Biên dạng đường tạo ra các kích thích dao động lên bánh xe khi xe chuyển động trên đường , từ đó gây ra dao động cho ôtô, sự tương tác giữa bánh xe và mặt đường trong quá trình vận tải giao thông đường bộ được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau, có thể kể đến một số công trình sau :
- Tác giả Sweatman[31] đã sử dụng thiết bị để đo lực động của 9 loại ôtô khác nhau, trên nhiều loại đường với tốc độ thay đổi. Tác giả đã xác định mối quan hệ nêu trên ở mức độ rất cao (lũy thừa bậc 4) để đánh giá lực động gây hư hại.
- Hiệp hội AASHO của Mỹ, phân loại mấp mô mặt đường theo tiêu chuẩn IRI, đánh giá nguyên nhân suy giảm tuổi thọ của đường do phương tiện có tải trọng lớn gây ra.
- Các tác giả Tec.Potter, D.Cebon và D.J Cole đã đưa ra các quy chuẩn về phương pháp kiểm tra lực động, các chỉ số giới hạn gây phá hủy đường [30]
- Tác giả David Cebon có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá lực động giữa bánh xe và mặt đường cũng như ảnh hưởng của lực động đến phá hủy đường. [24] - Tác giả Alexander O.Gibson nghiên cứu xây dựng mô hình động lực dọc của xe tải nặng để đánh giá sự phá hủy đường.[27]
- Tác giả K.Y và JK Hedick nghiên cứu biện pháp làm giảm phá hủy đường bằng các hệ thống treo tích cực, bán tích cực.[29]
- Tác giả Đào Mạnh Hùng đã xây dựng mô hình xác định lực động giữa bánh xe và mặt đường trên miền thời gian và tần số, với kích thích mặt đường ngẫu nhiên theo điều kiện đường xá ở Việt nam.[11]
- Tác giả Trần Văn Như & Đào Mạnh Hùng : tối ưu thông số của hệ thống treo để giảm thiểu phá hủy đường theo điều kiện ở Việt nam.[17]
- Tác giả Nguyễn Đức Hòa trong luận văn “ Mô phỏng toán học biên dạng đường bằng hàm Splain bậc 3” cũng đã đề cập đến một phương pháp để mô phỏng biên dạng đường ôtô.[9]
Nhìn chung các nghiên cứu tập trung vào những nội dung chính , bao gồm:
- Các chỉ tiêu đánh giá về lực động , ảnh hưởng của lực động tới ôtô, mặt đường.
- Các mô hình dao động , bao gồm mô hình vật lý, toán học. - Nguồn kích thích dao động .
- Các yếu tố ảnh hưởng đối với mức độ hư hỏng mặt đường.
-Công trình nghiên cửu về mấp mô đường và chế tạo thiết bị đo xóc kiểu phản ứng của MDX-73 của GS. Nguyễn Xuân Đào [6] và được thử nghiệm trên các tuyến đường chính của Việt Nam, từ đó ban hành quy trình của ngành (TCVN- 1015/QĐKT4).