khoản vay
3.2.1.1. Đối với công tác thẩm định
Cần chú trọng thẩm định chuyên sâu về hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực và kinh nghiệm quản lý điều hành kinh doanh của doanh nghiệp, phương án, vốn tự có, tính khả thi của dự án, tài sản đảm bảo, nguồn trả nợ cũng như là áp dụng triệt để kỹ thuật phân tích tín dụng trong đó có 6 nguyên tắc (6C) để đánh giá hồ sơ vay vốn và tránh được những thiếu sót trong việc đánh giá tín dụng, bao gồm các yếu tố tư cách người vay, năng lực của người vay, thu nhập của người vay, đảm bảo tiền vay, các điều kiện khác. Như đối với khách hàng doanh nghiệp, ngoài việc xem xét, đánh giá kỹ năng lực tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tính khả thi của phương án vay, khả năng sinh lời, nguồn trả nợ, cần xem xét các phương diện rủi ro
có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh và nguồn trả nợ như khả năng biến động nguyên liệu đầu vào, thị trường đầu ra, sự điều chỉnh về luật hay sự thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô. Nếu khả năng phát sinh rủi ro cao, cần đề xuất các biện pháp khắc phục như nguồn trả nợ bổ sung, điều chỉnh kỳ hạn cho vay và thu hồi nợ vay. Đối với các món vay lớn thuộc ngành nghề đặc thù, nên cần có sự tham vấn của những chuyên gia có kinh nghiệm để có những phân tích, đánh giá thực tế và chính xác. Việc xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn thu nợ phải phù hợp với dòng tiền của doanh nghiệp.
Đối với cho vay xây lắp, tài trợ hàng xuất khẩu cần tập trung thẩm định, làm rõ các vấn đề như cho vay xây lắp có vốn tự có, vốn ứng trước, vốn khác chiếm tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của phương án, đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và năng lực công nghệ, nhân công đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đơn vị thi công xây lắp, phù hợp khả năng thi công có nhu cầu vay vốn lưu động. Đồng thời khách hàng cam kết chuyển tiền thanh toán của hợp đồng tối thiểu tương ứng tỷ lệ vốn vay về tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Chi nhánh. Hơn nữa có kế hoạch huy động vốn khả thi, đảm bảo tiến độ thi công công trình theo cam kết trong hợp đồng. Có nguồn vốn thanh toán rõ ràng, thể hiện bằng kế hoạch vốn nếu là vốn ngân sách, hợp đồng tín dụng hoặc kế hoạch giải ngân còn nếu là vốn vay thì cần tài liệu xác minh được nguồn vốn thanh toán khác của chủ đầu tư. Ngoài ra, đối với cho vay tài trợ hàng xuất khẩu gạo, thủy sản thì khách hàng cam kết (cam kết của khách hàng được thể hiện thành một nội dung quy định trong hợp đồng tín dụng) sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh; bán lại ngoại tệ thu được từ hợp đồng xuất khẩu với mức tối thiểu tương đương 100% doanh số cho vay; yêu cầu đối tác nhập khẩu chỉ thanh toán bằng chuyển khoản qua tài khoản của khách hàng mở tại Chi nhánh và không được thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng và đối với khách hàng xuất khẩu thủy sản cần xem xét các điều kiện như giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ngành thuỷ sản Việt Nam về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền Việt Nam (hiện nay là
Phối hợp tốt đối với các tổ chức đoàn thể tại các cơ quan trong tỉnh, chính quyền phường xã để nắm các thông tin đáng tin cậy về khách hàng vay là cá nhân đang làm việc, cư ngụ trên địa bàn điều này giúp cán bộ QLKH, cán bộ QLRR thẩm định về uy tín của khách hàng để hạn chế rủi ro đạo đức của họ.
Bên canh đó, xây dựng và tổ chức tốt các thông tin, lịch sử liên quan đến thông tin tín dụng, thông tin về lĩnh vực kinh doanh, tình hình kinh tế xã hội có liên quan, thông tin cảnh báo rủi ro về ngành, lĩnh vực, các giới hạn tín dụng, các hạn chế cho vay, thông tin về thị trường bất động sản, thông tin định giá, các bảng giá nhà đất, các hợp đồng mua bán bất động sản thành công tại các khu vực, địa bàn tỉnh An Giang, các chủ trương chính sách của tỉnh, đặc biệt là thông tin khách hàng vay vốn, các báo cáo tài chính, phương án, dự án khả thi, lịch sử quan hệ giao dịch, khả năng trả nợ, tính chất hợp pháp, giá trị của các tài sản và các cam kết đảm bảo…để cung cấp các dữ liệu đầu vào phục vụ cho công tác thẩm định, phân tích khách hàng, phân tích tín dụng làm cơ sở cho việc quyết định cho vay chính xác.
3.2.1.2. Đối với giải ngân, thu nợ và giám sát khoản vay
Đối với việc giải ngân, thu nợ và giám sát các khoản vay cần chấp hành nghiêm túc giới hạn tín dụng, các chỉ tiêu cho vay có tài sản đảm bảo/Tổng dư nợ, cho vay trung và dài hạn so với tổng dư nợ và hệ số Q theo đúng kế hoạch của BIDV được giao hàng năm. Xác định thời hạn cho vay, thời hạn trả nợ phù hợp vòng quay vốn lưu động và đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng, khuyến khích khách hàng chuyển doanh thu và bán ngoại tệ cho Chi nhánh.
Thực hiện nghiêm túc thông tư 09/2012/TT-NHNN ngày 10/04/2012 của Ngân hàng nhà nước về việc giải ngân bằng chuyển khoản, giảm thiểu đến mức cần thiết giải ngân bằng tiền mặt với số lượng lớn vì giải ngân bằng tiền mặt có nhiều hạn chế và tốn nhiều chi phí có liên quan như chi phí kiểm đếm, tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, rủi ro trong khi vận chuyển tiền, công tác phí.
Xây dựng thông tin cảnh báo danh mục nợ có vấn đề bao gồm nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có nguy cơ xuống hạng, thay đổi nhóm nợ theo chiều hướng xấu để cán bộ QLKH chủ động làm việc với khách hàng để có biện pháp cải thiện
tình trạng nợ xuống hạng, rớt nhóm và có kế hoạch thu xếp nguồn trả nợ cho Chi nhánh trong thời gian sớm nhất. Hạn chế điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chỉ xem xét những trường hợp do nguyên nhân khách quan đã xác định nguồn trả nợ và đảm bảo khả năng trả nợ sau khi được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, không gia hạn nợ tuỳ tiện thiếu căn cứ, không cho vay đảo nợ.
Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát khoản vay, tăng cường số cuộc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách thường xuyên để xem xét tình hình sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay, tình hình tài chính, quy mô hoạt động của khách hàng nhằm đánh giá đúng về khách hàng trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, phương án kinh doanh, hiệu quả kinh doanh để đảm bảo khả năng trả nợ cho Chi nhánh. Hệ thống kiểm tra tập trung vào việc lựa chọn tiêu chí để kiểm tra, giám sát: chọn mẫu theo tiêu chí nhóm khách hàng doanh nghiệp có dư nợ lớn nhất thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nhóm khách hàng có nguy cơ suy giảm khả năng trả nợ so với các tháng, quý trước, nhóm khách chậm hoặc cố tình không cung cấp thông tin tài chính, nhóm khách hàng thay đổi ban điều hành, nhóm khách hàng vay vốn nhiều ngân hàng trên địa bàn có thông tin cảnh báo nợ quá hạn, nợ xấu.
3.2.2. Tăng cƣờng công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ
Việc xếp hạng doanh nghiệp trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có tầm quan trọng rất lớn trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Kết quả của việc xếp hạng doanh nghiệp liên quan đến việc tận dụng các chính sách ưu đãi của ngân hàng về lãi suất, phí, điều kiện về cấp tín dụng và tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, để phục vụ xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm minh bạch tình hình tài chính của khách hàng, cán bộ QLKH cần xúc tiến phân tích, sàng lọc khách hàng tốt thông qua cập nhật kịp thời các thông tin tài chính, rà soát lại việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính để đảm bảo xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp chính xác, phục vụ cho công tác khuyến khích hoặc hạn chế cho vay, đồng thời bổ trợ cho chính sách khách hàng của từng nhóm khách hàng. Tư vấn cho khách hàng về chính sách khách hàng theo
kịp thời các báo cáo tài chính, các giấy tờ chứng minh thay đổi, điều chỉnh pháp lý của doanh nghiệp, đồng thời có trách nhiệm trả nợ gốc và lãi đúng hạn nhằm hạn chế nguy cơ nợ xuống hạng ảnh hưởng xấu đến các quyền lợi của khách hàng theo chính sách khách hàng.
Hiện tại, BIDV An Giang đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tương đối hoàn chỉnh, đo lường được mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xếp hạng chấm điểm doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều về đánh giá chủ quan của CBTD của Chi nhánh, chính vì vậy kết quả xếp hạng doanh nghiệp chưa được khách quan và trung thực, chưa phản ánh đúng tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp.