GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BIDV CHI NHÁNH AN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh an giang (Trang 43)

2.1.1. Tổng quan về BIDV

Tên đầy đủ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tên giao dịch quốc

tế

Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of VietNam

Tên viết tắt BIDV

Mã giao dịch BIDVVNVX

Vốn điều lệ 34.187.153.340.000 VND

Địa chỉ trụ sở chính Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội Ủy viên phụ trách HĐQT Trần Anh Tuấn Tổng Giám Đốc Phan Đức Tú Điện thoại 84-4-22205544 Fax 84-4-22200399 Website http://www.bidv.com.vn/ Mã số doanh nghiệp 0100150619

Công ty kiểm toán Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Mã cổ phiếu BID

Mệnh giá cổ phần 10.000VND Tổng số cổ phần 3.418.715.334

2.1.1.1. Quá trình hình thành

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, được thành lập theo Quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ

năm trưởng thành và phát triển, đến nay BIDV là một trong bốn Ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước.

Sau Quyết định số 654/QĐ-TTg ngày 08/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách và tín dụng theo KHNN từ BIDV về Tổng cục Đầu tư (trực thuộc Bộ Tài chính) và Quyết định 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép BIDV được kinh doanh đa năng như một NHTM, BIDV đã thực hiện những bước chuyển đổi cấu trúc cơ bản, định hướng kinh doanh mạnh mẽ theo hướng một ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động đa ngành, kinh doanh đa lĩnh vực vì mục tiêu lợi nhuận. Những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên BIDV đã góp phần tích cực trong sự nghiệp đổi mới kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; khẳng định vai trò và vị trí của BIDV trong hoạt động ngân hàng; và đặc biệt, đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận với danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.

1957 Được thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài Chính, 100% sở hữu Nhà nước.

1981 Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước).

1990 Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 1992 Bắt đầu hoạt động với các đối tác nước ngoài.

1995 Chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng Thương mại.

1996 Là Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo 2 chuẩn mực Việt Nam và quốc tế, và áp dụng liên tục cho tới nay.

2001 Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 900:2000

2001- 2006

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng.

Moody’s để thực hiện xếp hạng tín nhiệm BIDV và các chỉ số xếp hạng đều đạt mức trần quốc gia.

2008 Chuyển đổi mô hình tổ chức theo dự án hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn 2.

2011 Chuyển đổi ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ doanh nghiệp nhà nước thành loại hình Công ty TNHH Một Thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và tiến hành cổ phần hóa.

2012 Chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

2014 Chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

2015 Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) được sáp nhập vào hệ thống BIDV.

2.1.1.2. Lĩnh vực hoạt động

Các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng bao gồm huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ và các hoạt động khác.

Đối với huy động vốn, nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.

Đối với hoạt động tín dụng bao gồm các hình thức cho vay thương mại thông thường, chiết khấu thương phiếu, tái chiết khấu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, phát hành thẻ tín dụng và các hình thức khác theo quy định của NHNN.

Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong nước và ngoài nước, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

và đại lý, kinh doanh các nghiệp vụ chứng khoán, bảo hiểm thông qua công ty trực thuộc; cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ; cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá; cho thuê tủ két, các sản phẩm dịch vụ ngoại hối, các sản phẩm phái sinh,...

2.1.2. Giới thiệu về BIDV – Chi nhánh An Giang

2.1.2.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức

Với sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển An Giang (NH TMCP ĐT&PTAG) được thành lập vào năm 1977 với tên gọi là Chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết tỉnh An Giang. Đến năm 1981, Chi nhánh có tên gọi là Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng An Giang.

Ngày 26/11/1990, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển An Giang được thành lập theo quyết định số 105/NH/QĐ. Giai đoạn này hệ thống kho bạc được thành lập, do đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ nhận vốn cấp phát cho các công trình thuộc Trung Ương quản lý và chuyển toàn bộ vốn cấp phát xây dựng cơ bản địa phương sang Kho bạc quản lý.

Tháng 01/1995, theo quyết định số 293/QĐNH, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển An Giang chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng Thương mại. Để mở rộng hoạt động kinh doanh, tháng 6/1996, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển An Giang đã mở thêm 01 phòng giao dịch tại thị xã Châu đốc. Tháng 10/2008, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển An Giang đã mở thêm 01 phòng giao dịch tai huyện Chợ Mới. Tháng 10/2010, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển An Giang mở thêm 01 phòng giao dịch tại Thành Phố Long Xuyên. Ngày 26/12/2011, Ngân hàng tiến hành cổ phần hóa phát hành IPO lần đầu ra công chúng. Ngày 27/04/2012, thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép số 84 thành lập và hoạt động Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh An Giang. Tháng 10/2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển An Giang mở thêm 01 phòng giao dịch tại Châu Thành.

Trải qua gần 35 năm hoạt động và trưởng thành Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh An Giang đã có những thành tích đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương cũng như của cả hệ thống.

Năm 1997, Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh An Giang được Chính phủ khen tặng Huân chương lao động hạng ba. Năm 2004, huân chương lao động hạng nhì.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng BIDV - Chi nhánh An Giang

Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban

Giám đốc Ngân hàng trực tiếp chỉ đạo, điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn, chịu trách nhiệm về quyết định cho vay, trực tiếp giải quyết khiếu nại của khách hàng.

Phó giám đốc được giám đốc giao một số nhiệm vụ và phụ trách một số mảng nghiệp vụ bằng văn bản ủy quyền chịu quản lý và điều hành của giám đốc chi nhánh.

Phòng Quan hệ khách hàng khách cá nhân thực hiện việc cho vay và huy động vốn đối với cá nhân, chịu trách nhiệm về nội dung hoạt động quyền hạn trách nhiệm và nghĩa vụ trong kinh doanh thực hiện theo quy định, quy chế và kế hoạch tín dụng. Chủ động kiểm tra thanh tra phần nội dung được phân công đề xuất các biện

Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp thực hiện việc cho vay và huy động vốn đối với doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về nội dung hoạt động quyền hạn trách nhiệm và nghĩa vụ trong kinh doanh thực hiện theo quy định, quy chế và kế hoạch tín dụng. Chủ động kiểm tra thanh tra phần nội dung được phân công đề xuất các biện pháp về công tác tín dụng.

Phòng Kế hoạch tài chính thực hiện các hoạt động thu hút vốn từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế..., thông qua các hình thức tiền gửi đa dạng như kỳ hạn, lãi suất khác nhau, bằng các loại tiền nội tệ và ngoại tệ, trả lãi trước và trả lãi khi đến hạn cũng như thực hiện mua bán chuyển đổi ngoại tệ và các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại. Phòng còn làm nhiệm vụ lập các bảng BCTC, BCKT với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo những quy định hiện hành và cung cấp số liệu báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo NHĐTTW và BGĐ sở I. Trực tiếp thực hiện việc cung ứng một số sản phẩm như dịch vụ chuyển tiền nhanh, dịch vụ trả lương, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Phòng Giao dịch khách hàng chịu trách nhiệm về mặt tìm kiếm, thu hút khách hàng, tiếp xúc khách hàng và thực hiện maketing khách hàng.

Phòng Quản lý dịch vụ kho quỹ thực hiện việc tổ chức, quản lý cán bộ, tuyển chọn nhân viên, quản lý việc thu, chi các quỹ lương.

Phòng Quản lý rủi ro thực hiện công tác trong nội bộ các hoạt động kinh doanh tại sở giao dịch theo các quy chế của ngành, quy định của pháp luật cũng như theo các quy định của bản thân ngân hàng.

Phòng Quản trị tín dụng chịu trách nhiệm quản lý khoản vay trên máy và lưu trữ hồ sơ tín dụng, phê duyệt hồ sơ giải ngân trên máy.

Phòng Quản lý nội bộ chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, chế độ tiền lương, tuyển dụng và đào tạo cán bộ cho ngân hàng.

Phòng Giao dịch trực thuộc có chức năng huy động vốn và cho vay giống như chi nhánh. Chịu sự quản lý ban giám đốc chi nhánh.

2.1.2.2. Tình hình hoạt động của BIDV – Chi nhánh tỉnh An Giang từ năm 2015 – 2017

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV An Giang từ 2015 - 2017

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

1. Tổng thu nhập 180.750 205.980 238.041

- Thu lãi cho vay 164.000 187.780 217.261

- Thu thuần dịch vụ (bao gồm bảo lãnh phí 2%/năm) 8.950 9.250 9.550

- Thu khác (bao gồm thu nợ xấu) 7.800 8.950 11.230

2. Tổng chi phí 160.150 180.946 204.258

- Trả lãi tiền gửi 124.000 139.750 156.650

- Chi khác 36.150 41.196 47.608

3. Thu nhập trƣớc thuế 20.600 25.034 33.783

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV An Giang

Đồ thị 2.1: Kết quả kinh doanh của BIDV An Giang năm 2015-2017

Qua đồ thị biểu diễn, lợi nhuận thuần của BIDV An Giang hàng năm thay đổi theo hướng tăng trưởng tốt là do năm 2015 thu nhập đạt 180.750 triệu đồng hoàn thành chỉ tiêu Hội sở đặt ra với kế hoạch lợi nhuận là hòa vốn vào cuối năm 2015, năm 2016 là 205.980 triệu đồng tăng 25.230 triệu đồng tương đương 14% so với

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2015 2016 2017 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

đẩy mạnh công tác cho vay và thu phí dịch vụ được trên 9000 triệu đồng bằng 37% lợi nhuận của Chi nhánh, trong cơ cấu thu phí phần lớn là phí bảo lãnh cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng bảo lãnh để dự thầu, thực hiện hợp đồng và phí bảo lãnh bảo hành công trình xây dựng. Bước sang năm 2017 thì thu nhập của Chi nhánh đạt 238.041 triệu đồng tăng 32.061 triệu đồng tương đương 15,6% so với năm 2016 là do thu nhập từ lãi cho vay, thu thuần dịch vụ và thu khác có sự tăng trưởng mạnh, đặc biệt là Chi nhánh thực hiện các chính sách thu hồi nợ vay (bao gồm thu nợ xấu) có hiệu quả nên đã đóng góp hơn 30% tổng lợi nhuận cho Chi nhánh. Ngoài ra, chi phí cũng tăng tương ứng với tỷ lệ là 13% so với năm 2015 và có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2017 với tỷ lệ giảm là 12,9% so với năm 2016 tuy nhiên chi phí không ảnh hưởng lớn đến phần lợi nhuận thu được của Chi nhánh.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV AN GIANG DỤNG TẠI BIDV AN GIANG

2.2.1. Thực trạng về hoạt động tín dụng

Trước tình hình biến động của nền kinh tế thế giới cũng như là sự điều chỉnh, thay đổi các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ vừa tạo ra cơ hội, vừa tiềm ẩn rủi ro trong quá trình hoạt động của các NHTM nói chung và của BIDV nói riêng. Chính vì vậy, BIDV An Giang đã và đang từng bước thực hiện chiến lược hiện đại hóa và tăng cường hoạt động tín dụng trên nguyên tắc thận trọng, an toàn và hiệu quả. Đối với hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã phân loại dư nợ và nợ xấu theo từng mục như theo kỳ hạn, theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế để thuận tiện cho việc phân tích cũng như là đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng.

2.2.1.1. Dư nợ phân theo thời gian vay giai đoạn 2015 - 2017

Bảng 2.2: Dƣ nợ phân theo kỳ hạntrong giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Ngắn hạn 1.640.000 1.924.745 2.254.088 Trung dài hạn 410.000 422.505 461.681 Tổng dư nợ 2.050.000 2.347.250 2.715.768 Tốc độ tăng trưởng 15% 16% Tỉ trọng (%) Dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ 80% 82% 83%

Dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ 20% 18% 17%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV An Giang

Xét về dư nợ theo kỳ hạn cho vay thì có một số đặc điểm như dư nợ của BIDV Chi nhánh An giang chỉ tập trung cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp và cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, tỉ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ qua các năm lần lượt là 80%, 82% và 83%, tỷ lệ này có xu hướng tăng dần. Đối với cho vay trung dài hạn thì chiếm tỉ trọng trên tổng dư nợ rất thấp, nguyên nhân là do Chi nhánh chỉ cho vay trung dài hạn đối với các cá nhân vay tiêu dùng như sửa chữa, xây dựng nhà ở mua vật dụng gia đình và mua xe ô tô mục đích đi lại, Chi nhánh không thường tập trung cho vay các dự án đầu tư.

Trong năm 2017, tăng trưởng kinh tế đang tăng tốc trên nền tảng kinh tế vĩ mô, tuy nhiên, nếu nhìn vào mức độ tăng trưởng kinh tế tại thời điểm này thì vẫn còn thấp hơn so với những năm trước với tỷ lệ nợ công cao, bội chi ngân sách còn lớn dù xu hướng này đang dần cải thiện. Chính vì điều này đã làm cho hầu hết các NTHM cũng như là BIDV e ngại trong việc cho vay các khoản nợ trung dài hạn. Một lý do nữa là, dòng vốn tín dụng BIDV tập trung vào ngắn hạn với mức tăng trưởng 25%, trong khi tín dụng trung dài hạn tăng trưởng kiểm soát chỉ ở mức 8,3%

hàng vay nợ trung dài hạn nên dư nợ trung dài hạn giảm dần (thu nợ theo từng kỳ mà không cho vay mới).

2.2.1.2. Dư nợ các ngành kinh tế chủ yếu trong giai đoạn 2015 – 2017

Việc phân bổ vốn tín dụng theo cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trọng điểm trong từng thời kỳ là hết sức quan trọng, nhằm góp phần phát triển kinh tế đất nước nước đúng định hướng. Với BIDV An Giang, việc phân bổ tín dụng nếu dàn trải hoặc quá tập trung vào một số lĩnh vực nào đó trong cùng một thời điểm cũng dễ gây ra rủi ro. Vì vậy, xuyên suốt hoạt động tín dụng của BIDV An Giang, từ việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh an giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)