Nền kinh tế Việt Nam tuy chuyển động theo chiều hướng tích cực như tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 đã dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước; chất lượng tăng trưởng cũng được nâng lên, nhưng chưa thực sự bền vững và tiềm ẩn những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng không chỉ cho năm 2017, năm 2018 và cả những năm tiếp theo. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế của các nước khu vực đồng tiền chung Châu Âu nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung, điều này có ảnh hưởng lớn đến hệ thống NHTM của Việt Nam trong đó xu hướng lãi suất trung dài hạn có thể tăng nhẹ do tăng nhu cầu nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nguồn vốn dài hạn tại các ngân hàng luôn thấp và thậm chí giảm dẫn đến thiếu nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn chảy vào các bất động sản, các dự án đầu tư trung và dài hạn trong năm 2018. Tỷ giá VND tiếp tục chịu nhiều sức ép do biến động tăng giá của USD so với các đồng tiền khác trên thế giới và khu vực. Dự báo VND sẽ mất giá 3%-5% vào năm 2018. Riêng tỉnh An Giang, với thế mạnh là xuất khẩu lương thực và thủy sản phát triển mạnh ở thị trường Mỹ, các nước Châu Âu, Trung Quốc, Hồng Kông và ASIAN cũng sẽ gặp không ít rủi ro và tác động trực tiếp đến các công ty sản xuất gạo và chế biến cá ba sa xuất khẩu nếu những thị trường này tiếp tục biến động. Hệ lụy kéo theo là tình hình sản xuất các doanh nghiệp trì trệ là nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại.
Với tình hình trên, các NHTM nói chung và BIDV An Giang nói riêng sẽ phải đối mặt với những thách thức như nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh trì trệ,
các Ngân hàng tại Việt Nam ngày càng gay gắt, khốc liệt cộng với các Ngân hàng nước ngoài ngày càng tăng cường mở chi nhánh tại Việt Nam với tiềm lực tài chính, trình độ quản lý, công nghệ hiện đại. Ngoài ra, sản phẩm dịch vụ của BIDV còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, mạng lưới của ngân hàng còn ít cũng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm cho người dân ở mọi miền của đất nước.
Bên cạnh những thách thức, thì An Giang là tuyến đường giao thương quốc tế quan trọng của khu vực cũng như là các nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia nên lãnh đạo tỉnh đã luôn tạo ra những định hướng mới để khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Mặc khác còn ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Nổi bật nhất là các chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, tập trung cho chuyển dịch cơ cấu trong tỉnh, mở rộng thêm các đối tượng ưu đãi, nghành nghề ưu đãi, địa bàn ưu đãi, mức ưu đãi về thuế và tín dụng. Ngoài ra, đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện, tỷ lệ người dân có thu nhập trung bình khá trở lên ngày càng nhiều. Theo định hướng của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đến năm 2020 thu nhập bình quân trên đầu người của người dân tỉnh An Giang là 48,628 triệu đồng/người/năm (tương đương với 2.266 USD) đây là cơ hội cho BIDV với định hướng là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam (nằm trong top 3 ngân hàng lớn nhất), nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn, dịch vụ thẻ với chất lượng và hiệu quả hàng đầu Việt Nam.