụ; đồng thời rất thuận lợi trong giao thƣơng với các tỉnh trong khu vực kể cả về đƣờng bộ và đƣờng thủy. Theo số liệu báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) ƣớc đạt 13.408 tỷ đồng (giá cố định 1994), đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và tăng 12% so với năm 2013 (theo giá 2010, ƣớc tăng 6,1%). Trong đó: khu vực nông nghiệp đạt 5.654 tỷ đồng, tăng 8,21%; khu vực công nghiệp và xây dựng 3.268 tỷ đồng, tăng 14,03%; khu vực dịch vụ 4.486 tỷ đồng, tăng 15,61% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: khu vực nông nghiệp chiếm 49,70%, công nghiệp - xây dựng chiếm 24,71% và dịch vụ chiếm 25,59% trong GDP. Tổng sản phẩm (GDP) bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 39,33 triệu đồng / ngƣời. Tổng thu trong cân đối ngân sách Nhà nƣớc năm 2014 ƣớc thực hiện là 1.285 tỷ đồng, đạt 101,98% dự toán, bằng 102,07% cùng kỳ. Tổng chi trong cân đối ngân sách Nhà nƣớc ƣớc thực hiện 3.427 tỷ đồng, đạt 103,97% dự toán, bằng 88,3% cùng kỳ.

Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu đƣợc thành lập theo quyết định số 575/QĐ- NHNo-02 ngày 16/12/1996 của Tổng Giám đốc Agribank, trên cơ sở đƣợc tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Minh Hải cũ. Thời điểm hoạt động chính thức từ ngày 01/01/1997. Mạng lƣới giao dịch Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu gồm có 17 điểm giao dịch: 01 Hội sở tỉnh, 07 chi nhánh loại huyện, thị và 09 Phòng giao dịch trực thuộc. Là một NHTM lớn nhất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cả về quy mô hoạt động, lực lƣợng lao động, mạng lƣới giao dịch. Tổng số cán bộ của chi nhánh là 282 ngƣời. trong đó có 124 nữ và 158 nam. Số lƣợng cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng là 247 ngƣời, trung cấp sơ cấp là 35 ngƣời. Về cơ cấu tổ chức gồm có: Ban giám đốc và 04 phòng nghiệp vụ (1) Phòng Kế hoạch Kinh doanh, (2) Phòng Kế toán Ngân quỹ, (3) Phòng Kiểm tra Nội bộ và (4) Phòng Hành chính Nhân sự. Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu đã tận dụng đƣợc mọi khả năng và lợi thế để nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Thế mạnh hiện nay của chi nhánh là cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn nhƣ cho vay hộ nông dân, cho vay nuôi trồng thủy sản, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, xây dựng nông thôn mới… Hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu hiện nay thực sự có hiệu quả, đúng định hƣớng và trở thành ngƣời bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong tỉnh, đồng thời khẳng định vị thế của mình và đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.

2.4.2. Doanh thu và lợi nhuận qua các năm

Hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu qua 08 năm (từ năm 2007 đến 2014) đều có lợi nhuận dƣơng. Năm 2008 do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra tại Mỹ làm ảnh hƣởng đến kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam, nên lợi nhuận đạt đƣợc năm 2008 là thấp nhất (24.736 triệu đồng). Các năm kế tiếp lợi nhuận tăng nhanh, lợi nhuận đạt cao nhất vào năm 2012 (107.508 triệu đồng) do chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra cao nên thu ròng từ hoạt động tín dụng cao từ đó làm tăng lợi nhuận của năm 2012 lên cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bạc liêu (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)