Đối với các ngành có nợ xấu cao như các ngành công nghiệp chế biến, ngành xây dựng, ngành thủy sản cần kiểm soát và giảm dần nợ xấu. Kiên quyết không để nợ quá hạn, nợ xấu bùng phát và có chiều hướng gia tăng. Do vậy cần lập kế hoạch chi tiết để giám sát, tận thu nợ quá hạn, nợ xấu với các biện pháp cần tập trung như đối với khách hàng nợ quá hạn, nợ nhóm 2 thực hiện việc đánh giá thực trạng dư nợ để có biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp và giảm dần tỷ trọng nợ nhóm 2. Tiếp tục xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chuyển nhượng, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp M&A để tạo nguồn trả nợ ngân hàng cũng như là xém xét tài trợ vốn cho các doanh nghiệp hoặc đối tác có năng lực mua lại các dự án hay TSĐB của các doanh nghiệp khó khăn để thu hồi nợ vay. Trong trường hợp khách hàng có chiều hướng tốt, có khả năng chuyển lên nhóm 1 thì tiếp tục quan hệ tín dụng bình thường theo đúng chính sách cấp tín dụng của BIDV, trường hợp khách hàng khó có khả năng cải thiện nhóm nợ và có nguy cơ phát sinh nợ xấu thực hiện giảm dần dư nợ, cần thiết yêu cầu khách hàng bổ sung TSĐB. Riêng các khách hàng nợ nhóm 3, 4 không còn khả năng trả nợ thì Chi nhánh cần tích cực đôn đốc khách hàng để thu nợ đồng thời xem xét, củng cố toàn bộ hồ sơ pháp lý, hồ sơ TSĐB, bổ sung các TSĐB mới nếu cần thiết nhằm giảm các tổn thất cho chi nhánh khi xảy ra rủi ro tín dụng. Đối với khách hàng nợ nhóm 5, không có thiện chí trả nợ, không hợp tác với chi nhánh, cần xúc tiến khởi kiện sớm các khách hàng này để xử lý, phát mãi tài sản để thu hồi nợ.
Tích cực phối hợp chặt chẽ các Ban ngành của tỉnh An Giang để tận thu nợ xấu, nợ tồn đọng đã xử lý bằng qũy dự phòng rủi ro theo hướng có kế hoạch và biện pháp làm việc với Tòa án, thi hành án thành phố Long Xuyên, Tòa án, thi hành án tỉnh An Giang, chính quyền phường, xã nơi khách hàng có tài sản thế chấp tọa lạc để có biện pháp kế hoạch lộ trình cụ thể để đẩy nhanh kết thúc xử lý thu dứt
Trung tâm bán đấu giá của Sở Tài chính Tỉnh để đẩy nhanh giảm giá các tài sản đã đấu giá không thành các lần trước đó. Chủ động tìm kiếm các khách hàng để đủ khả năng tài chính để giới thiệu tham gia đấu giá tại các địa bàn thành phố Hồ chí Minh và các tỉnh lân cận nhằm đẩy nhanh bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Xúc tiến thỏa thuận ký hợp đồng trong việc thu hồi nợ thông qua hình hình chi hoa hồng cho các cá nhân, tổ chức trong việc thu hồi nợ xấu.
Thành lập ban xử lý nợ xấu trong đó Giám đốc là trưởng ban, thành viên là các, Trưởng phòng QLKH và các cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm cao tập trung xử lý giải quyết quyết liệt nhằm tận thu tối đa các khoản nợ tồn đọng này. Hơn nữa có cơ chế phân giao chỉ tiêu từng khách hàng, từng món nợ xấu cho các cán bộ để bám sát khách hàng, bám sát các cơ quan pháp luật của tỉnh để đẩy nhanh công tác thu hồi nợ xấu. Bên cạnh đó, có cơ chế, động lực khuyến khích khen thưởng, nâng lương cán bộ trong việc thu hồi nợ đã xử lý ngoại bảng, đồng thời áp dụng các hình thức kỷ luật đối với cán bộ để phát sinh nợ xấu do lỗi chủ quan của cán bộ. Mặt khác, rút ra bài học kinh nghiệm về nợ quá hạn, nợ xấu, công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ tồn đọng nhằm cung cấp tài liệu, cẩm nang cho cán bộ làm công tác tín dụng học tập, trau dồi kinh nghiệm tại Chi nhánh. Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá các thành tựu, những hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tại Chi nhánh.